Maria Antonia của Napoli và Sicilia

Maria Antonia của Napoli và Sicilia hay Maria Antonietta của Napoli và Sicilia (14 tháng 12 năm 1784 – 21 tháng 5 năm 1806) là con gái của Ferdinando I của Hai SicilieMaria Karolina của Áo. Với tư cách là vợ của Quốc vương tương lai Fernando VII của Tây Ban Nha, bấy giờ là người thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha, Maria Antonia được gọi là Thân vương phi xứ Asturias. Có thông tin cho rằng mẹ chồng của Maria Antonia là María Luisa của Parma đã đầu độc Maria Antonia khiến Maria qua đời,[1] nhưng không có bằng chứng nào chứng minh điều này.[1]

Maria Antonia của Napoli và Sicilia
Họa phẩm bởi Vicente López Portaña, khoảng năm 1815
Thân vương phi xứ Asturias
Tại vị4 tháng 10 năm 1802 – 21 tháng 5 năm 1806
(3 năm, 229 ngày)
Tiền nhiệmMaría Luisa của Parma
Kế nhiệmLetizia Ortiz Rocasolano
Thông tin chung
Sinh(1784-12-14)14 tháng 12 năm 1784
Đại cung điện Vương thất Caserta, Caserta, Vương quốc Napoli
Mất21 tháng 5 năm 1806(1806-05-21) (21 tuổi)
Cung điện Vương thất Aranjuez, Aranjuez, Tây Ban Nha
Phối ngẫu
Tên đầy đủ
Tiếng Ý: Maria Antonietta Teresa Amelia Giovanna Battista Francesca Gaetana Maria Anna Lucia
Vương tộcNhà Borbone-Hai Sicilie
Thân phụFerdinando I của Hai Sicilie Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaria Karolina của Áo

Thiếu thời

sửa

Maria Antonia sinh ra tại Cung điện CasertaCaserta, Ý, Maria Antonia là con gái thứ bảy và là người con thứ 12 của Ferdinandi I của Napoli và Sicilia, bấy giờ là Ferdinando IV và III của Napoli và Sicilia, và Maria Karolina của Áo. Maria Antonia được đặt tên theo em gái yêu quý của mẹ mình là dì Maria Antonia của Áo.[1][2] Maria Antonia là một thiếu nữ thông minh, khi được mười bảy tuổi, Maria đã học được nhiều ngôn ngữ.

Hôn nhân

sửa
 
Vương nữ Maria Antonietta của Napoli và Sicilia

Trong một loạt các liên minh hôn nhân, Maria Antonia đã đính hôn với người anh họ là Fernando của Tây Ban Nha, Thân vương xứ Asturias (sau này là Fernando VII của Tây Ban Nha), trong khi anh cả của Maria Antonia là Francesco đính hôn với em gái của Fernando là María Isabel của Tây Ban Nha. Ngày 6 tháng 10 năm 1802, Maria Antonia kết hôn với Vương tử Fernando tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Vương phi xứ Asturias

sửa
 
Maria Antonia (thứ tư từ trái sang), cùng với các thành viên khác của vương thất Tây Ban Nha, đến thăm Đại học Valencia vào năm 1802, ngay sau đám cưới với Fernando. Tranh sơn dầu của Vicente López.

Maria Antonia không sinh được người thừa kế ngai vàng như mong đợi: cả hai lần mang thai của Maria vào năm 1804 và 1805, đều bị sảy thai. Mẹ của Maria Antonia, Maria Karolina, có xu hướng cực kỳ bài Pháp sau khi em gái và em rể của Maria Karolina bị hành quyết trong Cách mạng Pháp. Mẹ chồng của Maria Antonia, Vương hậu María Luisa, không thích cô con dâu của mình và nhiều lần đến phòng của Maria Antonia và chồng do lo ngại về âm mưu từ phía Napoli,[3] thậm chí còn khám xét sách và trang phục của con dâu.[4] Bên cạnh đó còn có những lo ngại về âm mưu đầu độc Quốc vương và Vương hậu Tây Ban Nha cũng như Manuel Godoy, thân tín của Vương hậu.[5] Về phía Maria Antonia, dưới sự ảnh hưởng của mẹ[6], Maria Antonia có xây dựng một thế lực cho riêng mình và sự ủng hộ của chồng nhằm đối kháng lại Godoy và Vương hậu.[7]

Qua đời

sửa

Maria Antonia qua đời vì bệnh lao vào ngày 21 tháng 5 năm 1806 tại Cung điện Vương thất AranjuezAranjuez, Tây Ban Nha, ở tuổi 21. Có tin đồn rằng Maria Antonia đã bị đầu độc bởi Vương hậu María Luisa và Manuel Godoy nhưng không có bằng chứng nào cho tuyên bố này.[1] Tuy nhiên, Vương hậu Maria Karolina thực sự tin vào việc con gái bị hạ độc. Cha của Maria Antonia, Quốc vương Ferdinando đã hợp nhất NapoliSicilia thành Vương quốc Hai Sicilies sau khi con gái qua đời được một thập kỷ.

Maria Antonia được chôn cất tại El Escorial ở Tây Ban Nha. Chồng của Maria Antonia sau đó đã kết hôn ba lần nữa với:

  • Maria Isabel của Bồ Đào Nha tại Madrid vào ngày 29 tháng 9 năm 1816; hai vợ chồng có một cô con gái chết trẻ.
  • Maria Josepha Amalia của Sachsen vào ngày 20 tháng 10 năm 1819 và không có hậu duệ.
  • Cháu gái của Maria Antonia (sinh ra một tháng trước khi Maria Antonia qua đời) là Maria Cristina của Napoli và Sicilia (thường được gọi là Maria Cristina của Hai Sicilie) và có hậu duệ, một trong số đó là Isabel II của Tây Ban Nha.

Gia phả

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Susan (11 tháng 11 năm 2015). “Maria Antonia of Naples and Sicily, Princess of Asturias”. Unofficial Royalty (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Hilt, Douglas (1987). The troubled trinity : Godoy and the Spanish monarchs. Internet Archive. Tuscaloosa : University of Alabama Press. ISBN 978-0-8173-0320-4.
  3. ^ Epton, Nina (1973). The Spanish mousetrap; Napoleon and the Court of Spain. Internet Archive. London, Macdonald and Co. ISBN 978-0-356-04295-4.
  4. ^ Hilt, Douglas (1987). The troubled trinity : Godoy and the Spanish monarchs. Internet Archive. Tuscaloosa : University of Alabama Press. ISBN 978-0-8173-0320-4.
  5. ^ Epton, Nina (1973). The Spanish mousetrap; Napoleon and the Court of Spain. Internet Archive. London, Macdonald and Co. ISBN 978-0-356-04295-4.
  6. ^ Epton, Nina (1973). The Spanish mousetrap; Napoleon and the Court of Spain. Internet Archive. London, Macdonald and Co. ISBN 978-0-356-04295-4.
  7. ^ Hilt, Douglas (1987). The troubled trinity : Godoy and the Spanish monarchs. Internet Archive. Tuscaloosa : University of Alabama Press. ISBN 978-0-8173-0320-4.

Nguồn tài liệu

sửa
  • * EPTON, Nina, ''The Spanish mousetrap: Napoleon and the Court of Spain'' (London: Macdonald, 1973).
  • * HILT, Douglas, ''The troubled trinity: Godoy and the Spanish monarchs'' (Tuscaloosa; London: University of Alabama Press, 1987).

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Maria Antonia của Napoli và Sicilia tại Wikimedia Commons