Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa
Hàm Rồng là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Hàm Rồng
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Hàm Rồng | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Thành phố | Thanh Hóa | ||
Thành lập | 1981 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 19°50′39″B 105°46′53″Đ / 19,84417°B 105,78139°Đ | |||
| |||
Diện tích | 4,18 km² | ||
Dân số (1999) | |||
Tổng cộng | 5.022 người | ||
Mật độ | 1.201 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 14755[1] | ||
Địa lý
sửaPhường Hàm Rồng nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp phường Long Anh và phường Tào Xuyên
- Phía tây giáp phường Đông Cương
- Phía nam giáp phường Đông Thọ và phường Nam Ngạn
- Phía bắc giáp phường Thiệu Dương.
Phường Hàm Rồng có diện tích 4,18 km², dân số năm 1999 là 5.022 người, mật độ dân số đạt 1.201 người/km².
Lịch sử
sửaThời Lê, vùng đất phường Hàm Rồng ngày nay thuộc làng Đông Sơn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên. Đến triều Gia Long, phủ Thiệu Thiên được đổi làm phủ Thiệu Hóa.[2].
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng Đông Sơn thuộc xã Nam Sơn Thọ, huyện Đông Sơn (tên gọi xã Nam Sơn Thọ ghép từ tên các làng: Nam Ngạn, Đông Sơn, Thọ Hạc).
Sau Cải cách ruộng đất 1953, xã Nam Sơn Thọ được chia thành xã Đông Thọ và xã Đông Giang, làng Đông Sơn cùng với làng Nam Ngạn thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn.
Ngày 16 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/CP sáp nhập xã Đông Giang cùng với xóm Núi thuộc xã Hoằng Long (Hoằng Hóa) vào thị xã Thanh Hóa.[2]
Năm 1964, thành lập tiểu khu Hàm Rồng trực thuộc thị xã Thanh Hóa.[2]
Tháng 8 năm 1981, tiểu khu Hàm Rồng chuyển thành phường Hàm Rồng theo Quyết định số 511-TC/UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa
sửaLàng cổ Đông Sơn
sửaDi tích
sửa- Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn, thuộc làng Đông Sơn.[2]
- Khu di tích lịch sử thắng cảnh Hàm Rồng, gồm cầu Hàm Rồng, đồi Quyết Thắng (đồi C1 và đồi C4), hang Mắt Rồng.[2]
- Đền thờ Chàng Út đại vương, con Lê Uy, thuộc làng Đông Sơn..
- Mộ Tam Thai: Mộ cổ nằm giữa hai dãy núi đá Đông Sơn và núi Đất, sát bờ sông Mã. Gồm 3 ngôi mộ, xây gạch cuốn màu đỏ, đã cải táng. Hiện vật có đồ đồng như: đèn đĩa, lọ hoa, gương, kiếm đồng vỏ sắt, tiền Ngũ Thù; đồ sắc có câu liệm, nội; một số đồ gốm. Niên đại khoảng cuối Hán đến Lục Triều.