Đoàn Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu

Đoàn Thanh niên Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu là một lực lượng võ trang tuyên truyền tự phát tồn tại từ 1945 đến 1947 ở nội thành Hà Nội, sau thuộc quyền chỉ thị trực tiếp của Việt Minh[1].

Đoàn Thanh niên Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu
Hiệu kỳ.
Hoạt động1945 - 1947
Quốc gia Đế quốc Việt Nam
Việt Nam Dân quốc
Phân loạiVõ trang tuyên truyền
Tên khácĐội Danh dự thành Hoàng Diệu
Đội Danh dự Việt Minh
Đội Danh dự Trừ gian thành Hoàng Diệu
Đội Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu
Đội Thanh niên Tự vệ thành Hoàng Diệu
Khẩu hiệuThanh niên thề sống chết với thành Hoàng Diệu
Đặc trưngĐỏ
Tham chiếnThảm sát ngã ba phố Hàng Bún - ngõ Yên Ninh
Trận Hà Nội đông xuân 1946-1947
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Nguyễn Khoa Diệu Hồng

Lịch sử

sửa

Đế quốc Việt Nam

sửa

Sau sự kiện mồng 09 tháng 03, hiến binh Nhật cùng tay sai, chỉ điểm người Việt tiến hành truy bắt cán bộ Việt Minh tại Hà Nội. Trước tình thế cấp bách, ông Vũ Oanh[2], chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, đã quyết định lập các tổ võ trang đặc biệt nhằm bảo vệ cán bộ khi công tác, đồng thời tiễu trừ thành viên các đảng đối địch.

Ngày 01 tháng 04 năm 1945, tại nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo, Đội Danh dự thành Hoàng Diệu được thành lập, gồm 4 thành viên: Đội trưởng Vũ Oanh và các đội viên Ngô Huy Cảnh (Chu), Nguyễn Viết Đương (Lâm), Lê Văn Điều (Văn Tiến Mạnh). Nhiệm vụ ban đầu chỉ là kết nạp thêm thành viên từ các nhóm Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốchọc sinh Hà thành, không phân biệt giới tínhtín ngưỡng. Điều kiện sinh hoạt là đội viên phải biết đọc biết viết tối thiểu, có sức khỏe dẻo dai, thạo xe đạpbơi. Về sau, khi số lượng đã đông hơn, ông Vũ Oanh tự nguyện rút lui, cử các ông Cao TâmThái Hy làm đội trưởng, đội phó.

Những sự kiện gây chấn động Hà Nội lúc đó là vụ ám sát mật thám Nguyễn Duy Mỹ tại Thái Hà Ấp, Phán Sinh tại làng Mọc, khiến quân cảnh phải vào cuộc, nhiều đội viên bị bắt và tra tấn tàn bạo. Tuy nhiên, sự kiện lớn nhất là xử điệp viên Nga Thiên Hương, chủ phòng trà Thiên Hương nổi tiếng tại số 14 phố Hàng Da. Ả thâm nhập Hoàng Diệu và lên tới chức đội phó, nhưng vẫn công khai làm việc cho Sở An Ninh Hoàng Quân Hà Nội, đồng thời có tình nhân là một võ quan cao cấp ngụ phố Hàm Long. Ngày 02 tháng 07 năm 1945, Nga Thiên Hương bị đội viên Hoàng Diệu bắn chết tại vỉa hè Hàm Long khi mới 19 tuổi. Về sau Nga Thiên Hương trở thành nguyên mẫu nhân vật Kiều Trinh trong phim Sao tháng Tám.

Cho đến thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám, con số đội viên Hoàng Diệu chính thức là 60 người, phần đông là học sinh, chủ yếu thực hiện công tác tuyên truyền và thâu lượm tin tức.

Việt Nam Dân quốc

sửa

Ngày 02 tháng 09 năm 1945, đội Hoàng Diệu được Ban Thanh Vận Hà Nội cử làm cảnh giới quảng trường và lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập. Từ lúc này, đội hoàn toàn công khai hoạt động với vai trò lực lượng xung kích của Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, danh xưng cũng đổi thành Đoàn Thanh niên Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu[3].

Đoàn Hoàng Diệu được giao nhiệm vụ vận động nhân dân mua tín phiếu ủng hộ Việt Minh, tham gia bầu cử quốc hội và hưởng ứng Tuần lễ Vàng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộbắn phá Hải Phòng, thanh niên Hoàng Diệu lại được phân công thu mua và vận chuyển vũ khí về trang bị cho các đội tự vệ. Nhiều đoàn viên cũng xung phong vào Đoàn quân Nam tiến.

Sau Hiệp ước mồng 06 tháng 03, một số đội Hoàng Diệu hoặc tự ý hoặc được chỉ thị đã tiến hành các vụ ám sát sĩ quan Pháp, cướp khí giới quân Pháp trên phố hoặc giữa sông Hồng, buộc Ban Liên Kiểm Pháp-Việt phải vào cuộc điều tra, tuy kết quả không là bao. Những cuộc chạm súng điển hình giữa lính Pháp và tự vệ thành Hoàng Diệu là vụ bắn phá Nhà hát Lớn và cướp Nhà Thông tin, thảm sát ngã ba phố Hàng Bún - ngõ Yên Ninh. Các đội Hoàng Diệu cũng được cử đi lùng và ám sát cán bộ những chính đảng đối lập Việt Minh sau khi chính phủ liên hiệp phân rã. Điển hình như vụ sát hại lãnh tụ Đại Việt Quốc dân Đảng Trương Tử Anh tại phố Triệu Việt Vương tháng 12 năm 1946[4].

Tuy nhiên, thời kì cao trào của đoàn Hoàng Diệu là khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Các tổ tự vệ Hoàng Diệu được điều về từng khu phố, khi chiến sự càng cam go thì vai trò xung kích càng lớn. Kể từ lúc Bắc Bộ Phủ bị quân Pháp chiếm, tự vệ Hoàng Diệu chỉ rút gọn ở Liên khu I và trở thành lực lượng trọng yếu. Đến ngày 07 tháng 01 năm 1947, tự vệ Hoàng Diệu cùng công an xung phong, vệ quốc đoàn tản mác được nhập thành Trung đoàn Thủ Đô.

Vào thời điểm kết thúc, số thành viên đoàn Hoàng Diệu đạt chừng 4 ngàn người, hầu hết chỉ ở độ tuổi 15-30.

Di sản

sửa

Công luận

sửa

Trên báo An Ninh Thế giới Cuối Tháng số 216, phát hành tháng 08 năm 2019, kí giả Kiều Mai Sơn đã nêu vấn đề ngụy sử trong sự kiện hiệu triệu quần chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 17 tháng 08 năm 1945. Theo ông, sách Đoàn thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu do Ban liên lạc Đoàn thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà NộiNhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật phối hợp xuất bản năm 2019 đã đánh tráo nhân vật lịch sử nhằm gom hết công lao về tay nhóm Hoàng Diệu, đồng thời gạt tên các thành viên khác tổ chức khỏi thực sử.

Văn hóa

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Thế hệ của một lời thề”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ Người tổ chức Đội Thanh niên Tuyên truyền Xung phong thành Hoàng Diệu
  3. ^ Kí ức ngày Tổng Khởi Nghĩa ở thủ đô
  4. ^ Những điều ít biết về Đội Danh dự thành Hoàng Diệu
  5. ^ Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu năm xưa
  6. ^ Ngô Quang Châu - diễn giả của Việt Minh
  7. ^ Ngô Quang Châu - Người chiếm diễn đàn địch