Như Quỳnh (diễn viên)

diễn viên điện ảnh người Việt Nam
(Đổi hướng từ Nguyễn Như Quỳnh)

Như Quỳnh (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1954), tên đầy đủ là Nguyễn Như Quỳnh, là một diễn viên điện ảnh người Việt Nam. Bà nổi tiếng qua nhiều vai diễn trong các phim như Bài ca ra trận, Đến hẹn lại lên, Ngày lễ Thánh và được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[1]

Nghệ sĩ Nhân dân
Như Quỳnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Như Quỳnh
Ngày sinh
10 tháng 5, 1954 (70 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Cha mẹ
Nguyễn Kim Xuân
Nguyễn Tiêu Lang
Hôn nhân
Nguyễn Hữu Bảo (cưới 1980)
Lĩnh vực
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1973 – nay
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnNết trong Đến hẹn lại lên
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1975
Nữ diễn viên chính xuất sắc
Giải Cánh diều 2005
Nữ diễn viên phụ xuất sắc
Website

Tiểu sử

sửa

Như Quỳnh, tên khai sinh là Nguyễn Như Quỳnh, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1954 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật tại Hà Nội.[2] Ông ngoại của bà là cụ Nguyễn Gia Túc, một nghệ sĩ và là thầy dạy bộ môn Cải lương nổi tiếng vào thập niên 1950, bố mẹ của bà là hai nghệ sĩ cải lương Tiêu Lang và Kim Xuân, đều là diễn viên sân khấu của Đoàn Cải lương Chuông Vàng. Thuở nhỏ, bà hay được đưa đi sinh hoạt tại Cung thiếu nhi Hà Nội và được thu âm một số ca khúc thiếu nhi phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1970, Như Quỳnh tốt nghiệp khoa Cải lương khóa đầu tiên của Trường Nghệ thuật Hà Nội (nay là Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội) và về công tác tại Đoàn Cải lương Chuông Vàng.

Sự nghiệp

sửa

Năm 1973, Như Quỳnh được đạo diễn Trần Đắc mời tham gia bộ phim Bài ca ra trận, đây là vai diễn điện ảnh đầu tiên của bà.[3] Năm 1974, bà tiếp tục đóng vai cô Nết trong bộ phim Đến hẹn lại lên của đạo diễn Trần Vũ, với vai diễn này, Như Quỳnh đoạt Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 tổ chức vào năm 1975, khi mới 21 tuổi.[4][5] Sau đó, Như Quỳnh tiếp tục tham gia bộ phim Ngày lễ Thánh của đạo diễn Bạch DiệpMối tình đầu của đạo diễn Hải Ninh, sau khi hoàn thành bộ phim Mối tình đầu, bà bỏ hẳn công việc cải lương để chuyên tâm theo sự nghiệp điện ảnh, về đầu quân cho Xưởng phim truyện Việt Nam, tiếp tục tham gia hàng loạt bộ phim khác của xưởng như Hà Nội mùa chim làm tổ, Hi vọng cuối cùng, Sẽ đến một tình yêu, Đêm miền yên tĩnh và nhiều bộ phim khác trong thời kì đổi mới đất nước.[6]

Thập niên 1990–2000, Như Quỳnh lại tiếp tục gây ấn tượng với hình tượng người phụ nữ chín tuổi, chín chắn ở ngoại hình và cảm xúc như trong phim Bỏ trốn, Hạnh phúc qua đám mây màuBến không chồng. Bà cũng được mời tham gia trong nhiều dự án phim hợp tác với nước ngoài như Những mảnh đời rừng (hợp tác với Đức), Hai cô con gái ông chủ vườn thảo dược (hợp tác với Pháp) và Cô dâu vàng (hợp tác với Hàn Quốc).[7][8] Bà còn xuất hiện trong phim của các đạo diễn nước ngoài và Việt kiều như Đông Dương của đạo diễn Regis Wargnier, Mùa hè chiều thẳng đứng của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng, Hạt mưa rơi bao lâu của đạo diễn người Đức gốc Việt Đoàn Minh Phượng và Áo lụa Hà Đông của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Lưu Huỳnh.[9][10]

