Phim truyện truyền hình Việt Nam
Phim truyện truyền hình Việt Nam hay phim bộ Việt Nam là một thể loại truyền hình tiếng Việt sản xuất và phát sóng chủ yếu tại Việt Nam, hình thành từ thập niên 1980. Thông thường, các bộ phim truyện nội địa được phát sóng trong khung giờ 19h00 đến 22h00 tối[a] hoặc từ 13h00 chiều.[2] Những bộ phim này có cấu trúc hoàn chỉnh và kéo dài khoảng 30–45 phút cho mỗi tập.[3][4] Với bộ phim truyền hình đầu tiên là Người thành phố, phim truyện Việt Nam đã phát triển thành đa dạng các thể loại khác nhau và được phổ biến với người xem trong nước qua nhiều tác phẩm nổi bật. Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam (VFC) được coi là một trong những đơn vị sản xuất phim truyền hình lớn nhất hiện nay.[5]
Lịch sử
sửaNăm 1980, Công ty Nghe nhìn Việt Nam (tiền thân của Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam) được thành lập và đi vào hoạt động.[6] Bộ phim truyện đầu tiên của truyền hình Việt Nam khi ấy là Người thành phố phát sóng lần đầu vào năm 1983, do Khải Hưng làm đạo diễn.[b][8][9] Thời điểm này, Đài Truyền hình Việt Nam chỉ thí điểm sản xuất thử nghiệm phát sóng 1 tập phim/năm do sự thiếu thốn trong kỹ thuật và nhân lực. Năm 1983, phim Đứa con tôi chuyển thể từ vở kịch cùng tên đã đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 6.[8] Việc sản xuất và phát sóng bộ phim Mặt trời bé con vào năm 1989 cũng được coi là một dấu mốc chất lượng và cho ra đời khái niệm "phim truyện làm bằng chất liệu băng từ".[8] Đến năm 1993, bộ phim Lời nguyền của dòng sông đã đoạt giải Vàng Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brussels, thành công thu hút được sự chú ý về loại hình làm phim được cho là mới tại thời điểm đó.[8][10]
Năm 1994, chương trình Văn nghệ Chủ Nhật ra mắt, đánh dấu cho nguồn gốc của khái niệm "phim truyền hình" tại Việt Nam[8] với bộ phim đầu tiên phát sóng trong khung giờ là Mẹ chồng tôi dài 2 tập.[11] Việc thành lập Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất những bộ phim được nhiều người xem cũng khiến cho khái niệm "phim truyền hình" phổ biến rộng rãi hơn.[12] Năm 1996, bộ phim dài tập đầu tiên Người đẹp Tây Đô đã được phát sóng[12] và sau đó là phim truyện truyền hình áp dụng kỹ thuật thu tiếng trực tiếp Gió qua miền tối sáng với độ dài 30 tập,[13] cũng như sự ra đời của loạt phim Cảnh sát hình sự trên sóng VTV vào năm 1997.[14]
Trong những năm 2000, nhiều hãng phim tư nhân đã bắt đầu tham gia vào thị trường phim truyện truyền hình. Năm 2004, bộ phim hợp tác đầu tiên giữa hai nước Việt-Thái Tình xa được phát sóng.[15] Năm 2005, bộ phim hài tình huống Lẵng hoa tình yêu do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác sản xuất với công ty FNC, Hàn Quốc đã ra mắt khán giả,[16] cùng thời điểm Vòng xoáy tình yêu – bộ phim giờ vàng đầu tiên phát sóng trong chương trình Phim Việt cuối tuần của HTV và gây "sốt" một thời gian dài.[17]
Từ đầu thập niên 2010, những quy định mới về thời lượng phát sóng phim Việt trên truyền hình theo Luật Điện ảnh đã thu hút sự chú ý từ các nhà sản xuất và tham gia đầu tư.[18] Tuy nhiên, điều này sau đó gây ra nhiều tranh cãi vì các bộ phim truyện phát sóng trong giai đoạn này đều bị chỉ trích về chất lượng nội dung và những lùm xùm xoay quanh,[19] mà đỉnh điểm là phim Anh chàng vượt thời gian phát sóng trên kênh VTV3 đã phải dừng ở phần 1 do những khó khăn trong nguồn lực bên phía sản xuất và chất lượng không được đảm bảo.[20] Các năm từ 2011 đến 2013 cũng được đánh giá là "giai đoạn xuống dốc" của phim truyền hình Việt.[21] Từ năm 2014, hai phần phim Tuổi thanh xuân do VFC hợp tác sản xuất với CJ E&M Pictures cùng phiên bản Việt hóa từ bộ phim Israel cùng tên Người phán xử được cho là đã "vực dậy" sự quan tâm của khán giả đối với phim truyện trong nước.[22] Năm 2019, bộ phim Về nhà đi con tại thời điểm phát sóng nhanh chóng thu hút lượng lớn người xem và được xưng danh thành "phim truyền hình quốc dân".[23]
Thể loại
sửaNhững thể loại nội dung của phim truyền hình Việt Nam bao gồm tâm lý xã hội, gia đình, lãng mạn, hài hước, chính luận, hành động, tuyên truyền, cổ trang và lịch sử. Trong khi các bộ phim sản xuất tại miền Bắc chủ yếu tập trung vào mảng chính luận thì các bộ phim sản xuất tại miền Nam lại xoay quanh lãng mạn, hài hước.[24] Số bộ phim truyền hình do nhà nước đặt hàng sản xuất thường là phim tuyên truyền và lịch sử.[25] Trong những năm gần đây, phim truyện truyền hình Việt Nam đều tập trung vào khai thác thể loại tình cảm và gia đình.[26] Dòng phim Việt hóa tác phẩm nước ngoài cũng trở nên nở rộ và thu hút ý kiến trái chiều từ khán giả.[27]
