Sir Robert Gordon Menzies, KT, AK, CH, QC (20 tháng 12 năm 189415 tháng 5 năm 1978), là một nhà chính trị Úc, và là Thủ tướng Úc thứ 12. Nhiệm kỳ thứ hai của ông chứng kiến việc ông trở thành vị thủ tướng phục vụ liên tục lâu nhât của Australia với thời gian 16 năm. Ông đã nhanh chóng vươn lên đến chức thủ tướng tại cuộc bầu cử năm 1940 trong đó đảng của ông giành thắng lợi suýt sao. Một năm sau, chính phủ của ông đã bị giải thể do các nghị sĩ quốc hội bỏ qua đảng khác. Ông đã trải qua 8 năm làm phe đối lập và trong thời gian này ông đã lập Đảng Tự do. Ông đã được bầu lại làm thủ tướng tại cuộc bầu cử năm 1949, và sau đó ông trấn áp chính trường Úc cho đến khi về hưu năm 1966. Menzies nổi tiếng là một người có tài diễn thuyết xuất sắc, trong Nghị viện hoặc trong lúc vận động bầu cử. Điển hình là bài diễn văn Những người bị bỏ quên (năm 1942) về tầm quan trọng của giai cấp trung lưu, không nên để bị bỏ quên trong chính sách nhà nước[2].

Sir Robert Menzies
Thủ tướng thứ 12 của Úc
Nhiệm kỳ
19 tháng 12 năm 1949 – 26 tháng 1 năm 1966
16 năm, 38 ngày
Vua/Nữ hoàngGeorge VI
Elizabeth II
Toàn quyềnSir William McKell
Sir William Slim
Tử tước Dunrossil
Tử tước De L'Isle
Lord Casey
Tiền nhiệmBen Chifley
Kế nhiệmHarold Holt
Nhiệm kỳ
26 tháng 4 năm 1939 – 29 tháng 8 năm 1941
2 năm, 125 ngày
VuaGeorge VI
Toàn quyềnLord Gowrie
Tiền nhiệmEarle Page
Kế nhiệmArthur Fadden
Lãnh đạo Đảng Tự do
Nhiệm kỳ
31 tháng 8 năm 1945 – 26 tháng 1 năm 1966
20 năm, 148 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmHarold Holt
Lãnh đạo Phe đối lập
Nhiệm kỳ
23 tháng 9 năm 1943 – 19 tháng 12 năm 1949
6 năm, 87 ngày
Thủ tướngJohn Curtin
Frank Forde
Ben Chifley
Tiền nhiệmArthur Fadden
Kế nhiệmBen Chifley
Lãnh đạo Đảng Nước Úc Thống nhất
Nhiệm kỳ
23 tháng 9 năm 1943 – 31 tháng 8 năm 1945
1 năm, 342 ngày
Tiền nhiệmBilly Hughes
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Nhiệm kỳ
26 tháng 4 năm 1939 – 29 tháng 8 năm 1941
2 năm, 125 ngày
Tiền nhiệmJoseph Lyons
Kế nhiệmBilly Hughes
Nghị sĩ Quốc hội
đại diện cho Kooyong
Nhiệm kỳ
ngày 15 tháng 9 năm 1934 – ngày 16 tháng 2 năm 1966
Tiền nhiệmJohn Latham
Kế nhiệmAndrew Peacock
Phó Thủ hiến Victoria
Nhiệm kỳ
19 tháng 5 năm 1932 – 24 tháng 7 năm 1934
2 năm, 66 ngày
Thủ hiếnSir Stanley Argyle
Tiền nhiệmAlbert Dunstan
Kế nhiệmWilfrid Kent Hughes
Thông tin cá nhân
Sinh
Robert Gordon Menzies

20 tháng 12 năm 1894
Jeparit, Thuộc địa Victoria, Đế quốc Anh
Mất15 tháng 5 năm 1978
Malvern, Victoria, Úc
Nơi an nghỉNghĩa trang Tổng hợp Melbourne, Victoria, Úc
Đảng chính trịĐảng Tự do (1945–1966)
Đảng khácĐảng Dân tộc (Đến 1931)
Đảng Nước Úc Thống nhất (1931–1945)
Phối ngẫu
Pattie Leckie
(cưới 1920⁠–⁠wid.1978)
Con cái3
Cha mẹJames Menzies
Kate Sampson
Người thânSydney Sampson (cậu)
Hugh Menzies (chú)
Douglas Menzies (em họ)
Peter Henderson (con rể)
Giáo dụcCao đẳng Wesley
Alma materĐại học Melbourne
Chuyên nghiệpLuật sư
Chính trị gia

Thời trẻ

sửa

Robert Gordon Menzies sinh ngày 20 tháng 12 năm 1894, cha là James Menzies và mẹ là Kate Menzies (nee Sampson) ở Jeparit, tại một thị xã nhỏ ở vùng Wimmera tây Victoria. Cha ông là một thủ kho, con trai của một chủ trại nhỏ từ Scotland di cư đến Úc giữa thập niên 1850 trong làn sóng đổ xô đi tìm vàng tại Victoria. Ông ngoại ông, John Sampson, là một người khai mỏ từ Penzance cũng đến để tìm vận may trên các mỏ vàngBallarat, Victoria.[3] Cha ông và một người chú của ông đều là nghị sĩ nghị viện Victoria, còn một ông bác nữa trước đó là đại diện cho Wimmera ở Hạ viện Úc.[4] Ông tự hào về gốc tổ tiên từ cao nguyên Scotland của mình - biệt hiệu của ông là Ming, từ tiếng Scotland "Mingus" — một kiểu phát âm ông thường gọi tên của mình, "Menzies".

Tham khảo

sửa
  1. ^ Warhurst, John. “The religious beliefs of Australia's prime ministers”. eurekastreet.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ The Forgotten People Lưu trữ 2008-04-18 tại Wayback Machine Robert Gordon Menzies, ngày 22 tháng 5 năm 1942
  3. ^ Australian Academy of Science: Biographical Memoirs of Deceased Fellows: Robert Gordon Menzies 1894-1978
  4. ^ Australia's Prime Ministers website: Robert Menzies Lưu trữ 2007-10-20 tại Wayback Machine