Họ Đào lộn hột hay còn gọi là họ Xoài (danh pháp khoa học: Anacardiaceae) là một họ thực vật có hoa có quả là loại quả hạch. Các loài trong họ này có cây gỗ, bụi hoặc dây leo thân gỗ; lá mọc cách, thường kép một lần lông chim; đặc trưng bởi cây có nhựa mủ. Hoa của cây trong họ nhỏ, đều, mẫu (3)5(7); bộ nhị xếp thành 2 vòng (diplostemon) hoặc 1 vòng (haplostemon), hiếm khi 2 vòng với các nhị vòng ngoài đối diện các cánh hoa (obdiplostemon); có triền ở trong hay ngoài nhị. Bộ nhụy thường gồm 3 lá noãn hợp quả tụ (hợp nguyên lá noãn), đôi khi lá noãn 1 hoặc 4-6, rời nhau. Quả của cây trong họ thường là dạng hạch hay quả mọng. Hạt có phôi cong. Một số loài tiết ra urushiol là một chất gây dị ứng. Chi điển hình là Anacardium (đào lộn hột). Các loài khác trong họ này còn có xoài, điều, sơn độc, sơn, hoa khóihồ trăn. Hồ trăn đôi khi còn được đưa vào họ riêng là Pistaciaceae[1].

Họ Đào lộn hột
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Anacardiaceae
Lindl.
Chi điển hình
Anacardium
L.
Các chi
80. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Blepharocaryaceae Airy Shaw, 1964
  • Comocladiaceae Martynov, 1820
  • Julianaceae Hemsley
  • Lentiscaceae Horan., 1843
  • Pistaciaceae Martinov, 1820
  • Podoaceae Baill. ex Franch., 1889
  • Rhoaceae Sadler
  • Schinaceae Raf., 1837
  • Vernicaceae Schultz, 1832

Các chi

sửa

Theo APG III, họ này chứa khoảng 80 chi với khoảng 882 loài, đôi khi được chia thành hai phân họ là Spondoideae (đồng nghĩa: Spondiadaceae) với khoảng 20 chi và 147 loài và Anacardioideae với khoảng 60 chi và 735 loài.

Phát sinh chủng loài

sửa

Spondiadoideae-Spondiadeae và một vài chi thuộc Rhoeeae, bao gồm Pegia, TapiriraCyrtocarpa[2][3] đã từng được phục hồi như là nhóm chị em với phần còn lại của họ này. Tuy nhiên, tình thế hiện tại là khá phức tạp. Trong một số phân tích thì Buchanania được hỗ trợ khá tốt như là nhóm chị em của phần còn lại của phân họ Anacardioideae[2][4], phù hợp cả về mặt thành phần hóa học và giải phẫu vỏ quả trong (nó không có vỏ quả trong phân tầng), số lượng lá noãn 4-6, và vị trí khác biệt của lá noãn có khả năng sinh sản, nhưng vị trí phát sinh chủng loài của nó lại không được ấn định trong các phân tích khác[5]. Campnosperma, ban đầu được gộp trong chỉ một phân tích[6]: việc lấy mẫu hạn chế, các mối quan hệ khác biệt với các quan hệ trong các nghiên cứu khác, không có giá trị hỗ trợ), có vỏ quả trong tương tự như của Buchanania và quả đôi khi là 2 ngăn; nhưng nó lại không được lập trình tự trong nghiên cứu của Pell (2004)[3]. Pell et al. (2011)[7] gợi ý rằng Spondiadoideae là đa ngành, và Weeks et al. (2014)[8] tìm thấy rằng Spondiadoideae là cận ngành, với Campnosperma nằm giữa hai phần; Buchanania là chị em với một trong hai phần này, và Pentaspadon là chị em với toàn thể cả họ - tuy nhiên, mức độ hỗ trợ là không mạnh.

Trong phần còn lại của họ, có bốn nhánh chính, với [Dobinaea + Campylopetalum] là chị em với toàn bộ phần còn lại, với mức độ hỗ trợ khá tốt[8]. Trong Anacardioideae cũ[9][10] các đơn vị phân loại có kiểu phát tán nhờ gió không tạo thành một nhóm duy nhất[5][10].

Về các mối quan hệ trong phạm vi chi Rhus sensu lato, mà từ đó chi gây dị ứng là Toxicodendron được tách ra, xem trong nghiên cứu của Andrés-Hernández et al. (2014)[11].

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tingshuang Yi, Jun Wen, Avi Golan-Goldhirsh and Dan E. Parfitt (2008). “Phylogenetics and reticulate evolution in Pistacia (Anacardiaceae)”. American Journal of Botany. 95 (2): 241–251. doi:10.3732/ajb.95.2.241. PMID 21632348.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Aguilar-Ortigoza C. J., & Sosa V. 2004. The evolution of toxic phenolic compounds in a group of Anacardiaceae genera. Taxon 53: 357-364.
  3. ^ a b Pell S. K. 2004. Molecular Systematics of the Cashew Family (Anacardiaceae). Luận án tiến sĩ, Đại học bang Louisiana.
  4. ^ Wannan B. S. 2006. Analysis of generic relationships in Anacardiaceae. Blumea 51: 165-195, doi:10.3767/000651906X622427.
  5. ^ a b Pell S. K., & Mitchell J. D. 2007. Evolutionary trends in Anacardiaceae inferred from nuclear and plastid molecular data and morphological evidence. Tr. 178, trong Plant Biology and Botany 2007. Program and Abstract Book. Chicago.
  6. ^ Chayamarit K. 1997. Molecular phylogenetic analysis of Anacardiaceae in Thailand. Thai Forest Bull. 25: 1-13.
  7. ^ Pell S. K., Mitchell J. D., Miller A. J., & Lobova T. A. 2011. Anacardiaceae. Tr. 7-50, trong Kubitzki K. (chủ biên), The Families and Genera of Flowering Plants. X. Flowering Plants: Eudicots. Sapindales, Cucurbitales, Myrtaceae. Springer, Berlin.
  8. ^ a b Weeks A., Zapata F., Pell S. K., Daly D. C., Mitchell J., & Fine P. V. A. 2014. To move or evolve: Contrasting patterns of intercontinental connectivity and climatic niche evolution in "Terebinthaceae" (Anacardiaceae and Burseraceae). Front. Genet. 5: 409. doi:10.3389/fgene.2014.00409
  9. ^ Pell S. K., & Urbatsch L. 2000. Evaluation of evolutionary relationships in Anacardiaceae using matK sequence data. American J. Bot. 87(6, suppl.): 149.
  10. ^ a b Pell S. K., & Urbatsch L. 2001. Tribal relationships and character evolution in the cashew family (Anacardiaceae): Inferences from three regions of the chloroplast genome. Tr. 132 trong Botany 2001: Plants and People, Abstracts. [Albuquerque.]
  11. ^ Andrés-Hernández, Terrazas T., Salazar G., & Ochoterena H. 2014. Phylogenetic analysis based on structural and combined analyses in Rhus (Anacardiaceae). Bot. J. Linnean Soc. 176: 452-468, doi:10.1111/boj.12222.

Liên kết ngoài

sửa