Sài Gòn Giải Phóng

Tin tức

Sài Gòn Giải Phóng là một nhật báo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát hành bản in đầu tiên chỉ năm ngày sau sự kiện thống nhất đất nước theo quyết định của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định.[1][2][3] Là đơn vị tiên phong trên toàn thành phố sở hữu trang tin điện tử ra đời vào năm khởi điểm của thế kỷ 21,[4] tám năm sau, Sài Gòn Giải Phóng tiếp tục là cơ quan báo chí đầu tiên trên cả nước xuất bản hình thức báo giấy trực tuyến.[5][6]

Sài Gòn Giải Phóng
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuThành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Thành lập5 tháng 5 năm 1975; 49 năm trước (1975-05-05)
Giấy phépGiấy phép số 305/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/08/2023
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Hán
Trụ sở432-434 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc gia Việt Nam
ISSN0866-8825
WebsiteTiếng Việt
Tiếng Anh

Năm 2010, trang web tin tức được cấp phép hoạt động ở lĩnh vực báo điện tử, trong đó tỷ trọng truy cập ở quốc gia sở tại chiếm khoảng 73%, tại Hoa Kỳ đạt ngưỡng 12,3%.[7] Đến năm 2017, website tích hợp được tất cả các loại truyền thông đa phương tiện và tương thích với các trình duyệt trên tất cả các thiết bị điện tử.[8] Sáu năm sau, tờ báo tiếp tục nâng cấp giao diện theo lộ trình chuyển đổi số.[9]

Chuyên mục Đầu Tư Tài Chính của tờ báo ra mắt website điện tử vào năm 2011.[10] Cũng trong khoảng thời gian này, tòa nhà Văn hóa – Nghiệp vụ đặt tại Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3 bắt đầu khởi công xây dựng nền móng.[11] Sau gần sáu năm triển khai, văn phòng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 42 năm thành lập với quy mô 17 tầng trên, hai tầng hầm, hai tầng lửng cùng với diện tích sàn gần 20.500m².[12][13] Năm 2021, ông Tăng Hữu Phong được bổ nhiệm làm Tổng biên tập mới của nhật báo.[14]

Lịch sử

sửa

Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 11 tháng 3 năm 1975, theo chỉ thị từ Trung ương Cục miền Nam, Báo Giải Phóng được giao nhiệm vụ triệu tập một bộ phận tiền phương tiến về Sài Gòn chuẩn bị xuất bản tờ báo mới mừng ngày thống nhất đất nước.[a][17] Vào đến miền Nam, đội phóng viên tiếp quản căn biệt thự 174 Hiền Vương – trụ sở Trung ương Đảng Dân chủ và tờ Báo Dân chủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để làm địa điểm hoạt động.[18] Nguyễn Văn Ba (Dũng Tiến) – một họa sĩ vừa từ nhà tù trở về sau 18 năm bị giam cầm, chịu trách nhiệm thiết kế manchette.[17] Khuya ngày 5 tháng 5 năm 1975, Báo Sài Gòn Giải Phóng ấn bản đầu tiên với bốn trang khổ lớn, in offset, tổng cộng 460.000 tờ được ra đời.[18] Đến ngày 19 tháng 5 trong cùng năm, khi tòa soạn Báo Giải Phóng vừa hoàn thành xong 15 số Báo Sài Gòn Giải Phóng thì nhận được lệnh bàn giao việc xuất bản cho Thành ủy Sài Gòn,[19] công đoạn chuyển giao hoàn tất vào ngày 27 tháng 7.[20] Đến năm 2020, ấn phẩm nằm dưới sự quản lý của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh theo lộ trình chuyển đổi các cơ quan chủ quản truyền thông tại Việt Nam.[1]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Báo Giải Phóng là một nhật báo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hoạt động liên tục trong hơn một thập kỷ (1964–1977). Sau đó hợp nhất với Báo Cứu Quốc để thành lập nên Báo Đại Đoàn Kết.[15][16]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Mai Hương (11 tháng 8 năm 2020). “Lộ trình sắp xếp các cơ quan báo chí trực thuộc Thành ủy, UBND TP.HCM”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Tấn Phong (3 tháng 5 năm 2015). “Tờ báo mang tên một sự kiện lịch sử: Sài Gòn giải phóng”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Hoàng Lê (6 tháng 5 năm 2005). “Báo Sài Gòn Giải Phóng kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ “Chính thức ra mắt báo SGGP điện tử”. Tạp chí Tuyên giáo. 26 tháng 1 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Hữu Khôi (22 tháng 1 năm 2008). “Báo SGGP online ra mắt loại hình báo chí E-Paper”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Trường Thanh (6 tháng 12 năm 2023). “Báo Sài Gòn Giải Phóng thực hiện số hóa để mở rộng công chúng, tạo thêm nguồn thu mới”. Tạp chí Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ N.Dương (27 tháng 1 năm 2010). “Ra mắt Báo Sài Gòn Giải phóng điện tử”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Tr.Hoàng (5 tháng 5 năm 2017). “Sài Gòn Giải Phóng Online ra mắt phiên bản mới”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ Phương Nam (4 tháng 12 năm 2023). “Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng ra mắt giao diện mới”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ “Ra mắt trang thông tin điện tử báo Đầu tư Tài chính”. Đảng Cộng sản Việt Nam. 11 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ “Khởi công xây tầng hầm Tòa nhà Văn hóa - Nghiệp vụ Báo SGGP”. Báo Chính Phủ. 11 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ Hải Hạnh (5 tháng 5 năm 2017). “Báo SGGP kỉ niệm 42 năm ngày ra mắt và khánh thành tòa nhà mới”. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ Minh Anh (5 tháng 5 năm 2017). “Ra mắt phiên bản mới báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ Thảo Lê (26 tháng 7 năm 2021). “Ông Tăng Hữu Phong làm tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ Hà Minh Huệ (18 tháng 8 năm 2023). “Báo Giải Phóng 60 tuổi - xứng đáng được vinh danh”. Hội Nhà báo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ Hoàng Yến (12 tháng 2 năm 2024). “60 năm Báo Giải Phóng: Xứng đáng được vinh danh”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ a b Đinh Phong (5 tháng 5 năm 2005). “Báo Giải Phóng giữa Sài Gòn giải phóng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ a b Nguyễn Hồ (21 tháng 1 năm 2022). “Những ngày đầu làm báo giữa Sài Gòn”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ Phương Hà (26 tháng 4 năm 2020). “Sống mãi cùng lịch sử nước nhà”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  20. ^ Hồng Lam (8 tháng 1 năm 2024). “Báo Giải Phóng kiên cường trên tuyến lửa”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa