Sao tháng Tám

Phim điện ảnh Việt Nam năm 1976

Sao tháng Tám[1] là một phim chiến tranh cách mạng do NSND Trần Đắc đạo diễn, xuất phẩm năm 1976 tại Hà Nội.

Sao tháng Tám
Thể loạiChiến tranh cách mạng, dã sử
Định dạngPhim trắng đen
Kịch bảnĐào Công Vũ
Trần Đắc
Đạo diễnTrần Đắc
Đức Hoàn
Nhạc phimNguyễn Văn Thương
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Pháp
Tiếng Nhật
Sản xuất
Biên tậpHoàng Tích Chỉ
Địa điểmHà Nội
Hưng Yên
Kỹ thuật quay phimĐỗ Mạnh Hùng
Bố trí cameraĐinh Văn Viện
Thời lượng75 phút x 2 tập
Đơn vị sản xuấtXưởng Phim truyện I
Nhà phân phốiĐài truyền hình Việt Nam
Hãng phim Phương Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV1
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
 Liên Xô
Phát sóng1976

Lịch sử

sửa

Trong không khí nhiệt liệt hoan nghinh ngày toàn quốc thống nhất, cũng trùng đợt kỷ niệm 30 năm cách mạng Tháng Támquốc khánh mồng 02 tháng 9, các yếu nhân Xưởng Phim truyện I quyết định thực hiện một tác phẩm điện ảnh lấy bối cảnh những năm tiền khởi nghĩa[2]. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khó khăn khách quan, bộ phim chỉ được bấm máy giữa năm 1975 và mãi đến năm 1976 mới xong để phát hành.

Nội dung

sửa
  • Tập 1: Mùa xuân báo bão

Hà Nội giữa năm 1945, tại triển lãm chiến thắng phát xít Đức, trong khi công dân khối Đồng Minh hân hoan thì những người Việt thân Nhật sa sầm mặt mày. Vừa lúc đó, tướng Kawasaki dẫn lính Nhật vào bắn chết sĩ quan Pháp. Cũng khi, tập truyền đơn kháng Nhật do Nhu và Kiên nhét lên cánh quạt trần bay lả tả. Một lá cờ Việt Minh bay xuống đám đông đang náo loạn, báo hiệu một trận cuồng phong sắp nổi lên.

Nhu là một nữ sinh Đồng Khánh sớm thoát li đi làm cách mạng. Chị xin vào Nhà máy điện Yên Phụ vừa làm công nhân vừa tuyên truyền cách mạng, trong lúc bụng mang dạ chửa. Thi thoảng, chị được cử về Hưng Yên trong vai mụ mò cua và ni cô để gây cơ sở bí mật. Còn Kiên là cựu học sinh trường Bưởi, con một gia đình trí thức danh giá bậc nhất Hà Nội. Kiên có chị là Kiều Trinh thường giao du với giới chính trị salon Pháp, đến khi Nhật vào thì lại làm thân với tướng Kawasaki.

Trong lúc đó, xã hội Bắc Kỳ dường như phân cực sâu sắc: Đối lập với cảnh thiếu đói thê thảm của phần đông quần chúng là lối sống xa hoa phè phỡn của quan chức và địa chủ. Nhà quê trở nên hoang vắng, điêu tàn với đầy tiếng khóc than cùng xác người đói la liệt. Sau khi giác ngộ được một số quần chúng, cán bộ Việt Minh bèn huy động đồng bào tấn công kho thóc của quan lại địa chủ, nhưng tình thế chỉ giải quyết được số ít vấn nạn.

  • Tập 2: Mùa thu hồi sinh

Sau khi hất cẳng được người Pháp, tướng tá sĩ quan Nhật sa vào ăn chơi trụy lạc, biến Hà Nội thành động đĩ nhơ nhớp. Kiều Trinh hi vọng có thể dựa vào tập đoàn quân Nhật để vươn lên trong chính giới Bắc Kỳ, nhưng vụ Kawasaki bắn chết Kiên trong đám quần chúng biểu tình đã khiến ả lâm vào bế tắc, chỉ còn biết chìm trong men rượu cho vơi nỗi nhục nhằn về tai tiếng "chị giết em".

Cái thai trong bụng Nhu ngày một lớn, khiến chị không còn chủ động tham gia công tác bí mật được nữa. Các đồng chí bèn đưa chị vào bệnh viện, sinh xong thì nhờ các bác sĩ cho cải trang làm y tá để trốn mật thám cùng hiến binh. Khi gặp lại giáo sư Trung (cha Kiên và Trinh), Nhu mới tiết lộ đó là giọt máu của Kiên, và như thế cái chết của anh không mất ý nghĩa.

