Sneferka là tên serekh của một vị pharaon Ai Cập cổ đại, ông có thể đã cai trị vào giai đoạn cuối Vương triều thứ nhất. Độ dài vương triều của ông không được biết rõ, nhưng được cho là rất ngắn và vị trí của ông trong biên niên sử là không rõ ràng.

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Tên serekh của Sneferka hiện vẫn đang được nghiên cứu, nguyên do là từ thứ tự bất thường của những ký tự tượng hình trong tên serekh của ông. Điều này dẫn đến các cách đọc khác nhau: tên của ông có được đọc là Seneferka, Sneferka, Neferseka và Sekanefer. Nhà Ai Cập học Francesco Tiradritti đọc là Neferkaes và nghĩ rằng Sneferka có thể đã là một nữ hoàng.[2][3]

Tên serekh "Sneferka" đã được tìm thấy trên một số chiếc bình làm từ đá phiếnthạch cao tuyết hoa. Một trong số đó đã được tìm thấy tại mastaba của một vị đại thần tên là Merka, ông ta đã từng phục vụ dưới vương triều của vua Qa'a; một cái thứ hai thì nằm trong khu vưc hành lang ngầm phía dưới kim tự tháp bậc thang của vua Djoser (Vương triều thứ ba) và cái thứ ba được tìm thấy trong một mastaba vô danh, cũng tại Sakkara. Một đồ vật thứ tư với tên của Sneferka đã được tìm thấy trong bộ sưu tập cá nhân Georges-Michailidis nhưng tính xác thực của nó lại bị các nhà khảo cổ học và Ai Cập học nghi ngờ, bởi vì nguồn gốc của nó là không rõ ràng. Ngoài ra, chữ khắc trên đồ vật này lại là một serekh không có biểu tượng chim ưng Horus, một điều rất không bình thường đối với các đồ tạo tác Ai Cập vào thời kỳ này.[4][5][6]

Danh tính

sửa

Nhà Ai Cập học Kim Ryholt tin rằng Sneferka đã cai trị vào giai đoạn giữa vương triều thứ hai và được đồng nhất với Neferkara I, vị vua được chứng thực trong các ghi chép thời Ramesses. Ông cũng chỉ ra một điều đó là các viên ký lục thời Ramesses thường thêm biểu tượng của mặt trời vào tên gọi của các vị vua sơ kỳ vương triều.

Nhà Ai Cập học Francesco Tiradritti tin rằng Sneferka có thể đã là một nữ hoàng. Ông ta dựa vào việc tên goi Sneferka không được đọc một cách chính xác, do sự bất thường của các ký tự chữ tượng hình trong tên serekh. Tiradritti nghĩ rằng nó nên được đọc là "Neferka-es".[3]

Hai hiện vật có nguồn gốc khác nhau cho thấy serekh của một vị vua, nhưng tên gọi của ông ta lại đang nằm trong sự tranh cãi, bởi vì kí hiệu của những chữ tượng hình dùng để viết tên của nhà vua thì lại hầu như không đọc được. Chỉ có duy nhất biểu tượng của một con chim ưng là được nhận dạng, vị vua đang trong vòng nghi vấn này được gọi là "Chim Horus". Các nhà Ai Cập học như Wolfgang Helck và Peter Kaplony tin rằng Sneferka và "Chim Horus" đã tham gia vào cuộc chiến nhằm tranh đoạt vương quyền của Ai Cập. Cuộc chiến tranh đoạt ngai vàng này có thể đã được kết thúc bởi người sáng lập ra triều đại thứ hai, vua Hotepsekhemwy. Một bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này đó là tên Horus của vua Hotepsekhemwy có nghĩa là "Hai vương quốc được hòa hợp" và nó có thể liên quan đến việc tái thống nhất lại đất nước Ai Cập sau một giai đoạn chia rẽ[7][8][9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Pierre Lacau & Jean-Philippe Lauer: La Pyramide à Degrés IV. – Inscriptions gravées sur les Vases: Fouilles à Saqqarah., Service des antiquités de l’Égypte, Cairo 1936
  2. ^ I.E.S. Edwards: The Cambridge ancient history, Volume 1-3. Cambridge University Press, 1970, ISBN 0-521-07791-5, page 29.
  3. ^ a b Francesco Tiradritti & Anna Maria Donadoni Roveri: Kemet: Alle Sorgenti Del Tempo. Electa, Milano 1998, ISBN 88-435-6042-5, page 80–85.
  4. ^ Walter Brian Emery: Great tombs of the First Dynasty: Excavations at Saqqara, vol. 3. Egypt exploration society, London/Cairo 1958. page 38.
  5. ^ Pierre Lacau & Jan-Phillip Lauer: La Pyramide a Degrees IV. - Inscriptions Gravees sur les Vases: Fouilles à Saqqarah. Service des antiquités de l'Égypte, Kairo 1936, page 15–17.
  6. ^ Toby Wilkinson: Early Dynastic Egypt. Routledge, London 1999, ISBN 0-415-18633-1, page 69.
  7. ^ Peter Kaplony: „Er ist ein Liebling der Frauen" – Ein „neuer" König und eine neue Theorie zu den Kronprinzen sowie zu den Staatsgöttinnen (Kronengöttinnen) der 1./2. Dynastie. In: Manfred Bietak: Ägypten und Levante. Verlag der Österreichischen Akademie der Wissenschaften, Wien 2006 ISBN 978-3-7001-6668-9; page 126–127.
  8. ^ Dietrich Wildung: Die Rolle ägyptischer Könige im Bewußtsein ihrer Nachwelt. page 36–41.
  9. ^ Wolfgang Helck: Untersuchungen zur Thinitenzeit. (Ägyptologische Abhandlungen, Vol. 45). Harrassowitz, Wiesbaden 1987, ISBN 3-447-02677-4; page 117

Liên kết ngoài

sửa
Tiền nhiệm
Qa'a
Pharaon của Ai Cập Kế nhiệm
Horus Chim