Phạm vi phổ biến
sửaNhiều bộ phim truyền hình Việt Nam đến nay mới chỉ được sản xuất và phục vụ chủ yếu ở phạm vi khán giả trong nước, tuy nhiên một số phim hợp tác giữa các quốc gia cũng được phát sóng và quảng bá tại nhiều nơi trên thế giới.[28] Năm 2003, Đất phương Nam đã trở thành bộ phim truyền hình đầu tiên được xuất khẩu và phát hành DVD tại Mỹ.[28] Đến năm 2016, Công ty cổ phần truyền thông đa phương tiện Lasta là đơn vị sản xuất tiên phong tại Việt Nam xuất khẩu các bộ phim truyện truyền hình sang Myanmar.[28][29]
Chú thích
sửaGhi chú
sửa- ^ được coi là khung giờ "vàng" có nhiều người xem nhất[1]
- ^ có nguồn cho rằng bộ phim truyện truyền hình Việt Nam đầu tiên được sản xuất khi ấy là Dưới chân trời trắng, đạo diễn bởi Trần Phương và phát sóng vào năm 1978.[7]
Tham khảo
sửa- ^ Huyền Minh (1 tháng 12 năm 2016). “Phim truyền hình làm sao lấy lại "giờ vàng"?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Khung giờ phim Việt - Kỳ vọng thành thất vọng”. Dân Việt. Sài Gòn Giải Phóng. 26 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Hoàng Lê (9 tháng 1 năm 2021). “'Chán' phim 45 phút, nhà đài đổi món phim 30 phút”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Văn Tuấn (24 tháng 4 năm 2020). “Nở rộ phim truyền hình thời lượng ngắn”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Nguồn thu hàng trăm tỷ đồng từ mỗi phim truyền hình của VTV đến từ đâu?”. VTC News. Zing News. 19 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Giới thiệu VFC”. vfc.vtv.vn. Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Lê Ngọc Minh 2012, tr. 81.
- ^ a b c d e “Những nấc thang của phim truyền hình VN”. Tuổi Trẻ. Đài Truyền hình Việt Nam. 3 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- “Phim Việt trên sóng truyền hình: Một chặng đường nhìn lại”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lao Động. 25 tháng 7 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Huyền Nguyễn, Ốc Leo. “Phim truyền hình VTV: từ số 0 tới vũ trụ phim ảnh quốc dân”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Tuyết Minh. “"Lời nguyền của dòng sông" được biết đến như thế nào?”. Hànộimới. Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- “Đạo diễn Khải Hưng: "Suốt đời chỉ làm phim truyền hình"”. Báo điện tử Tổ Quốc. Hànộimới. 26 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- “NSND Khải Hưng: "Văn nghệ chủ nhật" nhiều lần làm tôi thót tim”. Báo điện tử VTV. 5 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b “Phim truyện truyền hình TFS: 25 năm hình thành và phát triển”. tfs.com.vn. Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Tam Kỳ (1 tháng 6 năm 2019). “Ngày ấy - bây giờ của dàn diễn viên 'Gió qua miền tối sáng'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ hoahue (17 tháng 3 năm 2014). “Gặp lại dàn diễn viên phim 'Cảnh sát hình sự' (1997)”. Giađình.net.vn. 2Sao. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Việt Hoài (12 tháng 11 năm 2003). “Tình xa: phim truyền hình hợp tác Việt - Thái đầu tiên”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Phương Trang (8 tháng 9 năm 2004). “Lẵng hoa tình yêu – bộ phim của những cái đầu tiên”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Phan Thiên Hà (20 tháng 7 năm 2005). “Bàn về bộ phim Việt Nam đầu tiên của "giờ vàng" HTV”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Hương Nhu (29 tháng 11 năm 2007). “Phim Việt giờ vàng: Đi mãi thành đường”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Trần Linh. “Tỷ lệ chiếu phim nội trên truyền hình: Quy định và thực thi”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Lê Ngọc Minh (11 tháng 4 năm 2012). “Nâng cao chất lượng phim truyền hình Việt Nam”. hoidienanhtphcm.vn. Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Trần Thị Phương Lan (1 tháng 11 năm 2016). “"Bài toán" khó của phim truyền hình xã hội hóa”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Như Hoa, Khánh Duy (15 tháng 8 năm 2010). “Phim Việt thời xã hội hóa - Mảnh đất lắm vàng, nhiều thau”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- “Phim truyền hình Việt xuống dốc?”. Tuổi Trẻ. 6 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Tuấn Huy (3 tháng 5 năm 2011). “Phim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Tiểu Quyên (22 tháng 4 năm 2011). “Phim truyền hình, vàng thau lẫn lộn: Tự giết mình”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Hòa Bình (6 tháng 5 năm 2011). “Phim Việt dở: Tại anh, tại ả?”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Hoàng Vy (9 tháng 5 năm 2011). “Khán giả "phát điên" vì phim Việt”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Hoàng Lê, Hồng Hạnh (6 tháng 11 năm 2012). “Phim truyền hình: Đông tay mà vỗ chẳng kêu”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Đức Hà (16 tháng 2 năm 2013). “Phim truyền hình Việt đang 'tuột dốc không phanh'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- “Người Phán Xử: Góc nhìn gai góc về "thế giới ngầm", vực dậy phim truyền hình Việt”. Thương hiệu và Pháp luật. 16 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Quang Đức (2 tháng 1 năm 2020). “Thập kỷ chuyển mình của phim Việt trên sóng giờ vàng VTV”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- “Những kỷ lục từ bom tấn truyền hình 'Về nhà đi con'”. ictnews.vietnamnet.vn. VietNamNet. 18 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Thủy Vũ (1 tháng 1 năm 2020). “Phim truyền hình VN 2019: Bùng nổ các phim gắn mác "quốc dân"”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Minh Nhật. “"Về nhà đi con": Đằng sau hiệu ứng của một bộ phim truyền hình quốc dân”. Giađình.net.vn. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- An Nhiên (4 tháng 7 năm 2017). “Sự khác biệt giữa phim truyền hình hai miền Nam – Bắc”. ViệtNamMới. Đời sống & Pháp lý. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Hiền Nguyên (5 tháng 6 năm 2018). “Phim truyền hình - "Công cuộc đổi gió"”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Mai Thương (26 tháng 9 năm 2021). “Phim nhà nước thất thu: 'Nhà nước đầu tư, chọn người làm phim thì phải chịu chung số phận!'”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Thanh Giang (10 tháng 12 năm 2020). “Dòng phim truyền hình về gia đình được nhiều khán giả yêu thích”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Khánh Thảo (11 tháng 7 năm 2021). “Phim truyền hình về đề tài hôn nhân, gia đình: Không thay đổi, sẽ nhàm chán”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Minh Khuê (5 tháng 6 năm 2021). “Phim truyền hình: Đồng loạt chiếu cùng nội dung dễ nhàm chán”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Xem các nguồn:
- Đan Khanh (2 tháng 1 năm 2023). “Phim truyền hình: Hành trang sang năm mới”. Doanh nhân Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Thái Văn (29 tháng 11 năm 2021). “Về dòng phim Việt hóa”. Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Quỳnh An (4 tháng 1 năm 2023). “Phim truyền hình Việt hóa: Từ bom tấn đến bom xịt”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b c Hà Tùng Long (23 tháng 3 năm 2017). “Xuất khẩu phim truyền hình Việt: "giấc mộng" vô hình?”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Hà Anh (13 tháng 5 năm 2016). “Việt Nam "xuất khẩu" phim truyền hình sang Myanmar”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
Đọc thêm
sửa- Hồng Lực (2000). Tổ quốc và điện ảnh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. OCLC 46322550. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005). Lịch sử điện ảnh Việt Nam (tập 2). Hà Nội: Cục Điện ảnh. OCLC 53129383. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Phạm Vũ Dũng (2000). Điện ảnh Việt Nam: ấn tượng và suy ngẫm. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. OCLC 606481203. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2011). Điện ảnh Việt Nam. T. 4: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh phim truyện truyền hình và phim truyện video Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. OCLC 1023454982. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Đinh Mỹ Linh (2015). Ảnh hưởng của phim truyền hình tới sự biến đổi trong lối sống gia đình ở Việt Nam từ thập niên cuối thế kỉ XX đến nay. Hà Nội: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. OCLC 1023453152. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- Lê Ngọc Minh (2012). Phim truyện truyền hình Việt Nam đặc trưng, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật (Luận văn). Hà Nội: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Liên kết ngoài
sửa- Bá Thắng, Dương Duy (5 tháng 9 năm 2020). "Làm phim truyền hình thời “không có gì”". Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.