Trước áp lực ngày càng lớn của quần chúng cùng tình thế tuyệt vọng tại chiến trường Thái Bình Dương, tướng Kawasaki đại diện tập đoàn quân Nhật chấp thuận nhượng bộ, không can thiệp vào phong trào quần chúng Đông Dương nữa. Các toán quân Nhật vốn được rải khắp Hà Nội được lệnh rút dần vào doanh trại, chỉ cuối tuần mới được xả trại đi chơi vũ trường. Nhưng ngay tại những tụ điểm ăn chơi, thực khách bắt đầu sì sầm về các hoạt động của quân Việt Minh, đồng thời truyền tay nhau truyền đơn Quân lệnh số 1.

Ngày 19 tháng 8 tại phủ Khâm Sai, trong lúc Kiều Trinh đang lắng nghe viên gián điệp Mỹ tường trình kế hoạch can thiệp Đông Dương của chính phủ Hoa Kỳ thì hay tin quần chúng rước cờ Việt Minh tiến ào ào về phủ. Ả bèn nhanh chân chạy ra định trốn, nhưng một toán đội viên Hoàng Diệu đã kịp tới bắt. Tất cả quan chức và bảo an binh đều vứt súng tháo chạy trước quần chúng đông đảo. Lá cờ quẻ Ly bị hạ để nhường chỗ cho cờ đỏ sao vàng. Đôi nhân vật Nhu và Mến nhận ra nhau trong đám biểu tình.

Kĩ thuật

sửa

Phim thực hiện chủ yếu tại Hà Nội và một số tại Hưng Yên năm 1975-6.

Sản xuất

sửa
  • Trợ lí: Hoài Linh
  • Bí thư: Vũ Châu
  • Thiết kế: Ngọc Linh, Ngô Xuân Hoằng
  • Âm thanh: Hoàng Việt
  • Dựng phim: Minh Tân, Nguyễn Văn Long
  • Phối sáng: Nguyễn Thiệp
  • Hóa trang: Nguyễn Thị Thanh Hảo
  • Dựng cảnh: Phạm Đức Mạnh
  • Kĩ xảo: Nguyễn Duy Với

với Dàn nhạc Xưởng Phim truyện Việt Nam (nhạc trưởng Vũ Lương).

Diễn xuất

sửa

Hậu trường

sửa

Sao tháng Tám hầu như là phim Việt Nam đầu tiên dàn dựng dưới hình thức dã sử, không nhân vật nào được coi là chính mà chỉ có thể xem tần suất xuất hiện trong các phân cảnh. Đây cũng là xuất phẩm đầu tiên của dòng điện ảnh cách mạng Việt Nam quay bằng phim 35mm, thích hợp cho các rạp chiếu lớn, nhằm mô tả sinh động nhất một giai đoạn lịch sử bi tráng.

Nhạc nền

sửa

Lời thoại

sửa
  • Tôi chưa chết, đừng chôn tôi / Đằng nào cụ chả chết, cụ đi sớm cho mát mẻ.
  • Các bác ơi, cứu bà cháu với.
  • Mỗi đứa một bát cám, chiều giả.
  • Con này - để tôi trị.
  • Ngày mai, đến quan sáu Nhật mời, tao cũng chả thèm.

Vinh danh

sửa

Bên cạnh giải Bông sen vàng (phim hay nhất, diễn viên xuất sắc nhất - Thanh Tú) tại Liên hoan phim Việt Nam IV (Hà Nội 1977), xuất phẩm Sao tháng Tám còn được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Moskva tháng 7 năm 1977[6]. Ngoài ra, nữ minh tinh Thanh Tú được Ủy ban Phụ nữ Toàn liên bang Soviet trao bằng khen đặc biệt[7].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Sao tháng Tám - Xuất phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam
  2. ^ Hào khí cách mạng trong Sao tháng Tám
  3. ^ Đi tìm nguyên mẫu nhân vật chị Nhu trong Sao tháng Tám
  4. ^ Gặp diễn viên Thanh Tú trong Sao tháng Tám
  5. ^ Sao tháng Tám giữ kỉ lục đến khi nào ?
  6. ^ “Thông điệp nhân văn từ đôi mắt”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ Sức sống mãnh liệt của Sao tháng Tám

Liên kết ngoài

sửa