Sekhemi-Perenna'at (hoặc đơn giản là Sekhemib), là tên Horus của một vị vua Ai Cập thuộc Vương triều thứ 2. Tương tự như người tiền nhiệm của ông, người kế vị hoặc đồng cai trị Seth-Peribsen, ngày nay Sekhemib chỉ được chứng thực từ các bằng chứng khảo cổ học, tên của ông không có trong bất cứ ghi chép nào sau khi ông qua đời. Thời gian cai trị chính xác của ông cũng chưa được biết rõ và lăng mộ của ông vẫn chưa được tìm thấy[1].

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Tên của Sekhemib chỉ được biết đến từ các vết dấu triện và những chữ khắc trên những chiếc bình làm bằng thạch cao tuyết hoabreccia. Chúng đã được tìm thấy tại lối vào lăng mộ của Peribsen tại Abydos, bên trong các hành lang ngầm nằm phía dưới kim tự tháp bậc thang của vua Djoser ở Sakkara và tại một địa điểm khai quật ở Elephantine[1][2][3][4].

Tên serekh của Sekhemib cũng là một điều khác thường, bởi vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, tên serekh được kết hợp với một biệt danh. Bên cạnh tên gọi quen thuộc, Sekhem-ib, trên một số vết dấu triện và bình đá còn xuất hiện thêm biệt danh Perenma'at nằm phía trong serekh. Sekhemib đã sử dụng cả hai dạng tên horus và tên kép này đồng thời với nhau. Các nhà Ai Cập học như Herman te Velde và Wolfgang Helck nghĩ rằng tên kép của Sekhemib đã được sử dụng khi vương quốc Ai Cập bị chia cắt thành hai vương quốc độc lập. Dường như Sekhemib đã cố gắng nhấn mạnh vào tình hình chính trị yên bình đang diễn ra tại Ai Cập vào thời gian đó. Một hình thức tên kép tương tự như vậy cũng đã được được tạo ra và sử dụng bởi vị vua kế vị Sekhemib, vua Khasekhemwy. Vị vua này cũng đã sử dụng một tên kép và thậm chí sử dụng cả hình ảnh của thần Horus và Seth với tư cách là những vị thần bảo trợ trên đỉnh serekh của ông ta. Mục đích của Khasekhemwy là nhằm thể hiện sự hòa bình và thống nhất giữa Thượng và Hạ Ai Cập thông qua serekh bất thường của ông ta [5][6].

Đồng nhất

sửa
 
Bát đá của Sekhemib,Bảo tàng khảo cổ học quốc gia (Pháp).

Các nhà Ai Cập học như Walter Bryan Emery, Kathryn A. BardFlinders Petrie tin rằng Sekhemib chính là vua Peribsen, một vị vua đã kết nối tên của ông ta với thần Seth và có thể chỉ cai trị vùng đất Thượng Ai Cập. Emery, Bard và Petrie đã căn cứ vào một vài dấu triện bằng đất sét được tìm thấy tại lối vào lăng mộ của Peribsen. Ngôi mộ của Sekhemib hiện vẫn chưa được tìm thấy[2][7][8][9]

Tuy nhiên giả thuyết này lại bị phản bác; Hermann Alexander Schlögl, Wolfgang Helck, Peter Kaplony [10]Jochem Kahl[11] cho rằng những vết dấu đất sét này chỉ được tìm thấy ở khu vực lối vào ngôi mộ của Peribsen và không có cái nào trong số chúng có cả tên của Peribsen và Sekhemib trong cùng một dòng chữ. Hơn nữa, họ lưu ý rằng theo truyền thống một vị pharaoh sẽ an táng và niêm phong ngôi mộ của vị vua tiền nhiệm; Những suy luận tương tự cũng có thể được rút ra từ việc tìm thấy các tấm bảng ngà voi của vua Hotepsekhemwy tại lối vào ngôi mộ của vua Qa'a và các vết dấu niêm phong bằng đất sét của Djoser được tìm thấy tại lối vào ngôi mộ của Khasekhemwy. Schlögl, Helck, Kaplony và Kahl tin rằng việc phát hiện các vết dấu của Sekhemib ủng hộ quan điểm cho rằng Sekhemib đã trực tiếp kế vị Peribsen và tiến hành an táng ông.[6][12]

