Ganesha (Thần đầu voi) là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati.

Ganesha
  • Thần của Khởi đầu mới, Thành công và Trí tuệ
  • Vượt chướng ngại vật[1][2]
Attired in an orange dhoti, an elephant-headed man sits on a large lotus. His body is red in colour and he wears various golden necklaces and bracelets and a snake around his neck. On the three points of his crown, budding lotuses have been fixed. He holds in his two right hands the rosary (lower hand) and a cup filled with three modakas (round yellow sweets), a fourth modaka held by the curving trunk is just about to be tasted. In his two left hands, he holds a lotus in the upper hand and an axe in the lower one, with its handle leaning against his shoulder.
Liên hệDeva, Brahman (Ganapatya), Saguna Brahman (Panchayatana puja)
Nơi ngự trịNúi Kailash (với cha)
• Ganeshloka
Chân ngônOṃ Shri Gaṇeśāya Namaḥ
Oṃ Gaṃ Gaṇapataye Namaḥ
Vũ khíParaśu (axe), pāśa (noose), aṅkuśa (elephant goad)
Biểu tượngSwastika, Om, Modak
Vật cưỡiChuột
Kinh vănGanesha Purana, Mudgala Purana, Ganapati Atharvashirsa
Giới tínhNam
Lễ hộiGanesh Chaturthi, Diwali
Thông tin cá nhân
Cha mẹ
Anh chị emKartikeya (anh em)
Phối ngẫu
Con cái

Thần sử

sửa

Theo truyền thuyết Ganesha là con trai của thần Shiva và nữ thần Parvati.[3] Nữ thần Parvati luôn bị thần Shiva nhìn với con mắt thèm muốn nên nữ thần đã tìm cách tự bảo vệ mình. Do đó bà đã tạo ra thần Ganesha khi Shiva đang trên đường đi săn. Khi Shiva đi săn trở về không nhận ra cơ thể nữ thần Parvati vì chúng được Ganesha che mất. Shiva rất tức tối và đã chặt đứt đầu Ganesha. Paravati cầu xin Shiva để Ganesha được sống và cho Ganesha một cái đầu mới. Để Parvati không đau khổ, Shiva đã ra lệnh chặt đầu con vật đầu tiên thần nhìn thấy gắn làm đầu cho Ganesha. Và con vật ấy là một con voi.

Parvati người đã tạo nên hình hài của thần voi Ganesha (con trai của Shiva và Parvati) từ những phần nhơ nhuốc của cơ thể bà; sau này thần Ganesha đã được ban cho sự sống nhờ nước thánh của thần Ganga. Do đó, Ganesha được xem như có hai bà mẹ—Pārvati và Gangā, và cũng vì thế nên được gọi là Dvaimātura và Gāngeya (con trai của Ganga).[4]

Tôn thờ và lễ hội

sửa

Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu (theo Ấn Độ giáo) ở Mumbai - người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi. Hầu hết các giáo phái của đạo Hindu đều tôn thờ Ganesha. Ở phía nam Ấn Độ, Ganesha là thần chính. Nhiều ngày trước lễ hội tượng thần được dựng lên, vào ngày chính hội tượng thần và người dự hội được hóa trang sặc sỡ với màu chủ đạo là màu đỏ.Người tham gia lễ hội vui chơi, ca hát và nhảy múa. Ở Mumbai ngày hội này cũng là ngày nghỉ và họ chúc tụng nhau gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Heras 1972, tr. 58.
  2. ^ Getty 1936, tr. 5.
  3. ^ Lễ hội Ganesha ở Ấn Độ qua ống kính máy ảnh - Chudu24h
  4. ^ Y. Krishan (Gaṇeśa:Unravelling an Enigma, p.6