Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam
Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, hay còn gọi với tên đầy đủ là Trung tâm Phim truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Television Film Center,[1] viết tắt là VFC), là một đơn vị sản xuất phim và chương trình truyền hình trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.
Loại hình | Đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam |
---|---|
Ngành nghề | Sản xuất phim truyền hình và chương trình truyền hình khác |
Thành lập | 7 tháng 9 năm 1980; 43 năm trước |
Trụ sở chính | 906 đường La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội |
Website | vfc |
Trung tâm có chức năng chính là sản xuất phim truyền hình (cả chính luận và giải trí)[2] để phát sóng trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, đồng thời là nhà sản xuất của một số thể loại chương trình truyền hình khác như hài kịch, talk show, chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình truyền hình thực tế, gameshow...[3]
Lịch sử
sửaTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam có tiền thân là Công ty Nghe nhìn Việt Nam, được thành lập vào năm 1980. Năm 1996, đơn vị này mang tên là Hãng phim truyền hình Việt Nam và được sáp nhập vào Đài Truyền hình Việt Nam.[3] Từ ngày 1 tháng 8 năm 2003, Hãng phim truyền hình Việt Nam đổi tên thành Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam.[4] Từ ngày 8 tháng 9 năm 2022, Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam đổi tên thành Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam.[5]
Các chương trình
sửaLãnh đạo
sửa- NSƯT Lê Mạnh (Quyền Giám đốc)
- Nguyễn Khải Anh (Phó Giám đốc)
Giải thưởng
sửa- Giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI cho phim Ảo ảnh giữa đời thường.[6]
- Giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII cho phim Ba lẻ một.[7]
- Giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV cho phim Không còn gì để nói.[8]
- Giải Cánh diều 2002:
- Giải cánh diều bạc thể loại Phim hoạt hình (video) cho Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng. [9]
- Giải khuyến khích thể loại Phim truyện truyền hình ngắn tập cho phim Sang sông.[9]
- Giải Cánh diều bạc thể loại Phim truyện truyền hình ngắn tập cho phim Ranh giới.[9]
- Giải Cánh diều vàng thể loại Phim truyện truyền hình ngắn tập cho phim Không còn gì để nói.[9]
- Giải khuyến khích thể loại Phim truyện truyền hình dài tập cho phim Đất và người.[9]
- Giải Cánh diều bạc thể loại Phim truyện truyền hình dài tập cho phim Phía trước là bầu trời.[9]
- Giải Cánh diều 2003:
- Giải Cánh diều bạc 2003 cho phim Những cánh hoa mong manh.[10]
- Giải Cánh diều 2004:
- Bằng khen : thể loại phim truyền hình nhiều tập cho bộ phim Chuyện phố phường.[11]
- Giải Cánh diều 2005:
- Giải Cánh diều vàng 2006:
- Thể loại phim truyền hình nhiều tập cho phim Chạy án (đạo diễn NSƯT Vũ Hồng Sơn, trong loạt phim Cảnh sát hình sự).
- Thể loại phim truyền hình ngắn tập cho phim Nhà có ba chị em (đạo diễn Đỗ Thanh Hải).[13]
- Giải Cánh diều 2007:
- Giải Cánh diều 2008:
- Cánh diều vàng thể loại phim truyền hình nhiều tập xuất sắc nhất cho phim Chạy án 2.[15]
- Cánh diều bạc thể loại phim truyền hình nhiều tập cho phim Gió làng Kình.[15]
- Giải cánh diều 2009:
- Giải cánh diều bạc thể loại phim truyền hình nhiều tập cho phim Bước nhảy xì tin.[16]
- Giải Cánh diều vàng 2010 Hạng mục Phim truyện video cho phim Bí thư Tỉnh ủy.[17]
- Giải Cánh diều 2011:
- Bằng khen thể loại phim truyền hình cho bộ phim Chủ tịch tỉnh.[18]
- Giải Bông sen vàng 2013 thể loại phim truyện video cho phim Người cộng sự (2013).[19]
- Huy chương vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc cho chương trình thiếu nhi Đi tìm ông trăng.
- Huy chương vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc cho phim truyền hình Đàn trời[20] (đạo diễn Bùi Huy Thuấn).