Các học giả như Toby WilkinsonHelck lại tin rằng Peribsen và Sekhemib có thể có quan hệ họ hàng. Giả thuyết của họ dựa trên các dòng chữ khắc trên bình đá và vết dấu mà cho thấy sự tương đồng rõ ràng trong cách viết và ngữ pháp của họ. Các bình đá của Peribsen nhắc đến lời ghi chú "ini-setjet" ("cống phẩm của người dân Sethroë"), trong khi chữ khắc của Sekhemib có ghi chú "ini-khasut" ("cống phẩm của những người du mục sa mạc"). Một dấu hiệu khác nữa cho thấy Peribsen và Sekhemib có quan hệ họ hàng với nhau đó là tên serekh; Họ đều sử dụng các âm tiết "Per" và "ib" trong tên của mình.[13][14]

Một số nhà Ai Cập học như Helck còn đồng nhất Sekhemib với tên đồ hình thời Ramsses là "Wadjenes" và đồng nhất Peribsen với một vị vua khác có tên là Senedj. Nhà Ai Cập học Dietrich Wildung cũng nghĩ như vậy và đồng nhất Sekhemib với cái tên nebty Weneg-Nebty và Peribsen với Senedj[6][15].

Cai trị

sửa

Từ những bằng chứng khảo cổ học được phát hiện, có vẻ như Sekhemib chỉ cai trị ở Thượng Ai Cập. Vương quốc của ông sẽ kéo dài từ Ombos- tại đây một trung tâm hành chính mới gọi là "Quốc khố của nhà Trắng" đã được vua Peribsen cho xây dựng- đến đảo Elephantine[16]. Hiện nay, nguyên nhân và thời điểm diễn ra quá trình phân chia vương quốc Ai Cập vẫn đang nằm trong vòng tranh luận giữa các nhà Ai Cập học và sử học.

Giả thuyết về sự chia cắt vương quốc

sửa

Các nhà Ai Cập học như Wolfgang Helck, Nicolas Grimal, Hermann Alexander Schlögl và Francesco Tiradritti tin rằng vua Nynetjer, vị vua thứ ba của triều đại thứ hai và cũng là tiên vương của Peribsen, đã cai trị vương quốc Ai Cập với một bộ máy chính quyền quá phức tạp. Nynetjer sau đó đã quyết định phân chia Ai Cập thành hai vương quốc riêng biệt, với hy vọng rằng bộ máy chính quyền của vương quốc có thể sẽ được cải thiện.[17][18] Các bằng chứng khảo cổ học dường như cho thấy rằng Sekhemib và Peribsen chỉ cai trị ở Thượng Ai Cập. Do đó, phần còn lại của Ai Cập sẽ nằm dưới sự cai trị của một vị vua khác. Các bản danh sách vua thời Rammesses lại có sự khác nhau trong thứ tự tên hoàng gia của các vị vua từ vua Senedj trở đi. Bảng danh sách vua Sakkara và bản danh sách vua Turin lại ủng hộ truyền thống Memphis, đó là chỉ đề cập đến những vị vua cai trị Memphis. Còn bản danh sách vua Abydos lại ủng hộ truyền thống Thinis và do đó chỉ những vị vua cai trị Thinis mới xuất hiện trong bản danh sách này. Tất cả các bản danh sách vua trên đều giống nhau cho tới khi đề cập đến vua Senedj. Sau đó, bản danh sách vua Sakkara và bản danh sách vua Turin lại đề cập đến ba vị vua khác: Neferkara I, NeferkasokarHudjefa I. Trong khi bản danh sách vua Abydos lại ghi tên vua Khasekhemwy, và gọi ông ta là "Djadjay". Sự khác biệt này được các nhà Ai Cập học xem như là kết quả của chia cắt vương quốc Ai Cập dưới vương triều thứ hai.[1][12][17][18]

Ngoài ra còn có những phát hiện khác gây mâu thuẫn đó là từ tên Horus và Nebty của các vị vua được tìm thấy trong Đại hành lang phía nam khu lăng mộ của vua Djoser ở Sakkara. Những chữ khắc trên bình đá đã nhắc đến các vị vua như Nubnefer, Weneg-Nebty, Horus Ba, Horus "Chim"Za; Mỗi vị vua trong số họ chỉ được đề cập đến một vài lần, điều này có thể cho thấy triều đại của họ không kéo dài được lâu. Vua Sneferka có thể chính là vua Qa'a hoặc là một vị vua cai trị trước ông ta. Vua Weneg-Nebty có thể được đồng nhất với tên Wadjenes theo cách gọi dưới thời Ramesses. Nhưng các vị vua khác như "Nubnefer", "Chim" và "Za" vẫn là một bí ẩn. Họ không bao giờ xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác và số lượng các hiện vật còn sót lại từ triều đại của họ lại vốn rất hạn chế. Schlögl, Helck và Peter Kaplony mặc định rằng "Nubnefer", "Za" và "Chim" là những vị vua cai trị Hạ Ai Cập cùng thời với Peribsen và Sekhemib, hai vị vua cai trị vùng Thượng Ai Cập[1][12][17][18][19]

Barbara Bell và một số học giả khác lại cho rằng một thảm họa về kinh tế như là một nạn đói hoặc hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến Ai Cập vào giai đoạn này. Và vì thế để giải quyết vấn đề nạn đói, Nynetjer đã chia vương quốc thành hai vương quốc riêng biệt và hai vị vua kế vị ông sẽ cai trị hai quốc gia độc lập cho đến khi nạn đói kết thúc. Giả thuyết của Bell căn cứ vào những dòng chữ khắc trên tấm bia đá Palermo, mà theo quan điểm của bà, mực nước lũ sông Nile dưới thời ông trị vị luôn ở mức thấp[20].

 
Mảnh vỡ của một chiếc bình làm từ diorite với một phần tên của pharaoh Sekhemib Perenmaat được trưng bày ở Bảo tàng Ai Cập. Dòng chữ được đọc như sau (từ phải qua trái): "Vua của Thượng- và Hạ Ai Cập, Sekhemib-Per(enma'at), cống vật của người ngoại quốc, dùng để...".

Giả thuyết đối lập về sự chia cắt vương quốc

sửa

Các nhà khoa học như Herman TeVelde[21] I. E. S. Edwards[22] và Toby Wilkinson[23] căn cứ vào những dòng chữ khắc trên bia đá biên niên sử của triều đại thứ năm, một tấm bia đá olivin-bazan màu đen ghi lại một danh sách các vị vua rất chi tiết, để đưa ra luận điểm chống lại giả thuyết về sự phân chia vương quốc. Trên tấm bia đá này, các vị vua từ triều đại thứ nhất đến triều đại thứ 7 được liệt kê theo tên Horus của họ, tên vàng và tên trong đồ hình của họ. Bản danh sách này cũng bao gồm các sự kiện năm từ ngày lễ lên ngôi của nhà vua đến khi nhà vua băng hà. Những mảnh vỡ nổi tiếng nhất của tấm bia đá này được gọi là bia đá Palermo và bia đá Cairo. Trên bia đá Cairo, trong dòng thứ 4, chín năm cai trị cuối cùng của vua Nynetjer vẫn còn lưu giữ lại được (nhưng hầu hết các ô ghi sự kiện năm hiện giờ không thể đọc được).[23] Tấm bia đá biên niên sử còn cho thấy hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu nào của sự chia cắt vương quốc Ai Cập. Barta, TeVelde, Wilkinson và Edwards lập luận rằng giả thuyết về sự chia cắt vương quốc này không hề sảy ra. Có khả năng đó là sự tái tổ chức về mặt hành chính hoặc một sự chia rẽ trong tầng lớp tư tế.[23]