Năm 2006, Như Quỳnh đoạt Giải Cánh diều 2005 cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc phim truyện điện ảnh trong bộ phim Chuyện của Pao.[11] Cuối năm 2007, bà giành giải thưởng Diễn viên nước ngoài xuất sắc Hàn Quốc do Đài truyền hình SBS trao tặng với vai bà mẹ trong bộ phim Cô dâu vàng (Hãng phim truyện ISBS hợp tác sản xuất).[12] Ngoài công việc diễn viên, bà cũng làm người mẫu tham gia khá nhiều chương trình quảng cáo trên truyền hình. Bà được Nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2007.[13][14]

Đời tư

sửa

Như Quỳnh lập gia đình với nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo (em trai của nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn và đạo diễn Nguyễn Hữu Luyện) vào năm 1980 và có hai con gái là Đan Huyền và Đan Khuê.[15]

Tác phẩm

sửa

Điện ảnh

sửa
Năm Phim Vai Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1973 Bài ca ra trận Mai NSND Trần Đắc [a]
1974 Đến hẹn lại lên Nết NSND Trần Vũ [b]
1976 Ngày lễ Thánh Ái NSND Bạch Diệp [c]
1977 Mối tình đầu Diễm Hương NSND Hải Ninh [d]
1978 Hà Nội mùa chim làm tổ Nguyệt NSƯT Đức Hoàn
1981 Hi vọng cuối cùng Vân NSND Trần Phương [e]
1983 Sẽ đến một tình yêu Dung NSND Phạm Văn Khoa
1984 Đêm miền yên tĩnh Chiêu NSND Trần Phương, Nguyễn Hữu Luyện
1985 Cơn lốc biển Phụng NSND Nguyễn Khắc Lợi
1987 Duyên nợ Hiền Nguyễn Hữu Luyện
1988 Những mảnh đời rừng Nam NSND Trần Vũ, Jörg Foth
1989 Số đỏ Bà Văn Minh NSƯT Hà Văn Trọng, Lộng Chương
Gánh hàng hoa Liên NSND Trần Đắc
1992 Đông Dương Cô Sao Regis Wargnier
1995 Xích lô Bà chủ Trần Anh Hùng
1996 Bỏ trốn Bà Mai NSND Phạm Nhuệ Giang
Nước mắt thời mở cửa Mẹ Trinh Lưu Trọng Ninh
Hạnh phúc qua đám mây màu Bác sĩ Thu NSƯT Hà Văn Trọng, Nguyễn Huy Hoàng
1997 Trưởng ban dân số Vợ Nhất NSƯT Trần Trung Nhàn
1998 Khoảng vỡ Huệ Anh NSND Nguyễn Thanh Vân
2000 Mùa hè chiều thẳng đứng Sương Trần Anh Hùng
2001 Bến không chồng Hơn Lưu Trọng Ninh [f]
2004 Những cô gái chân dài Mẹ Ngọc Vũ Ngọc Đãng [g]
2005 Hạt mưa rơi bao lâu Đoàn Minh Phượng
2006 Chuyện của Pao Bà Kía Ngô Quang Hải [h][i]
Hai cô con gái của ông chủ vườn thảo dược Giám đốc cô nhi viện Đới Tư Kiệt
Áo lụa Hà Đông Bà Phán Lưu Huỳnh [j]
2007 Người đến từ Phum núi Bà Tê Hun Nguyễn Xuân Thành
Sài Gòn Nhật thực Bà Tú Othello Khánh [16]
2009 Chơi vơi Bà Thu Bùi Thạc Chuyên
2010 Vũ điệu đam mê NSƯT Nguyễn Đức Việt
2011 Lời nguyền huyết ngải Bà lão câm
2019 Người vợ ba Bà Vú Nguyễn Phương Anh
2023 Chạm vào hạnh phúc Mẹ Bà Nhàn Nguyễn Mai Long

Truyền hình

sửa
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Nguồn
1995 12A và 4H Bà Quang Bùi Thạc Chuyên, Trần Quốc Trọng VTV1
Sông Hồng reo Hạnh Nguyễn Hữu Luyện, NSƯT Trần Trung Nhàn H
2000 Dải lụa Sư cụ Đàm Tú Lê Cường Việt VTV3
2001 Đôi bờ Thảo Lê Ngọc Linh VTV1
Hương dẻ Mẹ Na Vinh Hương HTV
2002 Hoa xương rồng Phượng Nguyễn Hữu Luyện VTV3
2005 Cô dâu Việt Bà Phượng Nguyễn Quang, Đoàn Anh Dũng
Vượt qua thử thách Bà Thép Phi Tiến Sơn, Nguyễn Hữu Luyện, Trịnh Lê Phong
2007 Cô dâu vàng Mẹ nhân vật Jin-ju Woon Goon Il SBS & HTV3
2009 Kén dâu như ý Lê Cường Việt VTV1
2010 Blog nàng dâu Bà Loan NSƯT Mai Hồng Phong VTV3
2011 Tháng củ mật[17] Bà Hòa NSƯT Nguyễn Danh Dũng VTV1
Làm bố thật tuyệt Bà Minh Nguyễn Mạnh Hà VTV3
2012 Những công dân tập thể Bà Mai NSƯT Vũ Trường Khoa VTV1
Mặt nạ da người Bà Trang NSƯT Mai Hồng Phong VTV3
Ông tơ hai phẩy Bà Phương NSƯT Nguyễn Danh Dũng VTV1
2015 Sóng ngầm Bà Mai Nguyễn Mạnh Hà
Khép mắt chờ ngày mai Bà Mỹ NSƯT Vũ Trường Khoa VTV3
Lời ru mùa đông Bà Trương NSƯT Mai Hồng Phong VTV1
2020 Đừng bắt em phải quên Bà Dịu Vũ Minh Trí VTV1 & VTV3
2021 Hương vị tình thân Bà Dần NSƯT Nguyễn Danh Dũng VTV1
2022 Hành trình công lý Bà Giang NSƯT Nguyễn Mai Hiền VTV3

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3.
  2. ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3.
  3. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4.
  4. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5.
  5. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6.
  6. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13.
  7. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14.
  8. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15.
  9. ^ Phim đoạt giải Cánh diều vàng tại Giải Cánh diều 2005.
  10. ^ Phim đoạt giải Cánh diều vàng tại Giải Cánh diều 2006.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nghệ sĩ Nhân dân Như Quỳnh: Yên tâm với những gì đang có”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “Cuộc sống hiện tại của NSND Như Quỳnh ra sao?”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ T.D (9 tháng 4 năm 2020). "Tháng năm rực rỡ" của những nữ diễn viên xuất sắc nhất điện ảnh Việt”. Người đưa tin. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ III - NĂM 1975”. Liên hoan phim Việt Nam. 19 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Như Quỳnh - Đến hẹn lại lên”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ Thu Hằng (4 tháng 12 năm 2019). “NSND Như Quỳnh – Một ngôi sao khiêm nhường”. Nhịp sống Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Thu Hà (10 tháng 7 năm 2005). “Như Quỳnh: Nuôi dưỡng tính chuyên nghiệp bằng lãng mạn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2002.
  8. ^ Tuyết Minh (4 tháng 10 năm 2006). “Như Quỳnh - "bà trùm" phim hợp tác!”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Như Quỳnh tỏa sáng nét đẹp Việt Nam”. VNExpress. FPT. 11 tháng 7 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập 1 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ Nghệ sĩ ưu tú Như Quỳnh: "Thế hệ chúng tôi không còn vai chính!"
  11. ^ “Phúc "đen" bay lên từ Cánh Diều Vàng”. Người lao động. 22 tháng 3, 2006. Truy cập 24 tháng 3, 2004.
  12. ^ “bà nhận giải thưởng Điện ảnh Hàn Quốc”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  13. ^ Lan Dung (6 tháng 2 năm 2007). “Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 6”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  14. ^ T. Nguyễn (7 tháng 2 năm 2007). “Truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ “Nghệ sĩ Nhân dân Như Quỳnh: Phụ nữ phương Đông còn nổi loạn hơn cả phương Tây”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2007.
  16. ^ “Trang chủ của phim Sài Gòn nhật thực”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  17. ^ “Tháng Củ Mật – vị lạ cho phim Tết 2011”. Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa