Bộ Cá ốt me biển

(Đổi hướng từ Argentiniformes)

Bộ Cá ốt me biển hay bộ Cá quế lạc (danh pháp khoa học: Argentiniformes) là một bộ cá vây tia mà sự khác biệt của nó chỉ được phát hiện tương đối gần đây. Trong quá khứ, chúng được gộp trong bộ Osmeriformes (các loài cá ốt me điển hình và đồng minh) như là phân bộ Argentinoidei. Thuật ngữ này tương đương với phân bộ cá ốt me biển và cá mắt thùng trong phân loại cho tới năm 2009, còn cá đầu trơn (Alepocephalidae) và đồng minh thuộc về phân bộ Alepocephaloidei. Các phân bộ này từng được coi tương ứng là các siêu họ Argentinoidea và Alepocephaloidea khi còn được gộp chung trong Osmeriformes hoặc Salmoniformes.

Bộ Cá ốt me biển
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Protacanthopterygii
Bộ (ordo)Argentiniformes
Johnson & Patterson[1], 1996
Các họ
Xem văn bản.

Bộ này như định nghĩa hiện nay chứa 4 họ với 21 chi và khoảng 87 loài. Tên gọi phổ biến cho nhóm là cá ốt me biển và đồng minh, nhưng điều này dễ gây hiểu nhầm do "cá ốt me nước ngọt" của họ Osmeridae chủ yếu cũng sinh sống ngoài biển[2][3][4].

Miêu tả và sinh thái học

sửa

Argentiniformes là các loài cá nhỏ màu trắng bạc hay sẫm màu và nói chung là cá biển sâu. Một vài loài có vây béo, một điều bất thường đối với Protacanthopterygii là nhóm mà chúng thuộc về. Vây lưng nằm ở nửa sau của thân. Chúng có bong bóng không nối với đường dinh dưỡng hoặc hoàn toàn không có bong bóng; phần lớn các loài không có răng[3].

Cơ dưới trục mở rộng bất thường về phía trước tại đầu kết thúc trên của nó và gắn với hộp sọ phía dưới cột sống, có lẽ để gập đầu xuống khi đớp mồi. Dây chằng thô sơ gắn về phía sau trên bề mặt trên của mỏm xương mỏ quạ hàm dưới. Xương vòm miệng mở rộng kỳ dị về phía trên và phía dưới tại phần đuôi của nó, và giống như ở một số loài trong nhánh Otocephala, phần đuôi của xương sàng giữa dường như bị ép lại khi nhìn từ phía trên. Giống như ở nhiều loài Teleostei khác, các xương tai cánhtai cánh da không hợp nhất cùng nhau. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt nhất là cơ quan mang ngoài (epibranchial). Nó bao gồm một sụn bổ sung và các cào mang trên xương mang sừng thứ 5, cũng được thấy ở các loài cá xương thật sự khác, nhưng không phát triển tốt như ở bộ này[3][4].

Hệ thống học

sửa
 
Opisthoproctus soleatus

Việc coi các loài cá của nhóm Argentiniformes như một bộ khác biệt diễn ra sau phát hiện cho thấy chúng không có quan hệ họ hàng gần với Osmeriformes như người ta từng tin tưởng trước đó[1].

Johnson và Patterson (1996)[1] định nghĩa lại khái niệm Protacanthopterygii được Greenwood và ctv. (1966)[5] đề xuất lần đầu tiên năm 1966. Protacanthopterygii nghĩa Johnson và Patterson bao gồm Salmoniformes nghĩa rộng (Osmeroidei + Salmonoidei) và Argentiniformes (Argentinoidei + Alepocephaloidei (= Alepocephaliformes hiện nay[6])). Tính đơn ngành của nhóm này kể từ đó luôn bị thách thức bởi các dữ liệu hình thái và phân tử. Các nghiên cứu kế tiếp nhau đã loại bỏ Osmeriformes[7][8], Sundasalangidae[9][10]Alepocephaloidei[11][12] ra khỏi Protacanthopterygii.

Trước năm 2009, phân loại của bộ Argentiniformes bao gồm 2 phân bộ[2][3][4]:

Họ hóa thạch có thể thuộc về bộ này là Pattersonellidae [3].

