Nalanda
Nālandā (tiếng Phạn: नालंदा; /naːlən̪d̪aː/, phiên âm Hán-Việt: Na-lan-đà) là một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, một tu viện Phật giáo lớn nằm ở vương quốc cổ Magadha, ngày nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Địa điểm này nằm cách Patna chừng 95 kilômét (59 mi) về phía đông nam, gần thành phố Bihar Sharif. Nalanda vốn là một trung tâm học thuật quan trọng từ thế kỷ thứ 5 và phát triển rực rỡ từ triều vua Śakrāditya (danh hiệu chưa rõ, có thể là vua Kumara Gupta I hoặc Kumara Gupta II) cho đến cuối thế kỷ 12 (1197). Sau đó Nalanda bị phá hủy toàn phần.
Vị trí | Nalanda, Bihar, Ấn Độ |
---|---|
Tọa độ | 25°08′12″B 85°26′38″Đ / 25,13667°B 85,44389°Đ |
Loại | Trung tâm học thuật |
Chiều dài | 800 ft (240 m) |
Chiều rộng | 1.600 ft (490 m) |
Diện tích | 12 ha (30 mẫu Anh) |
Lịch sử | |
Thành lập | Thế kỷ 5 |
Bị bỏ rơi | Thế kỷ 13 |
Nền văn hóa | Phật giáo, đôi khi học về Ấn Độ giáo |
Sự kiện | Có thể bị phá hủy bởi Bakhtiyar Khalji vào năm k. 1200 CE |
Các ghi chú về di chỉ | |
Khai quật ngày | 1915–1937, 1974–1982[1] |
Các nhà khảo cổ học | David B. Spooner, Hiranand Sastri, J.A. Page, M. Kuraishi, G.C. Chandra, N. Nazim, Amalananda Ghosh[2] |
Mở cửa công chúng | Có |
Website | ASI |
ASI No. N-BR-43[3] | |
Tên chính thức | Địa điểm khảo cổ Nalanda Mahavihara (Đại học Nalanda) tại Nalanda, Bihar |
Tiêu chuẩn | Văn hóa: iv, vi |
Tham khảo | 1502 |
Công nhận | 2016 (Kỳ họp 40) |
Diện tích | 23 ha |
Vùng đệm | 57,88 ha |
Ngày nay, Nalanda là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2016.[4][5]
Tên nguyên thủy
sửaĐịa danh Nālandā thì sử sách giải thích khác nhau. Theo sư Huyền Trang vị cao tăng đời Đường khi sang Thiên Trúc tầm đạo thì ghi gốc chữ là Na al,lllam dā, có nghĩa là "Tài năng vô tận" hay "Lòng khoan dung vô tận". Còn theo sư Nghĩa Tịnh thì chữ gốc là Nāga Nanda, tên một con rắn trong ao hồ địa phương.[6] Còn theo nhà khảo cổ học Ấn Độ Hiranand Sastri từng giám đốc việc khai quật di tích thì Nalanda xuất phát từ nālas tức cây sen. Sen mọc nhiều trong khu vực này và tên Nalanda là muốn nhắc đến biểu tượng cây sen.[7]
Lịch sử
sửaVua chúa Ấn Độ nhất là triều đại Đế quốc Gupta từng xuất tiền của bảo trợ cho trường Nalanda. Sau đến các vua chúa triều Pala như vua Harsha (thế kỷ thứ 6) vốn mộ đạo Phật lại càng ủng hộ nhiệt tình.[8]
Quần thể khu Nalanda chiếm diện tích 14 héc-ta (488×244 mét). Các công trình xưa đều xây bằng gạch đỏ, nay đã đổ nát chỉ còn phế tích.[9] Nhưng trước thế kỷ 13 vào thời hoàng kim thì Nalanda là nơi thu hút hằng nghìn sĩ tử xa gần tận Tây Tạng, Trung Hoa, Hy Lạp, và cả Ba Tư đến tu học.[10] Vậy mà nằm 1193 Nalanda bị quân Hồi giáo người Turk của Bakhtiyar Khilji tràn vào tàn phá thiêu hủy. Kho sách khổng lồ phải mất ba tháng mới cháy hết. Trường sở mất, các tu sĩ cũng phải ra đi, di tích Nalanda từ đó bị bỏ hoang.
Năm 2006, một số quốc gia, trong đó có Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản công bố dự án trùng tu di chỉ này.
Các nhân vật lịch sử liên hệ với Nalanda
sửaNhiều nhân vật tiếng tăm trong lịch sử từng đặt chân đến Nalanda trong đó có Phật Thích-ca và Mahavira khoảng thế kỷ 6 và 5 TCN.[1]. Nó cũng là nơi sinh ra và nơi nhập niết bàn của Xá-lợi-phất (Sāriputta), một trong số các môn đồ nổi tiếng của Phật Thích Ca[11] Ngoài ra Nalanda cũng là nơi hội tập nhiều học giả đủ mọi ngành như:
- Aryabhata (476–550): nhà toán học và thiên văn học người Ấn Độ.[12]
- Aryadeva: (thế kỷ thứ 3) danh xưng khác: Kanadeva, Đề Bà [Bồ Tát], Thánh Thiên Tôn Giả, Phiến Mục Thiên): môn đồ của Nagarjuna (Long Thụ).[13] :43
- Atisa: (980–1054) Nhiên Đăng Cát Tường Trí
- Chandrakirti (Nguyệt Xứng): môn đồ của Nagarjuna (Long Thụ).
- Dharmakirti (Pháp Xứng), luận sư Phật giáo[14]
- Dharmapala (Hộ pháp)
- Dinnaga (Trần-na Bồ Tát, Đại Vực Long): luận sư của Duy thức tông.
- Jinamitra
- Đại Thành Tựu Giả Saraha
- Nagarjuna: (600-650) :43
- Padmasambhava (Liên-hoa-sinh): đại sư truyền Kim cương thừa (Vajrayana) sang Tây Tạng
- Shantarakshita: cao tăng của Trung quán tông, người thành lập tăng đoàn Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng, và cùng với Liên-hoa-sinh lập ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng.
- Shilabhadra (Giới Hiền, Thi-la Bạt-đà-la): thầy dạy của sư Huyền Trang (Đường Tăng)[15]
- Huyền Trang: cao tăng thời Đường, hành hương sang Ấn Độ tầm kinh[16] :191
- Nghĩa Tịnh: cao tăng đời Đường, dịch kinh sách Phật từ tiếng Phạn sang hán văn[16]:197
- Liên Hoa Giới: luận sư
- Naropa: đại thành tựu giả của Ấn Độ
Thư viện ảnh
sửa-
Cổng vào di chỉ Nalanda
-
Bảng thông tin ghi lịch sử Nalanda.
-
Phiến đất nung từ triều đại Gupta khoảng thế kỷ 5 -6
-
Nền phế tích tháp Sāriputta, (chùa 3)
-
Tháp Sāriputta, chùa phụ
-
Chi tết trang trí đắp bằng vữa trên tháp Sāriputta
-
Hình Phật bằng vữa trên tháp Sāriputta
-
Du khách đi thăm phế tích Nalanda, phần lớn nay chỉ còn nền gạch đỏ
-
Tu viện
-
Tượng Phật bằng đồng đen, thế kỷ thứ 8
-
Tượng đá Khalarpana Lokeshvara (biến thân của Avalokisteshvara) thế kỷ thứ 9
-
Tượng Phật bằng đồng, thế kỷ thứ 9 - 10
-
Mảnh trang trí trên tháp đất nung
-
Tương chạm bằng đá bazan, thế kỷ thứ 8
-
Bức chạm đức Phật đản sinh, thế kỷ thứ 10
-
Skanda, chùa 2
-
Jain Tirthankara, bằng đồng đen, thế kỷ thứ 10 A.D.
-
Ganesha bằng đồng đen thế kỷ thứ 10
Tham khảo
sửa- ^ a b “Nalanda”. Archaeological Survey of India. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2014. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “asi1” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Le 2010, tr. 59.
- ^ “Alphabetical List of Monuments – Bihar”. Archaeological Survey of India. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2014.
- ^ “Four sites inscribed on UNESCO's World Heritage List”. whc.unesco.org (bằng tiếng Anh). UNESCO World Heritage Centre. ngày 15 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Chandigarh's Capitol Complex makes it to UNESCO's World Heritage List”. Economic Times. ngày 18 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
- ^ Ghosh 1965, tr. 3.
- ^ Hiranand Sastri 1986, tr. 3–4.
- ^ Sukumar Dutt (1962). Buddhist Monks And Monasteries of India: Their History And Contribution To Indian Culture. George Allen and Unwin Ltd, London. tr. 329. ISBN 81-208-0498-8.
- ^ The First Spring: The Golden Age of India – Abraham Eraly – Google Boeken. Books.google.com. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
- ^ Nalanda Digital Library. “Nalanda Digital Library-Nalanda Heritage-Nalanda,the first residential international University of the World”. Nalanda.nitc.ac.in. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
- ^ Jayapalan N. (2000). History Of Education In India. Atlantic Publishers & Dist. tr. 29–33. ISBN 8171569226.
- ^ Jarzombek, Mark M.; Prakash, Vikramaditya; Ching, Francis D.K. (2011). A Global History of Architecture. John Wiley & Sons. tr. 312. ISBN 0470902450.
- ^ Wayman, Alex (1984). Buddhist Insight: Essays. Motilal Banarsidass. tr. 470. ISBN 8120806751.
- ^ Collins, Randall (2000). The sociology of philosophies: a global theory of intellectual change. Volume 30, Issue 2 of Philosophy of the social sciences. Nhà in Đại học Harvard. tr. 240. ISBN 978-0-674-00187-9.
- ^ Joshi, Lal Mani (1977). Studies in the Buddhistic Culture of India During the Seventh and Eighth Centuries A.D. Motilal Banarsidass Publications. ISBN 8120802810.
- ^ a b Sankalia, Hasmukhlal Dhirajlal (1934). The University of Nālandā. B. G. Paul & co. tr. 259.
Liên kết ngoài
sửa- The Origin of Universities Lưu trữ 2009-02-20 tại Wayback Machine (Nguồn gốc các viện đại học). Bản liệt kê của GS. Jerome Bump ở Viện Đại học Texas-Austin.
- Nalanda - Trường Đại học đầu tiên của Phật giáo Lưu trữ 2013-12-12 tại Wayback Machine. Nguyệt san Giác Ngộ, 08/07/2013.
- Pháp nạn đại học Nalanda: Bài học lịch sử vẫn còn đó! Lưu trữ 2013-12-12 tại Wayback Machine. Giác Ngộ Online, 21/02/2009.
- Nalanda. Encyclopaedia Britannica, 06/12/2013.