HTV3

Kênh truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

HTV3 là một kênh truyền hình thanh thiếu niên - nhi đồng của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[2] Kênh từng được biết đến là kênh truyền hình dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng, và là một trong những kênh truyền hình tại Việt Nam phát sóng chương trình nước ngoài có bản quyền.

HTV3
Quốc giaViệt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Châu Á (thông qua vệ tinh đến 2016)
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Định dạng hình1080i HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Kênh liên quanHTV1, HTV2 - Vie Channel, HTV3, HTV Key, HTV7, HTV9, HTV Thể Thao
Lịch sử
Lên sóng1 tháng 10 năm 2003; 21 năm trước (2003-10-01)[1]
Tên cũHTV3 - DreamsTV (2017 - 2022)
Liên kết ngoài
Websitehtv3tv.vn (2017-2022)
Có sẵn
Mặt đất
DVB-T2Kênh 36 (SDTV truyền dẫn)
Trực tuyến
FPT PlayHTV3 trên FPT Play
HTVCỨng dụng
VieOnTrang web và ứng dụng
Khẩu hiệu
Tạo dựng tương lai tươi sáng (01/06/2008 - 31/12/2009)

Thời gian cho cả nhà (01/01/2010 - 31/05/2011)
Dám ước mơ, dám thực hiện (01/06/2010, 01/06/2012 - 31/05/2015)
Mãi mãi tuổi thanh xuân (01/06/2011 - 31/05/2012)
Cho con, cho mẹ, cho cả nhà (01/06/2015 - 30/06/2017)
Học hỏi, thương yêu, vui cười (01/07/2017 - 30/11/2020)

Sẻ chia khoảnh khắc - Cả nhà cùng vui (01/12/2020 - 31/10/2022)

Với thời lượng phát sóng là 23/24h tất cả các ngày trong tuần, kênh được phủ sóng rộng rãi thông qua truyền hình vệ tinh, cáp, IPTV, kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 và các trang web, ứng dụng xem truyền hình trực tuyến. Kênh cũng từng là một trong những kênh có lượng khán giả thiếu nhi đón xem nhiều nhất tại đồng bằng sông Cửu Longđồng bằng sông Hồng.

Lịch sử hình thành và phát triển

sửa

HTV3 được thành lập bởi Ban Biên tập các kênh truyền hình số & cáp - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ ngày 1 tháng 10 năm 2003.[1]

Đến tháng 1 năm 2004: Kênh được chính thức phát sóng với thời lượng lên 24/7.

Tháng 12 năm 2007: Một số chương trình của Công ty cổ phần Truyền thông Trí Việt được phát thử nghiệm trên kênh.[3]

Ngày 1 tháng 6 năm 2008, HTV chính thức hợp tác với Công ty cổ phần Truyền thông Trí Việt phát triển kênh với các chương trình nước ngoài có mua bản quyền.[4]

Tháng 8 năm 2010: Hàng loạt chương trình phát sóng trên kênh bị ngừng phát sóng do không đúng giấy phép.[5]

Cuối năm 2013: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép HTV3 trở thành kênh dành cho thanh thiếu niên & nhi đồng.[6]

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2014: Kênh truyền hình HTV3 chính thức trở lại với diện mạo mới.[7]

Khoảng cuối năm 2014 - 2017: Công ty cổ phần Truyền thông Thanh Thiếu nhi (TTN Media) tiếp quản kênh.[8]

Tháng 7 năm 2017, Công ty cổ phần Truyền thông Purpose Media thay thế TTN Media quản lý kênh và thành lập thương hiệu DreamsTV.[9]

Tháng 6 năm 2018: Kênh tổ chức kỷ niệm 10 năm lên sóng trong vai trò là kênh xã hội hóa.[10] Tháng 10 cùng năm, kênh nâng cấp phát sóng chương trình với tỷ lệ khung hình 16:9 thay vì 4:3 như trước.

Từ ngày 1 tháng 11 năm 2022: HTV3 chính thức ngừng phát sóng thương hiệu DreamsTV và được trả lại cho Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Cũng kể từ đây, kênh chủ yếu phát lại các chương trình từ những kênh khác của HTV.[11]

Từ ngày 1 tháng 9 năm 2023, kênh nâng cấp phát sóng lên chuẩn HD trên hệ thống T2 K27 của HTVC.

