Pachycaul là một kiểu thân biến dạng loại caudex. Thân cây dạng pachycaul là kiểu thân phình to, dày, không cân đối so với chiều cao của chúng và có rất ít nhánh, đôi khi có hình chai.[1] Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp παχύς (tiếng Anh: pachy-, có nghĩa là "dày" hoặc "mập mạp") và tiếng Latinh καυλός (tiếng Anh: -caulis, có nghĩa là "thân cây").[2]

Thân pachycaul dạng chai ở loài Pachypodium sp.
Thân dạng pachycaul ở loài Fouquieria columnaris

Phân loại

sửa

Trong tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ mô tả pachycaul chi tiết hơnː những cây có cành mỏng, chẳng hạn như chi Sồi (Quercus), chi Phong (Acer) và chi Bạch đàn (Eucalyptus) có kiểu thân được gọi là eptocauls; những loài có cành dày vừa phải, chẳng hạn như chi Đại Plumeria được gọi là mesocauls.

Với một số loài có pachycaul nhất định, đặc biệt là các loài thực vật mọng nước, thân của chúng thường được gọi là "caudiciformes", ám chỉ sự phát triển thân thành nơi dự trữ nước trong thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên theo một số cách phân loại khác thì pachycauls và caudiciformes là 2 nhóm riêng biệt trong kiểu thân caudex.

Nguồn gốc và ví dụ

sửa

Pachycaul có thể là sản phẩm của quá trình sinh trưởng sơ cấp đặc biệt (như với họ Cau Arecaceae và chi Tuế Cycadaceae) hoặc sinh trưởng thứ cấp không cân xứng, như ở chi Bao báp (Adansonia). Tất cả các loài thuộc họ Xương rồng Cactaceae đều là loài pachycaul, cũng như hầu hết các loài thuộc họ Arecaceae, Cycadaceae và chi Pandanus.

Các loài pachycaul rõ rệt nhất xuất hiện ở ven bờ vùng đồng bằng ngập nước, cụ thể là các giống cọ châu Phi (Borassus aethiopum), với sự sinh trưởng sơ cấp làm thân có độ dày lên tới 7 foot (2,1 mét)[3][4][5] và dừa Chile (Jubaea chilensis) với mức tăng trưởng sơ cấp thân dày tới 6 foot (1,8 mét).[6][7][8] Loài Tuế có thân dạng pachycaul to nhất là Cycas thouarsii có đường kính thân lên tới 5 foot (150 xentimét).[9] Loài pachycaul cao nhất là cọ sáp Quindío (Ceroxylon quindiuense) có chiều cao lên tới 220 foot (67 mét)[10] và khoảng 16 inch (41 cm) đường kính thân. Loài xương rồng pachycaul to nhất là xương rồng Echinocactus platyacanthus với thân có sinh trưởng sơ cấp lên tới 4 ft 4 in (1,32 mét) đường kính.[11] Loài pachycaul thuộc loại caudiciforme lớn nhất là bao báp châu Phi (Adansonia digitata); một loài khác, được gọi là Glencoe baobab (từ Hoedspruit, Limpopo, Nam Phi) có đường kính cơ bản (không phải chu vi) là 52 ft 2 in (15,90 mét).[12]

Một số ví dụ về các họ thực vật khác có dạng thân pachycaulː[13]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Gupta, I. C.; S. K. Gupta (1992). Concepts' Dictionary Of Agricultural Sciences. Concept Publishing Company. tr. 348. ISBN 978-81-7022-301-6.
  2. ^ Stearn, W.T. (1992). Botanical Latin: History, grammar, syntax, terminology and vocabulary, Fourth edition. David and Charles.
  3. ^ Von Mueller, Ferdinand (1881). Select Extra-tropical Plants. Sydney: Government Printer. tr. 50.
  4. ^ Kunkel, Reinhard (1982). Elephants. New York: Harry N. Abrams Inc. tr. Color Plate on pages 100–101. Includes two adult bull Savanna Elephants for size comparison.
  5. ^ Carder, Dr. Al (2005). Giant Trees of Western America and the World. Madeira Park, British Columbia: Harbour Pub. Co. Ltd. tr. 130.
  6. ^ anonymous (tháng 1 năm 1957). “<not recorded>”. Principes. 1 (2): 57.
  7. ^ Caradine, Chris (tháng 11 năm 1998). “A Day at Ocoa”. The Palm Journal. [no volumes] (143): 20 with photo.
  8. ^ Riverside (California) Sunday Press Enterprise (September 6, 1964) page 39 Excelent photo with three people for size comparison.
  9. ^ Earle, Christopher. “Gymnosperm Database - Cycadales”. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Corner, Prof. E.J.H. (1966). Natural History of Palms. Berkeley, Calif.: Univ. Calif. Press. tr. 289.
  11. ^ Britton, Nathan L.; Rose, Joseph N. (1963). The Cactaceae - Volume 3 . New York: Dover Pubs. Inc. tr. 170.
  12. ^ Esterhuyse, Neels; và đồng nghiệp (2001). Remarkable Trees of South Africa. Pretoria: Briza Pubs. tr. 6 (table) and 156 & 159.
  13. ^ Wickens, G. E.; Pat Lowe (2008). The Baobabs: Pachycauls of Africa, Madagascar and Australia. Springer. tr. 139–140. ISBN 978-1-4020-6430-2.