Phát sinh chủng loài

sửa

Quan hệ của Argentiniformes với các bộ/nhánh khác từng là một phần của bộ Osmeriformes theo định nghĩa cũ như sau (vị trí của Argentiniformes và Galaxiiformes trong Li et al (2010) đảo chỗ so với trong cây phát sinh theo Betancur et al (2013)[6][15]:

 Clupeocephala 
 Otomorpha 

Clupeiformes

Alepocephaliformes**

Ostariophysi

 Euteleosteomorpha 
 Lepidogalaxii 

Lepidogalaxiiformes*

 Protacanthopterygii 

Argentiniformes*

Galaxiiformes*

Salmoniformes

Esociformes

 Stomiatii 

Osmeriformes

Stomiatiformes

Neoteleostei

Ghi chú:

  1. Các bộ từng là một phần của Osmeriformes được đánh dấu *.
  2. Alepocephaliformes từng được coi là phân bộ Alepocephaloidei của bộ Argentiniformes.

Quan hệ trong nội bộ bộ Argentiniformes như sau[12][15]:

 Argentiniformes 

Microstomatidae

Bathylagidae

Argentinidae

Opisthoproctidae

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Johnson G.D., Patterson C., 1996. Relationships of lower euteleostean fishes. Trong: Stiassny M.L.J., Parenti L.R., Johnson G.D. (chủ biên), Interrelationships of Fishes. Academic Press, New York, tr. 251–332.
  2. ^ a b FishBase, 8/2013. Order Osmeriformes. Phiên bản 8-2013. Tra cứu 23-10-2013.
  3. ^ a b c d e Nelson Joseph S., 2006: Fishes of the World (ấn bản 4). John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7
  4. ^ a b c Diogo Rui, 2008: On the cephalic and pectoral girdle muscles of the deep sea fish Alepocephalus rostratus, with comments on the functional morphology and phylogenetic relationships of the Alepocephaloidei (Teleostei). Anim. Biol. 58(1): 23-29, doi:10.1163/157075608X303636
  5. ^ Greenwood P.H., Rosen D.E., Weitzman S.H., Myers G.S., 1966. Phyletic studies of teleostean fishes, with a provisional classification of living forms. Bull. Am. Mus. Nat. Hist. 131, 339–456.
  6. ^ a b c Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  7. ^ Lopez J.A., Chen W.J., Orti G., 2004. Esociform phylogeny. Copeia 2004(3):449–464, doi:10.1643/CG-03-087R1.
  8. ^ Zaragüeta-Bagils R., Lavoué S., Tillier A., Bonillo C., Lecointre G., 2002. Assessment of otocephalan and protacanthopterygian concepts in the light of multiple molecular phylogenies. C. R. Biol. 325(12): 1191–1207, doi:10.1016/S1631-0691(02)01535-4.
  9. ^ Ishiguro N.B., Miya M., Inoue J.G., Nishida M., 2005. Sundasalanx (Sundasalangidae) is a progenetic clupeiform, not a closely-related group of salangids (Osmeriformes): mitogenomic evidence. J. Fish Biol. 67(2): 561–569, doi:10.1111/j.0022-1112.2005.00746.x
  10. ^ Siebert D.J., 1997. Notes on the anatomy and relationships of Sundasalanx Roberts (Teleostei, Clupeidae), with descriptions of four new species from Borneo. Bull. Br. Mus. (Nat. Hist.) Zool. 63, 13–26.
  11. ^ Ishiguro N.B., Miya M., Nishida M., 2003. Basal euteleostean relationships: a mitogenomic perspective on the phylogenetic reality of the Protacanthopterygii. Mol. Phylogenet. Evol. 27(3): 476–488
  12. ^ a b c Lavoué S, Miya M, Poulsen JY, Møller PR, Nishida M., 2008. Monophyly, phylogenetic position and inter-familial relationships of the Alepocephaliformes (Teleostei) based on whole mitogenome sequences. Mol. Phylogenet. Evol. 47(3): 1111–1121, doi:10.1016/j.ympev.2007.12.002, pdf Lưu trữ 2015-11-28 tại Wayback Machine
  13. ^ Loài duy nhất trong bộ có tên chính thức bằng tiếng Việt.
  14. ^ Jan Y. Poulsen, Peter R. Møller, Sébastien Lavoué, Steen W. Knudsen, Mutsumi Nishida, Masaki Miya, 2009. Higher and lower-level relationships of the deep-sea fish order Alepocephaliformes (Teleostei: Otocephala) inferred from whole mitogenome sequences. Biol. J. Lin. Soc., 98(4):923–936, doi:10.1111/j.1095-8312.2009.01323.x. pdf Lưu trữ 2015-12-05 tại Wayback Machine
  15. ^ a b Jun Li, Rong Xia, R.M. McDowall, J. Andrés López, Guangchun Lei, Cuizhang Fu, 2010, Phylogenetic position of the enigmatic Lepidogalaxias salamandroides with comment on the orders of lower euteleostean fishes, Mol. Phylogenet. Evol. 57(2): 932–936, doi:10.1016/j.ympev.2010.07.016