Stenopterygii là tên gọi trước đây để chỉ một liên bộ cá vây tia trong phân thứ lớp cá xương thật (Teleostei). Tính hợp lệ của nó bị nghi vấn, do nhóm này được thiết lập để tách ra khỏi một nhóm lớn hơn (chứa các loài cá Teleostei có quan hệ họ hàng gần) chỉ 02 bộ cá mà ở mức độ tốt nhất thì chúng chỉ có đặc điểm hình dạng tự tách ra (autapomorph) khá kỳ dị. Tuy nhiên, trong một vài cách thức xử lý phân loại người ta đã từng coi nhóm cá này là đơn ngành, chẳng hạn như trong Nelson (2006)[1]

Stenopterygii
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Stenopterygii (không hợp lệ?)
Các bộ
Danh pháp đồng nghĩa
Atelopodomorpha (xem văn bản)
Stomiidae (Stomiiformes), từ trên xuống dưới:
Malacosteus niger,
Eustomias braueri,
Bathophilus vaillanti,
Leptostomias gladiator,
Rhadinesthes decimus,
Photostomias guernei và miệng của nó.

Như cách hiểu ban đầu, "Stenopterygii" bao gồm 2 bộ là AteleopodiformesStomiiformes. Đôi khi bộ thứ nhất được tách ra để tạo ra liên bộ đơn bộ là Ateleopodomorpha.[2] Các dòng dõi này bao gồm các loài cá xương thật khá tân tiến, nhưng mỗi bộ lại có kiểu thích nghi độc đáo duy nhất của riêng chúng để phù hợp với môi trường sống biển sâu. Đặc điểm tổ tiên chia sẻ chung khi dẫn chiếu/so sánh với đặc điểm phái sinh khác (plesiomorphy) là tương tự như ở Salmoniformes và các bộ xếp trong liên bộ Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ (liên bộ này trước đây bao gồm 4 bộ là Argentiniformes, Esociformes, Osmeriformes (bao gồm cả liên họ Alepocephaloidea, họ Galaxiidae và loài Lepidogalaxias salamandroides) và Salmoniformes), tuy nhiên các đặc điểm tổ tiên chia sẻ chung khi dẫn chiếu/so sánh với đặc điểm phái sinh khác là một chỉ thị không đáng tin cậy về mối quan hệ họ hàng gần.

"Stenopterygii" dường như là có quan hệ họ hàng gần với liên bộ Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ. Một vài phân tích mô tả theo nhánh trước năm 2009 đã ghi nhận sự lồng sâu của bộ Stomiiformes trong phạm vi liên bộ Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ.[1][3] Chính vì thế, người ta cũng không loại trừ khả năng cho rằng "Stenopterygii" tốt hơn là nên gộp vào trong Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ. Một cách tiếp cận khác là xem xét coi toàn bộ nhóm – "Stenopterygii", Protacanthopterygii, liên bộ đơn bộ "Cyclosquamata" (Aulopiformes), và có lẽ cả các liên bộ đơn bộ như "Lampridiomorpha" (Lampriformes) và "Scopelomorpha" (Myctophiformes) – là một nhánh không phân hạng mà người ta định đặt tên là “Euteleostei” (cá xương thật thực sự). Nhưng điều này có thể đòi hỏi phải chia tách Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ, sao cho mỗi liên bộ trong “Euteleostei” nhiều nhất chứa 2 bộ (mặc dù phần lớn chỉ chứa 1 bộ), do vị trí tương đối của tất cả các nhóm này không được dung giải tốt. Sự thừa thãi các đơn vị phân loại đơn nhóm như vậy nói chung bị phân loại học hiện đại từ chối chấp nhận, nếu như điều đó không phải là đòi hỏi tuyệt đối để phản ánh chính xác phát sinh chủng loài[4]

Ngoài ra, do các mối quan hệ không chắc chắn của “Euteleostei” với nhóm ít tân tiến hơn là Otocephala = Otomorpha (bao gồm các liên bộ ClupeomorphaOstariophysi) cũng như với nhóm cá xương thật tân tiến hơn (khi đó gọi chung là Acanthopterygii), trên thực tế rất có thể "nhánh" “Euteleostei” mà người ta tưởng tượng ra chỉ đơn thuần là một bậc tiến hóa (grade). Nhóm cận ngành như thế theo hiểu biết phân loại học hiện đại không bảo đảm một chút nào cho nó có một tên gọi đơn vị phân loại chính thống. Trong trường hợp này, một giải pháp có thể là mở rộng Protacanthopterygii để gộp tất cả các "liên bộ" nhỏ, và coi Euteleostei như là bao gồm cả Protacanthopterygii nghĩa rộng này lẫn tất cả các họ hàng "hiện đại" hơn của nó.[4]

Trong các phân tích phát sinh chủng loài của Betancur và ctv (2013, 2014) [5][6] người ta không công nhận tính hợp lệ của Stenopterygii, do nhận thấy bộ Stomiiformes có quan hệ họ hàng gần nhất với bộ Osmeriformes nghĩa hẹp (sensu stricto), nghĩa là quan hệ họ hàng giữa chúng gần hơn là của chúng với Ateleopodiformes hay với các bộ còn lại của Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ. Một đơn vị phân loại mới là subcohort Stomiati (Stomiatii) đã được dựng lên để bao gồm Stomiiformes và Osmeriformes nghĩa hẹp, trong khi đó Ateleopodiformes hiện tại được xếp trong subcohort Neoteleostei.

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi cohort Euteleosteomorpha vẽ theo Betancur và ctv (2013)[5].

 Euteleosteomorpha 

 Lepidogalaxiiformes (Lepidogalaxias salamandroides) **

 Protacanthopterygii nghĩa mới 

 Argentiniformes **

 Galaxiidae **

 Esociformes **

 Salmoniformes **

 Stomiatii 

 Osmeriformes **

 Stomiiformes *

 Neoteleostei 

 Ateleopodiformes *

 Eurypterygia 

 Aulopiformes 

 Ctenosquamata 

 Myctophiformes 

 Acanthomorphata 

 Lampridiformes 

 Paracanthomorphacea 

 Polymixiiformes 

 Euacanthomorphacea 

Ghi chú:

  • Các bộ từng được coi là thuộc Stenopterygii được viết chữ đậm và đánh dấu *.
  • Các bộ, họ, loài từng được coi là thuộc liên bộ Protacanthopterygii nghĩa hẹp cũ được đánh dấu **.
  • Liên họ Alepocephaloidea/phân bộ Alepocephaloidei không thể hiện trong biểu đồ này, do hiện nay được nâng cấp thành bộ Alepocephaliformes và xếp trong subcohort Alepocephali của cohort Otomorpha.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Nelson Joseph S. (2006): Fishes of the World (ấn bản lần 4). John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7
  2. ^ Gene S. Helfman, Bruce B. Collette, Douglas E. Facey, Brian W. Bowen, 2009. The Diversity of Fishes, ấn bản lần 2, trang 282. Wiley Blackwell, ISBN 9781405124942
  3. ^ Diogo Rui, 2008.: On the cephalic and pectoral girdle muscles of the deep sea fish Alepocephalus rostratus, with comments on the functional morphology and phylogenetic relationships of the Alepocephaloidei (Teleostei). Anim. Biol. 58(1): 23-29. doi:10.1163/157075608X303636
  4. ^ a b Diogo (2008)
  5. ^ a b Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  6. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2015-09-27 tại Wayback Machine – Phiên bản 3, 30-7-2014.