Các nhà Ai Cập học khác, chẳng hạn như Michael Rice,[24] Francesco Tiradritti[18] và Wolfgang Helck, tin rằng không có sự chia rẽ nào của vương quốc Ai Cập và Sekhemib và Peribsen là những vị vua duy nhất và họ cai trị độc lập. Có thể, vua Nynetjer (hoặc Peribsen) đã quyết định chia tách bộ máy quan liêu của Ai Cập thành hai phần riêng biệt nhằm làm giảm quyền lực của các quan lại. Hành động như vậy không phải là một điều gây ngạc nhiên và nó đã sảy ra nhiều lần trong lịch sử Ai Cập, đặc biệt là dưới các triều đại sau này. Các học giả này còn căn cứ vào hiện trạng của những ngôi mộ mastaba nguy nga và được bảo tồn tốt ở SakkaraAbydos mà vốn đều thuộc các quan lại cấp cao trong triều đình. Tất cả chúng đều có niên đại từ triều đại Nynetjer cho đến triều đại của Khasekhemwy, vị vua cuối cùng của triều đại thứ hai. Các nhà Ai Cập học còn cho rằng tình trạng của các mastaba và kiến ​​trúc ban đầu của chúng là bằng chứng cho thấy việc thờ cúng các vị vua và quý tộc sau khi họ qua đời tại khắp nơi trên toàn vương quốc đã diễn ra trong suốt triều đại. Nếu điều này là đúng, hiện trạng nguyên vẹn của những ngôi mộ này lại không phù hợp với giả thuyết về các cuộc nội chiến và vấn đề kinh tế xảy ra dưới thời Peribsen cai trị. Rice, Tiradritti và Helck nghĩ rằng Nynetjer đã quyết định phân chia vương quốc vì những lý do cá nhân hoặc chính trị và rằng sự phân chia này được các vị vua của triều đại thứ hai chấp nhận.[18][24][25]

Có ba vị quan từ triều Sekhemib được biết đến thông qua các vết dấu triện đó là: Nebhotep, InykhnumMaapermin. Trong đó, Inykhnum có thể cũng đã làm quan dưới thời các vị vua như DjoserSanakht[26].

Liên kết ngoài

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d Toby A. H. Wilkinson: Early Dynastic Egypt. Routledge, London und New York 1999, ISBN 0-415-18633-1, page 90–91.
  2. ^ a b William Matthew Flinders Petrie & Francis Llewellyn Griffith: The royal tombs of the first dynasty. Volume II., Trübner & Co., London, 1900, page 7, 14, 19, 20 & 48.
  3. ^ Pierre Lacau und Jan-Phillip Lauer: La Pyramide a Degrees IV. – Inscriptions Gravees sur les Vases: Fouilles à Saqqarah. Service des antiquités de l'Égypte, Cairo, 1936. page 18 und 91, Bildtafel 39.
  4. ^ Jeoffrey A. Spencer: Early Dynastic Objects. British Museum Publications, London 1980, page 76–78; Obj. No. 278.
  5. ^ Herman te Velde: Seth, God of Confusion: a study of his role in Egyptian mythology and religion. Brill, Leiden 1977, ISBN 90-04-05402-2, page 72, 73 & 110.
  6. ^ a b c Wolfgang Helck: Untersuchungen zur Thintenzeit. (Ägyptologische Abhandlungen, Volume 45), Otto Harrassowitz, Wiesbaden 1987, ISBN 3-447-02677-4, page 104–111 & 183.
  7. ^ Walter Bryan Emery: Ägypten - Geschichte und Kultur der Frühzeit. Fourier, Munich 1964, page 106.
  8. ^ J. P. Pätznik in: Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts Abteilung Kairo (MDAIK), 1999. page 54.
  9. ^ Kathryn A. Bard: The Emergence of the Egyptian State. in: Ian Shaw: The Oxford History of Ancient Egypt. page 86.
  10. ^ Peter Kaplony: Die Inschriften der ägyptischen Frühzeit (= Ägyptologische Abhandlungen. Vol. 8, ISSN 1614-6379), Vol. 3. Harrassowitz, Wiesbaden 1963, p. 406-411.
  11. ^ Jochen Kahl: Inscriptional Evidence for the Relative Chronology of Dyns. 0–2. In: Erik Hornung, Rolf Krauss, David A. Warburton (Hrsg.): Ancient Egyptian Chronology (= Handbook of Oriental Studies. Section 1: The Near and Middle East; Vol. 83). Brill, Leiden u. a. 2006, ISBN 90-04-11385-1, p. 94–115.
  12. ^ a b c Hermann A. Schlögl: Das Alte Ägypten. Geschichte und Kultur von der Frühzeit bis zu Kleopatra. Verlag C. H. Beck, München 2006, ISBN 3-406-54988-8, page 78.
  13. ^ Siegfried Schott: Altägyptische Festdaten. Verlag der Akademie der Wissenschaften und der Literatur, Mainz/Wiesbaden 1950, page 55.
  14. ^ Toby Wilkinson: Early Dynastic Egypt. page 90–91; see also: Walter Bryan Emery: Ägypten – Geschichte und Kultur der Frühzeit. page 106.
  15. ^ Dietrich Wildung: Die Rolle ägyptischer Könige im Bewußtsein ihrer Nachwelt. Volume I: Posthume Quellen über die Könige der ersten vier Dynastien. Münchener Ägyptologische Studien, Volume. 17, Deutscher Kunstverlag, Munich/Berlin, 1969. page 14 & 250.
  16. ^ Jean-Pierre-Pätznik: Die Siegelabrollungen und Rollsiegel der Stadt Elephantine im 3. Jahrtausend vor Christus. Archaeopress, Oxford (UK) 2005, ISBN 1-84171-685-5, page 64–66.
  17. ^ a b c Nicolas Grimal: A History of Ancient Egypt. Wiley-Blackwell, Weinheim 1994, ISBN 978-0-631-19396-8, page 55.
  18. ^ a b c d e Francesco Tiradritti & Anna Maria Donadoni Roveri: Kemet: Alle Sorgenti Del Tempo. Electa, Milano 1998, ISBN 88-435-6042-5, page 80–85.
  19. ^ Peter Kaplony: A building named "Menti-Ankh". In: Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts Kairo (MDAIK), volume 20. de Gruyter, Berlin 1965, page 1–46.
  20. ^ Barbara Bell: Oldest Records of the Nile Floods, In: Geographical Journal, No. 136. 1970, page 569–573
  21. ^ Herman te Velde: Seth, God of Confusion. A study of his role in Egyptian mythology and religion (= Probleme der Ägyptologie, Vol. 6). Brill, Leiden 1977, ISBN 90-04-05402-2, p. 109-111.
  22. ^ I. E. S. Edwards (Hrsg.): Early history of the middle east (= The Cambridge ancient history. Vol. 1–2), 3rd edition. Cambridge University Press, Cambridge 1970, ISBN 0-521-07791-5, p.31-32.
  23. ^ a b c Toby A. H. Wilkinson: Royal annals of ancient Egypt: The Palermo stone and its associated fragments. Taylor and Francis, London 2000, ISBN 978-0-7103-0667-8, p. 200–206.
  24. ^ a b Michael Rice: Who's Who in Ancient Egypt. Routledge, London/New York 2001, ISBN 0-415-15449-9, page 72, 134 & 172.
  25. ^ Wolfgang Helck: Untersuchungen zur Thinitenzeit (= Ägyptologische Abhandlungen, Vol. 45). Harrassowitz, Wiesbaden 1987, ISBN 3-447-02677-4, p. 103-111.
  26. ^ Peter Kaplony: Inschriften der ägyptischen Frühzeit. Otto Harrassowitz, Wiesbaden 1963, Band III, ISBN 3-447-00052-X, page 406–479.