Sân vận động Công viên các Hoàng tử

sân vận động bóng đá ở Paris, Pháp

Sân vận động Công viên các Hoàng tử (tiếng Pháp: Parc des Princes; phát âm tiếng Pháp: ​[​paʁk de pʁɛ̃s]) là một sân vận động bóng đá toàn chỗ ngồiParis, Pháp.[1] Sân nằm ở phía tây nam thủ đô nước Pháp, bên trong Quận 16, gần Sân vận động Jean-BouinSân vận động Roland Garros.[1][2]

Sân vận động Công viên các Hoàng tử
Map
Vị trí24, Rue du Commandant-Guilbaud
75016 Paris, Île-de-France, Pháp
Tọa độ48°50′29″B 2°15′11″Đ / 48,84139°B 2,25306°Đ / 48.84139; 2.25306
Giao thông công cộngParis Métro Paris Métro Line 9 Porte de Saint-Cloud
Chủ sở hữuHội đồng thành phố Paris
Nhà điều hànhParis Saint-Germain
Sức chứa47.929
Kỷ lục khán giả50.370 (Bóng bầu dục: Pháp vs Wales, 18 tháng 2 năm 1989)
Kích thước sân105 m × 68 m (344 ft × 223 ft)
Mặt sânGrassMaster của Tarkett Sports
Công trình xây dựng
Được xây dựng1967 (hiện tại)
Khánh thành25 tháng 5 năm 1972
Sửa chữa lại1997–1998, 2014–2016
Chi phí xây dựng150 triệu FRF (1972)
Kiến trúc sưRoger Taillibert & Siavash Teimouri
Bên thuê sân
Paris Saint-Germain (1974–nay)

Với sức chứa 47.929 khán giả, đây là sân nhà của Paris Saint-Germain kể từ năm 1974.[3][4] Trước khi Stade de France được khánh thành vào năm 1998, đây cũng là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Phápđội tuyển rugby union quốc gia Pháp.[4] Sân vận động Công viên các Hoàng tử bao gồm bốn khán đài đều có mái che và được lắp ghế ngồi toàn bộ. Các khán đài có tên gọi chính thức là Khán đài Borelli, Khán đài Auteuil, Khán đài Paris và Khán đài Boulogne.[5]

Được thiết kế bởi các kiến ​​trúc sư Roger TaillibertSiavash Teimouri, phiên bản hiện tại của Sân vận động Công viên các Hoàng tử chính thức được khánh thành vào ngày 25 tháng 5 năm 1972. Sân được xây dựng với chi phí 80–150 triệu franc.[6][7] Sân vận động này là sân vận động thứ ba được xây dựng trên địa điểm, với sân vận động đầu tiên được khánh thành vào năm 1897 và sân thứ hai là vào năm 1932.[2]

PSG đã thiết lập kỷ lục khán giả tại sân nhà vào năm 1983, khi 49.575 khán giả chứng kiến ​​chiến thắng 2–0 của câu lạc bộ trước Waterschei ở tứ kết UEFA Cup Winners' Cup.[8] Tuy nhiên, đội tuyển rugby union quốc gia Pháp đang giữ kỷ lục khán giả mọi thời đại của sân vận động. Đội đã đánh bại Wales với tỷ số 31–12 trước 50.370 khán giả, trong giải đấu Five Nations Championship 1989.[9]

Các trận đấu thể thao lớn

sửa

World Cup 1938

sửa
Ngày Thời gian (WEST) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
4 tháng 6 năm 1938 17:00   Thụy Sĩ 1–1 (h.p.)   Đức Vòng 1 27.152
9 tháng 6 năm 1938 18:00   Đức 2–4   Thụy Sĩ Vòng 1 (đá lại) 20.025
16 tháng 6 năm 1938 18:00   Hungary 5–1   Thụy Điển Bán kết

Giải vô địch rugby league thế giới 1954

sửa
Ngày Thời gian (CET) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
30 tháng 10 năm 1954   Pháp 22–13   New Zealand Vòng 1 13.240
13 tháng 11 năm 1954   Pháp 12–16   Anh Quốc Chung kết 30.368

Euro 1960

sửa
Ngày Thời gian (CET) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
6 tháng 7 năm 1960 20:00   Pháp 4–5   Nam Tư Bán kết 26.370
10 tháng 7 năm 1960 21:30   Liên Xô 2–1 (h.p.)   Nam Tư Chung kết 17.966

Giải vô địch rugby league thế giới 1972

sửa
Ngày Thời gian (CET) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
1 tháng 11 năm 1972   Úc 9–5   New Zealand Vòng 1 8.000
Ngày Thời gian (CEST) Đội 1 Kết quả Đội 2 Vòng Khán giả
12 tháng 6 năm 1984 20:30   Pháp 1 - 0   Đan Mạch Bảng 1 47.570
20 tháng 6 năm 1984   Tây Đức 0 - 1   Tây Ban Nha Bảng 2 47.691
27 tháng 6 năm 1984 20:00   Pháp 2 - 0 Chung kết 47.368

Giải vô địch bóng bầu dục thế giới 1991

sửa
Ngày Thời gian (CEST) Đội 1 Kết quả Đội 2 Vòng Khán giả
19 tháng 10 năm 1991   Pháp 10–19   Anh Tứ kết 48.500

World Cup 1998

sửa
Ngày Thời gian (CEST) Đội 1 Kết quả Đội 2 Vòng Khán giả
15 tháng 6 năm 1998 21:00   Đức 2 - 0   Hoa Kỳ Bảng F 45.500
19 tháng 6 năm 1998 17:30   Nigeria 1 - 0   Bulgaria Bảng D
21 tháng 6 năm 1998   Argentina 5 - 0   Jamaica Bảng H
25 tháng 6 năm 1998 16:00   Bỉ 1 - 1   Hàn Quốc Bảng E
28 tháng 6 năm 1998 21:00   Brasil 4 - 1   Chile Vòng 16 đội
11 tháng 7 năm 1998   Hà Lan 1 - 2   Croatia Tranh hạng ba

Giải vô địch bóng bầu dục thế giới 2007

sửa
Ngày Thời gian (CEST) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
9 tháng 9 năm 2007 16:00   Nam Phi 59–7   Samoa Bảng A 46.575
19 tháng 9 năm 2007 20:00   Ý 31–5   Bồ Đào Nha Bảng C 45.476
28 tháng 9 năm 2007 21:00   Anh 36–20   Tonga Bảng A 45.085
30 tháng 9 năm 2007 17:00   Ireland 15–30   Argentina Bảng D 45.450
19 tháng 10 năm 2007 21:00   Pháp 10–34   Argentina Tranh huy chương đồng 45.958

Sân vận động này được tổ chức 5 trận đấu, bao gồm 4 trận vòng bảng và 1 trận ở vòng 16 đội.

Ngày Giờ (CEST) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
12 tháng 6 năm 2016 15:00   Thổ Nhĩ Kỳ 0 - 1   Croatia Bảng D 43.842
15 tháng 6 năm 2016 18:00   România 1 - 1   Thụy Sĩ Bảng A 43.576
18 tháng 6 năm 2016 21:00   Bồ Đào Nha 0 - 0   Áo Bảng F 44.291
21 tháng 6 năm 2016 18:00   Bắc Ireland 0 - 1   Đức Bảng C 44.125
25 tháng 6 năm 2016   Wales 1 - 0   Bắc Ireland Vòng 16 đội 44.342

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019

sửa
Ngày Giờ (CEST) Đội 1 Kết quả Đội 2 Vòng Khán giả
7 tháng 6 năm 2019 21:00   Pháp 4 - 0   Hàn Quốc Bảng A 45.261
10 tháng 6 năm 2019 18:00   Argentina 0 - 0   Nhật Bản Bảng D 25.055
13 tháng 6 năm 2019 21:00   Nam Phi 0 - 1   Trung Quốc Bảng B 20.011
16 tháng 6 năm 2019 18:00   Hoa Kỳ 3 - 0   Chile Bảng F 45.594
19 tháng 6 năm 2019 21:00   Scotland 3 - 3   Argentina Bảng D 28.205
24 tháng 6 năm 2019   Thụy Điển 1 - 0   Canada Vòng 16 đội 38.078
28 tháng 6 năm 2019   Pháp 1 - 2   Hoa Kỳ Tứ kết 45.595

Vòng loại World Cup 2022

sửa
Ngày Giờ Đội Kết quả Đội Vòng
13 tháng 11 năm 2021 20:45   Pháp 8 - 0   Kazakhstan Bảng D

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “PARC DES PRINCES”. Paris2024. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng tám năm 2016. Truy cập 13 Tháng mười một năm 2020.
  2. ^ a b “Parc des Princes”. UEFA.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ “Parc des Princes”. PSG.fr. Bản gốc lưu trữ 19 Tháng tám năm 2017. Truy cập 13 Tháng mười một năm 2020.
  4. ^ a b “The lowdown on the Parc des Princes”. Real Madrid CF. ngày 21 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ “Plan du Parc”. PSG.fr. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ “PSG firmly in the pantheon”. FIFA.com. ngày 17 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 24 Tháng Một năm 2021. Truy cập 13 Tháng mười một năm 2020.
  7. ^ “Le Parc des Princes”. Info PSG. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng tám năm 2016. Truy cập 13 Tháng mười một năm 2020.
  8. ^ “PSG-OM, record d'affluence au Parc des Princes en L1”. Paris.canal-historique. ngày 24 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  9. ^ “Parc des Princes Paris”. Stadium and Attendances. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài

sửa

Các trang web chính thức

sửa
Tiền nhiệm:
Tất cả 8 sân vận động
đều diễn ra cùng giờ
trong ngày thi đấu đầu tiên
của Giải vô địch bóng đá thế giới 1934
Giải vô địch bóng đá thế giới
Địa điểm trận khai mạc

1938
Kế nhiệm:
Sân vận động Maracanã
Rio de Janeiro
Tiền nhiệm:
Sân vận động đầu tiên
Cúp C1 châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1956
Kế nhiệm:
Sân vận động Santiago Bernabéu
Madrid
Tiền nhiệm:
Sân vận động đầu tiên
Giải vô địch bóng đá châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1960
Kế nhiệm:
Sân vận động Santiago Bernabéu
Madrid
Tiền nhiệm:
Sân vận động Heysel
Bruxelles
Cúp C1 châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1975
Kế nhiệm:
Hampden Park
Glasgow
Tiền nhiệm:
Sân vận động Olympic
Amsterdam
Cúp C2 châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1978
Kế nhiệm:
Sân vận động St. Jakob
Basel
Tiền nhiệm:
Sân vận động Santiago Bernabéu
Madrid
Cúp C1 châu Âu
Địa điểm trận chung kết

1981
Kế nhiệm:
De Kuip
Rotterdam
Tiền nhiệm:
Sân vận động Parken
Copenhagen
UEFA Cup Winners' Cup
Địa điểm trận chung kết

1995
Kế nhiệm:
Sân vận động Nhà vua Baudouin
Bruxelles
Tiền nhiệm:
Chung kết hai lượt
Cúp UEFA
Địa điểm trận chung kết

1998
Kế nhiệm:
Sân vận động Luzhniki
Moskva