Từ ngày 25 tháng 10 năm 2023, kênh được nâng cấp phát sóng chuẩn HD cùng với nội dung các kênh HTV1 và HTV Key trên hệ thống Truyền hình MyTV.

Phát sóng

sửa

Ban đầu kênh được phát trên hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất ở kênh 27 UHF. Tuy nhiên đến ngày 7 tháng 5 năm 2009, kênh đã bị buộc ngừng phát do không có giấy phép sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện của Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM.[12] Tuy nhiên vẫn tiếp tục được phát sóng trong hệ thống số, cáp và vệ tinh.

Tháng 9 năm 2013, ngừng phát miễn phí trên vệ tinh.

Năm 2016, VTC hạ sóng kênh trên vệ tinh.

Tháng 4 năm 2016, HTV3 mở rộng phủ sóng trên DVB-T2 do Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV) truyền dẫn.

Ngày 19 tháng 8 năm 2020, ngừng phát trên kênh 33 của SDTV.

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2022, AVG ngừng phát sóng kênh HTV3 trên hệ thống DTT miền Nam và DTH. Trước đó vào tháng 3 năm 2020, đơn vị này cũng đã ngừng cung cấp kênh trên hệ thống DTT miền Bắc.

Thời lượng phát sóng

sửa
  • 01/10/2003 - 31/10/2003: 15:00 - 24:00 hàng ngày.
  • 01/11/2003 - 31/12/2003: 06:00 - 24:00 hàng ngày.
  • 01/01/2004 - 31/10/2022: 24/7.
  • 01/11/2022 - nay: 06:00 - 05:00 rạng sáng ngày hôm sau.

Ảnh hưởng

sửa

Đón nhận

sửa

Năm 2008, kênh được khoảng 4,5 triệu khán giả tại Thành phố Hồ Chí Minh theo dõi. Năm 2012, kênh được 5,2 triệu khán giả và đến tháng 4 năm 2013, được 16,6 triệu khán giả theo dõi trên toàn quốc, nằm trong TOP 10 kênh truyền hình được thiếu nhigia đình yêu thích nhất và được đón xem nhiều thời điểm đó. Sau 10 năm ra mắt, HTV3 là kênh có lượng khán giả nhí đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minhđồng bằng sông Cửu Long, theo Hệ thống đo lường định lượng khán giả Việt Nam TAM tháng 7.2018. Là một trong những kênh có lượng khán giả thiếu nhi đón xem nhiều nhất tại Thành phố Hồ Chí MinhĐồng bằng Sông Cửu Long.[13]

Tranh cãi

sửa

Vào năm 2009, kênh HTV3 đã gây tranh cãi với việc phát sóng bộ phim truyền hình Hàn Quốc Tình yêu diệu kỳ, trong đó nhiều tập phim có nội dung lặp lại các tập trước đó, thậm chí có tập chỉ có 5% là nội dung mới.[14] Đại diện của kênh cho biết đã có sự sai sót trong khâu lưu trữ thông tin của một vài tập phim, đồng thời giải thích rằng các nội dung chương trình cần phải được hoàn tất ít nhất một tuần trước khi phát sóng, và việc xử lý sự cố trong vòng bốn ngày (sự cố diễn ra từ ngày 16 tháng 7) đã là nỗ lực rất lớn của họ. HTV3 sau đó đã đưa ra lời giải thích và xin lỗi đến khán giả qua truyền hình và trang web của kênh.[15][16]

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2010, một số chương trình trên kênh bị tạm ngưng phát sóng do không đúng tiêu chí đã đăng ký trong giấy phép.[17] Một số phim như Vì sao đưa anh tới hay One Piece phát sóng trên kênh dưới hình thức lồng tiếng gây tranh cãi trong cộng đồng.[18][19]

Nhà báo Ngọc Mai của báo Pháp luật Việt Nam chỉ trích kênh chiếu các anime "bẩn".[20] Tác giả bài báo bị cộng đồng yêu mến anime và manga chỉ trích đưa tin thiếu kiến thức, sai sự thật và sau đó tác giả lên tiếng giải thích. Sau sự việc này kênh tiến hành gắn cảnh báo 15+ cho một số phim hoạt hình trước khi vào phim.

