Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3

lần 3 (năm 1975)

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 được tổ chức từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 22 tháng 3 năm 1975 tại Hải Phòng, Việt Nam với khẩu hiệu: "Vì Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội. Vì sự phát triển của nền điện ảnh dân tộc".[1]

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3
Liên hoan phim Việt Nam
Địa điểmHải Phòng, Việt Nam
Thành lập1970
Giải thưởngBông Sen vàng:
Đến hẹn lại lên (Phim truyện)
Em bé Hà Nội (Phim truyện)
Hà Nội – Bản anh hùng ca (Phim tài liệu)
Con khỉ lạc loài (Phim hoạt hình)
Ngày tổ chức15 tháng 3 – 25 tháng 3 năm 1975
Trang web chính thức
Cổng thông tin Điện ảnh

Sự kiện

sửa

Đây là liên hoan phim đầu tiên mà các tác phẩm dự thi được trình chiếu trước đông đảo khán giả; các nghệ sĩ cũng có thể gặp gỡ và giao lưu với công chúng. Tổng số phim đăng ký dự thi là 111 phim, trong đó có 4 phim truyện Em bé Hà Nội, Quê nhà, Đến hẹn lại lên, Bài ca ra trận. Số còn lại gồm 27 phim tài liệu, 13 phim hoạt hình, 43 phim đề tài thời sự, 8 phim khoa học và 9 phim đề tài khoa học.[2][3]

Tối ngày 22 tháng 3, buổi lễ bế mạc diễn ra. Có tất cả 4 giải Bông sen vàng được trao cho các hạng mục bao gồm phim truyện, phim tài liệu thời sự và phim hoạt họa; riêng phim truyện có 2 giải, và không có Bông sen vàng nào được trao cho mảng phim khoa học.[4][5] So với hai kỳ liên hoan phim trước, số lượng giải thưởng kỳ này ít hơn hẳn, được cho là do công tác tổ chức và chấm giải đã bài bản hơn.[6][7][8][9]

Giải thưởng

sửa

Phim truyện

sửa
Giải Phim Chú thích
Tác phẩm Bông Sen vàng Đến hẹn lại lên
Em bé Hà Nội
Bông Sen bạc Bài ca ra trận
Quê nhà [10]
Đạo diễn xuất sắc Trần VũĐến hẹn lại lên
Nam diễn viên chính xuất sắc không được trao
Nữ diễn viên chính xuất sắc Như QuỳnhĐến hẹn lại lên
Quay phim xuất sắc Nguyễn Đăng BảyĐến hẹn lại lên
Họa sĩ xuất sắc Trần KiềmEm bé Hà Nội

Phim tài liệu/khoa học

sửa
Giải Phim
Tác phẩm Bông Sen vàng Hà Nội – Bản anh hùng ca[11]
Bông sen bạc Bắn máy bay lên thẳng bằng súng bộ binh
Mở đường Trường Sơn
Tội ác tột cùng bị trừng trị đích đáng
Hà Nội 5 ngày đọ sức

Phim hoạt hình

sửa
Giải Phim Chú thích
Tác phẩm Bông Sen vàng Con khỉ lạc loài
Bông Ben bạc Rừng hoa
Cá sấu ngứa răng [10]
Đạo diễn xuất sắc Hồ QuảngCon khỉ lạc loài
Biên kịch xuất sắc Cao Thụy, Trần Ngọc ThanhCon khỉ lạc loài
Hoạt họa xuất sắc Hồ QuảngCon khỉ lạc loài
Mai LongMầm lá xanh
Quay phim xuất sắc Nguyễn Thị HằngCon khỉ lạc loài

Tham khảo

sửa
  1. ^ PV (19 tháng 10 năm 2019). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III - Năm 1975”. Liên hoan phim Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Phong Linh (16 tháng 11 năm 2017). “Nhìn lại 19 kỳ Liên hoan phim Việt Nam - Những ấn tượng đặc biệt (Kỳ 1)”. Tạp chí Người đưa tin. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Quang Tuấn (16 tháng 3 năm 1975). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3”. Quân đội nhân dân (4981). Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Tạp chí Thế giới điện ảnh online. 5 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ “Đại hội Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 trao giải thưởng”. Báo Quân đội nhân dân (4991): 3. 26 tháng 3 năm 1975.
  6. ^ “Danh sách Nam nữ diễn viên xuất sắc nhất tại các kỳ LHPVN”. Tạp chí Thế giới điện ảnh online. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  7. ^ “Đâu rồi - Điện ảnh Hà Nội?”. vov.vn. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
  8. ^ “NSND Lương Đức – "Ông vua" phim khoa học”. vnanet.vn. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ “ĐẠO DIỄN, NSND NGÔ MẠNH LÂN”. hoathinh.org. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  10. ^ a b “Quân Đội Nhân Dân 26 Tháng Ba 1975”. Thư viện báo chí của Thư viện Quốc gia Việt Nam. 26 tháng 3 năm 1975. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ “ĐẠI TÁ - NGHỆ SỸ NHÂN DÂN LÊ THI”. Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.