- Giải Cánh diều 2019[21][22]:
- Cánh diều vàng thể loại phim truyền hình: Về nhà đi con.
- Cánh diều bạc thể loại phim truyền hình: Hoa hồng trên ngực trái.
- Nam diễn viên chính xuất sắc: Ngọc Quỳnh (phim Hoa hồng trên ngực trái).
- Nữ diễn viên chính xuất sắc: Hồng Diễm (phim Hoa hồng trên ngực trái).
- Nam diễn viên phụ xuất sắc: Doãn Quốc Đam (phim Mê cung).
- Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Cao Thái Hà (phim Bán chồng).
- Đạo diễn xuất sắc: NSƯT Nguyễn Danh Dũng (phim Về nhà đi con).
- Diễn viên triển vọng: Bảo Hân (phim Về nhà đi con).
- Giải Cánh diều 2020:
- Cánh diều vàng thể loại phim truyền hình: Hồ sơ cá sấu.
- Cánh diều bạc thể loại phim truyền hình:
- Nam diễn viên chính xuất sắc: Mạnh Trường (phim Hồ sơ cá sấu).
- Nữ diễn viên chính xuất sắc: Lương Thu Trang (phim Hướng dương ngược nắng).
- Nam diễn viên phụ xuất sắc: Thanh Sơn (phim Tình yêu và tham vọng).
- Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Trịnh Tuyết Hương (phim Cát đỏ).
- Đạo diễn xuất sắc: NSƯT Nguyễn Mai Hiền (phim Hồ sơ cá sấu).
Tranh cãi
sửaTập 36, 37 của bộ phim Lửa ấm phát sóng năm 2020 đã có những sai sót nghiêm trọng về kiến thức đối với phơi nhiễm và xử lý phơi nhiễm HIV/AIDS.[23]
Tham khảo
sửa- ^ “Vietnam Television Film Center” (PDF). Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ:
|12=
(trợ giúp) - ^ Hồng Hà (15 tháng 11 năm 2012). “VFC làm phim thuần giải trí”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
- ^ a b “Giới thiệu về VFC”. Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Một hướng đi mới cho phim truyền hình?”. VietNamNet. ngày 9 tháng 8 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
- ^ Chí Kiên (8 tháng 9 năm 2022). “Quy định mới về nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- ^ a b c d e f “Giải thưởng cánh diều vàng năm 2002”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2012.
- ^ Nguyễn Chương (19 tháng 3 năm 2004), Kết quả giải thưởng Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh VN Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013
- ^ Trao giải Cánh diều vàng 2004 Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, Báo Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ a b 'Chuyện của Pao' đoạt 4 Cánh diều vàng, Vnexpress. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ Việt Hoài (6 tháng 5 năm 2007), Cánh diều vàng 2006: Hà Nội, Hà Nội & Áo lụa Hà Đông Lưu trữ 2011-04-24 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013
- ^ a b c d Phương Thanh giành giải Cánh diều vàng 2007 Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine, VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ a b Hồng Ánh đoạt giải Cánh diều vàng 2008, Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ ‘Đừng đốt’ đại thắng ở Cánh Diều Vàng Lưu trữ 2018-06-26 tại Wayback Machine, VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ Linh Lan (13 tháng 3 năm 2011), "Long thành cầm giả ca" đoạt giải Cánh diều vàng 2010, Thể thao & Văn Hóa. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013
- ^ Cánh Diều Vàng 2011 gây sốc nhưng vẫn tẻ nhạt Lưu trữ 2017-06-30 tại Wayback Machine, VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ Như Hoa (17 tháng 10 năm 2013), Phim Những người viết huyền thoại thắng lớn Lưu trữ 2013-10-25 tại Wayback Machine, SGGP Online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013
- ^ Các giải thưởng đã đạt được Lưu trữ 2013-10-28 tại Wayback Machine, Website Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013
- ^ “Trao giải Cánh diều 2020 khu vực phía Bắc”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2020.
- ^ “ZingNews - Giải thưởng Cánh diều Vàng 2020”.
- ^ “CDC Hà Nội: Phim 'Lửa ấm' tuyên truyền 'sai rất nghiêm trọng' về nhiễm HIV”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2020.