Ngày 7 tháng 6 năm 2017, báo Tuổi Trẻ đã đăng bài phản ánh kênh HTV3 chiếu phim hoạt hình nhiều cảnh hở hang, thô tục không phù hợp trẻ em và đa phần độc giả phản đối bài báo;[21] các bộ phim ngay sau đó đã được bổ sung dòng chạy chữ thông báo trong quá trình phát sóng. Từ ngày 3 tháng 11 năm 2017, bảng xếp loại độ tuổi xem chương trình được chia thành năm mức: Tất cả mọi người đều xem được, Từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi, từ 11 tuổi đến dưới 13 tuổi, từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ 16 tuổi trở lên.

Trong chương trình Việt Nam Đất Nước Tôi Yêu phát sóng tối ngày 30 tháng 1 năm 2018, hai người Việt Nam tận tình hướng dẫn người Hàn Quốc ăn thịt chó đúng cách rau sống và mắm tôm đã khiến cho khán giả phẫn nộ.[22][23]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b NLĐ (ngày 1 tháng 10 năm 2003). “Thu sóng truyền hình kỹ thuật số”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2019. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ “Danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước đã được cấp phép (Tính đến hết ngày 31/03/2022)”. abei.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “Quá trình hình thành và phát triển”. TCM. 13 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ H.LÊ (24 tháng 5 năm 2008). “Từ 1-6, HTV3 khoác diện mạo mới”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ HOÀNG LÊ (4 tháng 8 năm 2010). “HTV3 ngưng phát sóng một số chương trình từ 8-8”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ N.N (2 tháng 12 năm 2013). “Kiến nghị mở rộng kênh HTV3”. giaoduc.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ Hoàng Lê (23 tháng 2 năm 2014). “HTV3 có diện mạo mới”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ Như Hoa (30 tháng 8 năm 2015). “Kênh truyền hình xã hội hóa: Vất vả tồn tại”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Hoàng Lê (2 tháng 7 năm 2017). “Ca sĩ Thanh Bùi gửi ước mơ qua HTV3”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ Hồ Hải (28 tháng 7 năm 2018). “HTV3 DreamsTV kỷ niệm 10 năm lên sóng”. giaoduc.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ Khang Dora (2 tháng 11 năm 2022). “Huyền thoại HTV3 đã phải "chia tay" khán giả!?”. TinAnime. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Quốc Thanh; Hoàng Lê; Minh Giảng (8 tháng 5 năm 2009). “Thêm nhiều kênh truyền hình chui”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2019. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Mai Ngọc (27 tháng 7 năm 2018). “HTV3 đổi mới nội dung nhân kỷ niệm 10 năm”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2018. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ ONLINE, TUOI TRE (22 tháng 7 năm 2009). “HTV3 ăn gian thời lượng?”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ Hoàng Lê (23 tháng 7 năm 2009). “HTV3 nhầm lẫn ở khâu lưu trữ”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  16. ^ Cao Thi (22 tháng 7 năm 2009). “HTV3 ăn gian thời lượng?”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  17. ^ “HTV3 ngưng phát sóng một số chương trình từ 8-8”. Tuổi trẻ. 4 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ Vân Châu (ngày 1 tháng 11 năm 2014). “Vì sao đưa anh tới' được lồng tiếng cho khán giả Việt”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2019.
  19. ^ Kandy K (ngày 12 tháng 10 năm 2015). “Cộng đồng tranh cãi vì HTV3 chiếu phim hoạt hình One Piece”. Trí Thức Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019 – qua Gamek.vn.
  20. ^ Ngọc Mai (8 tháng 4 năm 2016). “Lo ngại phim hoạt hình "bẩn" đầu độc trẻ thơ”. Pháp Luật plus. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ Khôi Nguyên (7 tháng 6 năm 2017). “Phim hoạt hình nhiều cảnh hở hang, thô tục trên HTV3”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  22. ^ Mộc Lan (3 tháng 2 năm 2018). “Phẫn nộ với chương trình dạy ăn thịt chó phát sóng trên truyền hình”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  23. ^ Mỹ An (4 tháng 2 năm 2018). “Chương trình dạy ăn thịt chó phát sóng trên truyền hình khiến dân mạng phẫn nộ”. Báo đời sống & pháp luật Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa