Lycopen hay Lycopene (Từ tiếng Tân Latinh lycopersicum nghĩa là cà chua) là một sắc tố carotencarotenoid màu đỏ tươi và một hóa thực vật được tìm thấy trong nhiều loại rau quả có màu đỏ như cà chua, dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ, bưởi chùm nhưng không có trong dâu tây hay anh đào[2]. Mặc dù lycopen về mặt hóa học là một loại caroten, nhưng nó không có hoạt tính của vitamin A[3][4]. Thực phẩm không có màu đỏ cũng có thể chứa lycopen, chẳng hạn như các loại đỗ, đậu[2].

Lycopen
Danh pháp IUPAC(6E,8E,10E,12E, 14E,16E,18E, 20E,22E,24E,26E)- 2,6,10,14,19, 23,27,31 -Octamethyldotriaconta-2,6,8,10,12,14,16,18, 20,22,24,26,30-tridecaene
Tên khácψ,ψ-Carotene
Nhận dạng
Số CAS502-65-8
PubChem446925
Số EINECS207-949-1
ChEBI15948
ChEMBL501174
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(\C=C\C=C(\CC/C=C(\C)C)C)(=C/C=C/C(=C/C=C/C=C(/C=C/C=C(/C=C/C=C(\C)CC\C=C(/C)C)C)C)C)C

InChI
đầy đủ
  • 1/C40H56/c1-33(2)19-13-23-37(7)27-17-31-39(9)29-15-25-35(5) 21-11-12-22-36(6)26-16-30-40(10)32-18-28-38(8) 24-14-20-34(3)4/h11-12,15-22,25-32H,13-14,23-24H2, 1-10H3/b12-11+,25-15+,26-16+,31-17+,32-18+,35-21+, 36-22+,37-27+,38-28+,39-29+,40-30+
UNIISB0N2N0WV6
Thuộc tính
Bề ngoàichất rắn màu đỏ đậm
Khối lượng riêng0,889 g/cm³
Điểm nóng chảy 172–173 °C (445–446 K; 342–343 °F)
Điểm sôi 660,9 °C (934,0 K; 1.221,6 °F)
Độ hòa tan trong nướckhông hòa tan
Độ hòa tanhòa tan trong CS2, CHCl3, THF, ête, C6H14, dầu thực vật. Không tan trong CH3OH, C2H5OH[1]
Độ hòa tan trong hexan1 g/L (14 °C)[1]
Áp suất hơi1,33•10−16 mmHg (25 °C)[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhDễ bắt lửa
NFPA 704

1
0
0
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

thực vật, tảo và các sinh vật có khả năng quang hợp khác, lycopen là một hợp chất trung gian quan trọng trong tổng hợp sinh học nhiều loại carotenoid, bao gồm cả beta caroten, hợp chất đóng vai trò trong quá trình tạo ra sắc tố đỏ, vàng hay cam, quang hợp và bảo vệ chống cháy sáng. Giống như mọi carotenoid khác, lycopen là một hydrocarbon không bão hòa, nghĩa là một alken không thay thế. Về mặt cấu trúc, lycopen là một tetraterpen và được tổ hợp từ 8 khối isopren chỉ bao gồm cacbon và hydro. Nó không hòa tan trong nước. Mười một liên kết đôi tiếp hợp của lycopen tạo ra màu đỏ đậm và hoạt tính chống oxy hóa cho nó. Nhờ có màu nóng và không độc nên lycopen là một màu thực phẩm (E160d) hữu dụng và nó cũng được phê chuẩn cho phép sử dụng tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ[5], Australia và New Zealand (160d)[6] và EU[7].

Tiêu thụ ở người

sửa

Lycopen không là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người, nhưng được tìm thấy phổ biến trong nhiều món ăn được làm với thành phần chứa cà chua[2]. Khi được hấp thụ trong ruột non, lycopen được nhiều loại lipoprotein vận chuyển tới máu và tích lũy chủ yếu trong máu, mô béo, da, gan và tuyến thượng thận, nhưng có thể được tìm thấy trong phần lớn các loại mô.

Nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng những người ăn nhiều cà chua có thể có rủi ro mắc ung thư thấp hơn[8][9], có lẽ là do lycopen có tác động tới cơ chế ung thư tuyến tiền liệt[3][10]. Tuy nhiên, lĩnh vực này của nghiên cứu và mối quan hệ giữa lycopen và ung thư tuyến tiền liệt dường như là chưa đủ căn cứ để tuyên bố về giảm rủi ro ung thư, theo Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)[11].

Cấu trúc và tính chất vật lý

sửa

Lycopen là một tetraterpen đối xứng, được tổ hợp từ 8 khối isopren. Nó là một thành viên trong họ hợp chất carotenoid, và do nó chỉ bao gồm các nguyên tử cacbon và hydro nên nó cũng là một loại caroten[12]. Quy trình cô lập lycopen được báo cáo lần đầu tiên năm 1910, và cấu trúc phân tử được xác định năm 1931. Trong trạng thái tự nhiên của nó, dạng toàn nghịch (all-trans), phân tử này dài và thẳng, bị ràng buộc bởi hệ thống gồm 11 liên kết đôi tiếp hợp (các liên kết đôi và liên kết đơn nằm xen kẽ với nhau) của nó. Mỗi mở rộng trong hệ tiếp hợp này làm giảm năng lượng cần thiết để các electron chuyển tiếp sang các trạng thái năng lượng cao hơn, cho phép phân tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng lũy tiến dài hơn. Lycopen hấp thụ gần như toàn bộ các bước sóng của phổ ánh sáng, ngoại trừ các bước sóng dài nhất, vì thế nó trở thành có màu đỏ[9].

 
Công thức khung của đồng phân lycopen toàn trans
 
Mô hình bi que của đồng phân lycopen toàn trans

Thực vật và các vi khuẩn có khả năng quang hợp trong tự nhiên sản sinh ra lycopen ở dạng toàn nghịch, nhưng tổng cộng có 72 đồng phân hình học của phân tử này là có thể về mặt không gian lập thể[13]. Khi tiếp xúc với ánh sáng hay nhiệt, lycopen có thể trải qua quá trình đồng phân hóa để tạo ra một lượng nhất định các đồng phân cis, có hình dạng cong hơn là dạng thẳng. Các đồng phân khác nhau có độ ổn định khác nhau do năng lượng phân tử của chúng (độ ổn định cao nhất: 5-cis ≥ all-trans ≥ 9-cis ≥ 13-cis > 15-cis > 7-cis > 11-cis: thấp nhất)[14]. Trong máu người, các đồng phân cis chiếm trên 60% tổng hàm lượng lycopen, nhưng tác động sinh học của mỗi đồng phân riêng lẻ vẫn chưa được nghiên cứu[15]

Ố màu và loại bỏ

sửa

Lycopen không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong một số dung môi hữu cơ và dầu. Do tính không phân cực của nó, lycopen trong chế biến thực phẩm sẽ gây ố màu cho các loại vật liệu có độ xốp rỗ nhất định, bao gồm phần lớn các loại vật liệu bằng nhựa dẻo. Trong khi vết ố màu cà chua có thể khá dễ dàng loại bỏ khỏi vải (miễn là vết ố còn mới), thì lycopen lại khuếch tán vào trong nhựa dẻo, do đó không thể loại bỏ nó bằng nước nóng hay chất tẩy rửa. Nếu lycopen bị oxy hóa (chẳng hạn, do phản ứng với thuốc tẩy hay axít), các liên kết đôi giữa các nguyên tử cacbon sẽ bị phá vỡ; chia cắt phân tử, làm vỡ hệ thống liên kết đôi tiếp hợp, và làm mất thể màu (chromophore).

Vai trò trong quang hợp

sửa
 
Lycopen là chất trung gian thiết yếu trong tổng hợp sinh học nhiều loại carotenoid.

Các carotenoid tương tự như lycopen là các sắc tố quan trọng được tìm thấy trong các phức hợp protein-sắc tố quang hợp ở thực vật, vi khuẩn có khả năng quang hợp, nấm và tảo. Chúng là yếu tố tạo ra các màu sắc sặc sỡ của rau quả, thực hiện các chức năng khác nhau trong quang hợp, và bảo vệ các sinh vật quang hợp khỏi các tổn thương do bị chiếu sáng thái quá. Lycopen là chất trung gian thiết yếu trong tổng hợp sinh học nhiều loại carotenoid quan trọng, như beta-caroten và các xanthophyll[16]

Tổng hợp sinh học

sửa

Tổng hợp sinh học vô điều kiện của lycopen trong thực vật nhân chuẩn và vi khuẩn lam nhân sơ là tương tự, đều có sự tham dự của các enzym[17][18]. Quá trình tổng hợp bắt đầu với axit mevalonic (C6H12O4), được chuyển hóa thành dimethylallyl pyrophosphat (C5H12O7P2). Chất này sau đó phản ứng ngưng tụ với 3 phân tử isopentenyl pyrophosphat (một đồng phân của dimethylallyl pyrophosphat), để tạo ra geranylgeranyl pyrophosphat chứa 20 nguyên tử cacbon. Hai phân tử của sản phẩm này sau đó ngưng tụ với nhau theo cấu hình đuôi nối đuôi để tạo ra phytoen (C40H64) chứa 40 nguyên tử cacbon, bước đầu tiên trong tổng hợp sinh học carotenoid. Qua vài bước khử no, phytoen chuyển hóa thành lycopen. Hai nhóm isopren ngoài cùng của lycopen có thể bị vòng hóa để tạo ra beta-caroten, là chất sau đó có thể được biến đổi thành một loạt các xanthophyll[19].

Nguồn cung cấp

sửa
Nguồn cung cấp lycopen[20][21][22]
Nguồn μg/g trọng lượng ẩm
Gấc 2.000–2.300
Nhót Nhật (quả đỏ) 150–540
Cà chua tươi 8,8–42
Nước quả cà chua 86–100
Nước xốt cà chua 63–131
Ketchup (Xốt cà chua đặc) 124
Dưa hấu 23–72
Bưởi chùm đỏ 3,6–34
Ổi đỏ 54
Đu đủ 20–53
Bột nghiền quả tầm xuân (hồng) 7,8
< 0,1
 
Quả gấc
 
Nhót Nhật (Elaeagnus umbellata)
 
Ổi
 
Cà chua

Các loại rau quả chứa nhiều lycopen bao gồm gấc (Momordica cochinchinensis), nhót Nhật (Elaeagnus umbellata), cà chua (Solanum lycopersicum), dưa hấu (Citrullus lanatus var. lanatus), bưởi chùm đỏ (Citrus × paradisi), ổi đỏ (Psidium guajava), đu đủ (Carica papaya), nhót gai cát (Hippophae spp.), cẩu kỷ (Lycium spp.), và quả các loài hoa hồng/kim anh/tầm xuân (Rosa spp.). Mặc dù gấc (Momordica cochinchinensis) có hàm lượng lycopen cao nhất trong số các loài rau quả đã biết, với hàm lượng lycopen cao hơn cà chua tới 70 lần, nhưng do gấc không phổ biến bên ngoài khu vực bản địa là Đông Nam Á, nên cà chua và các loại xốt, nước quả cà chua chiếm trên 85% lượng lycopen mà con người tiêu thụ[20]. Hàm lượng lycopen trong cà chua phụ thuộc vào từng giống cây trồng và nói chung tăng lên khi quả chín[23]

Không giống như các loại rau quả khác, khi hàm lượng dinh dưỡng của các chất như vitamin C bị mất đi khi đun nấu, chế biến cà chua lại làm tăng hàm lượng lycopen khả dụng sinh học[24]. Lycopen trong bột nhão cà chua tăng tới 4 lần mức sinh khả dụng so với cà chua tươi[25].

Trong khi phần lớn các loại rau ăn lá xanh và các nguồn khác chứa lycopen là ít dầu và ít chất béo, mà lycopen thì không hòa tan trong nước nên nó gắn chặt với xơ thực vật. Các sản phẩm cà chua đã chế biến như nước quả cà chua, súp, nước xốt chứa hàm lượng lycopen sinh khả dụng cao nhất trong số các nguồn lycopen từ cà chua.

Các loại cà chua đã qua nấu nướng và nghiền nát (như trong quá trình đóng hộp) hay được phục vụ trong các món ăn chứa nhiều dầu mỡ (như nước xốt cà chua trong món spaghetti hay pizza) gia tăng sự tiêu hóa từ đường tiêu hóa tới máu lên rất nhiều. Lycopen hòa tan trong chất béo, vì thế dầu thực vật được coi là hỗ trợ sự hấp thụ. Gấc là loại rau quả ngoại lệ duy nhất, do nó vừa có hàm lượng lycopen cao lại vừa chứa các axít béo no và không no[21].

Lycopen có thể thu được từ rau quả như cà chua, nhưng các nguồn cung cấp lycopen khác có thể là loài nấm Blakeslea trispora. Gấc có thể trở thành nguồn cung lycopen ở quy mô thương mại, do, áo hạt của nó chứa rất nhiều lycopen[26].

Dạng đồng phân cis-lycopen từ một vài giống cà chua có độ sinh khả dụng cao hơn[27].

Lưu ý rằng không phải loại rau quả có màu đỏ nào cũng là do chứa lycopen, do chúng có thể là do các sắc tố có nguồn gốc từ các hóa thực vật khác. Một ví dụ là cam máu có ruột màu đỏ như máu là do các sắc tố anthocyanin[28], trong khi các loại cam ruột đỏ khác, như cam naven Cara cara, và các loại quả cam bưởi khác, như bưởi chùm đỏ, có ruột màu đỏ là do lycopen[2][29].

Ngoài ra, một số thực phẩm không có màu đỏ nhưng vẫn có thể chứa lycopen, như măng tây (Asparagus officinalis), với hàm lượng lycopen khoảng 30μg trên 100 gam[2] (0,3μg/g) và mùi tây (Petroselinum crispum) cùng húng quế (Ocimum basilicum) khô, với hàm lượng khoảng 3,5-7 μg lycopen mỗi gam[2].

Dược động học

sửa
Phân bố của lycopen[30]
nmol/g trọng lượng ẩm
Gan 1,28–5,72
Thận 0,15–0,62
Thượng thận 1,9–21,6
Tinh hoàn 4,34–21,4
Buồng trứng 0,25–0,28
Mô béo 0,2–1,3
Phổi 0,22–0,57
Ruột kết 0,31
0,78
Da 0,42

Sau khi được tiêu hóa, lycopen được nhập vào các mixen (vi nang) lipid trong ruột non. Các mixen này được tạo thành từ các chất béo dinh dưỡng và các axít mật, giúp hòa tan lycopen không ưa nước để nó thẩm thấu vào các tế bào niêm mạc ruột bằng cơ chế vận chuyển thụ động. Người ta vẫn chưa hiểu biết nhiều về trao đổi chất của lycopen trong gan, nhưng giống như các carotenoid khác, lycopen nhập vào các chylomicron và được đưa vào hệ bạch huyết. Trong huyết tương, lycopen cuối cùng được phân bố thành các phần lipoprotein mật độ rất thấpthấp[30]. Lycopen chủ yếu phân bố trong các mô béo và các nội quan như tuyến thượng thận, gan, tuyến tiền liệt và tinh hoàn.

Tác động có hại

sửa
 
Ống nghiệm chứa lycopen hòa tan trong dicloromethan.

Lycopen là không độc và tìm thấy phổ biến trong thức ăn, nhưng một số trường hợp sử dụng quá nhiều carotenoid đã được ghi nhận. Một phụ nữ trung niên có lịch sử uống quá nhiều nước quả cà chua trong một thời gian dài thì da và gan chuyển sang màu vàng cam và có nồng độ lycopen trong máu rất cao. Sau ba tuần thực hiện chế độ ăn kiêng lycopen thì da dẻ đã trở lại bình thường[30]. Sự thay đổi màu da này được biết đến như là chứng vàng da lycopen[31] dù nó là không độc hại.

Cũng có vài trường hợp không chịu được hay dị ứng với lycopen dinh dưỡng, có thể gây ra biếng ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau ngực hay dạ dày, chuột rút, đầy bụng, nôn mửa, và mất cảm giác ngon miệng[32].

Các tác động sức khỏe tiềm tàng

sửa

Dựa vào các tính chất tiềm tàng của nó trong cơ thể, nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm tìm ra mối tương quan có thể giữa mức độ tiêu thụ lycopen và sức khỏe nói chung. Lycopen từ cà chua đã từng được thử nghiệm trong một số nghiên cứu trên người đối với các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã không đạt được đồng thuận khoa học ở mức độ đủ để kết luận lycopen có tác động tới bất kỳ bệnh tật nào[11]. Năm 2005, FDA khi từ chối đề nghị của các nhà sản xuất trong việc được phép dán nhãn "đủ điều kiện" đối với lycopen trong việc làm giảm nguy cơ ung thư, đã tuyên bố:

"...không nghiên cứu nào cung cấp thông tin về việc tiêu thụ lycopen có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư thuộc bất kỳ dạng nào hay không. Dựa trên điều này, FDA kết luận rằng không có chứng cứ tin cậy hỗ trợ cho mối quan hệ giữa việc tiêu thụ lycopen, hoặc như một thành phần thực phẩm, hoặc như là một phần của thực phẩm, hoặc như là thực phẩm chức năng, với bất kỳ loại ung thư nào".

Bài điểm báo năm 2011 của Cochrane cho thấy chứng cứ là không đầy đủ để đưa ra kết luận về bất kỳ tác động nào của lycopen có thể có đối với các triệu chứng tuyến tiền liệt, ở các cấp độ kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt (PSA) hay ung thư tuyến tiền liệt[33]. Một bài điểm báo năm 2013 kết luận rằng lycopen dường như là liên quan tiêu cực với rủi ro ung thư tuyến tiền liệt[34].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “Lycopene from Tomato CAS No.: 502-65-8”. http://www.ec21.com. Fuxing Technology Co., Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2014. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d e f “USDA, ARS: National Nutrient Database for Standard Reference Release 27”. ndb.nal.usda.gov. Nutrient Data Lab. 2015. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b “Journal of the American College of Nutrition: Role of Antioxidant Lycopene in Cancer and Heart Disease”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ Stahl W., Sies H., 1992 Uptake of lycopene and its geometrical isomers is greater from heat-processed than from unprocessed tomato juice in humans. The Journal of Nutrition 122(11):2161-2166. PMID 1432255
  5. ^ 21 CFR 73.585
  6. ^ Australia New Zealand Food Standards Code. “Standard 1.2.4 - Labelling of ingredients”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ UK Food Standards Agency: “Current EU approved additives and their E Numbers”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ E Giovannucci, 1999. Tomatoes, Tomato-Based Products, Lycopene, and Cancer: Review of the Epidemiologic Literature. Journal of the National Cancer Institute. 91(4): 317-331
  9. ^ a b Preeti Singh, G.K. Goyal, 2008 Dietary Lycopene: Its Properties and Anticarcinogenic Effects. Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety 7(3): 255–270. doi:10.1111/j.1541-4337.2008.00044.x
  10. ^ Sharoni Y.; Linnewiel-Hermoni K.; Zango G.; Khanin M.; Salman H.; Veprik A.; Danilenko M.; Levy J. (2012). The role of lycopene and its derivatives in the regulation of transcription systems: Implications for cancer prevention. American Journal of Clinical Nutrition 96 (5): 1173S–8S. doi:10.3945/ajcn.112.034645. PMID 23053550
  11. ^ a b Qualified Health Claims Subject to Enforcement Discretion, Docket No. 2004Q-0201, US Food and Drug Administration
  12. ^ Grossman A. R., Lohr M., Im C. S. (2004). Chlamydomonas reinhardtii in the landscape of pigments. Annu. Rev. Genet. 38 (1): 119–73
  13. ^ Về lý thuyết có thể có tới 1.054 đồng phân, nhưng chỉ 72 là có thể do bị cản trở không gian lập thể. IARC Handbook, (1998) tr. 25
  14. ^ Chasse et al., 2001. An ab initio computational study on selected lycopene isomers. Journal of Molecular Structure: THEOCHEM, 571(1-3): 27-37, doi:10.1016/S0166-1280(01)00424-9
  15. ^ Rao et al., 2003 Lycopene: Its role in human health and disease Lưu trữ 2012-02-16 tại Wayback Machine. AGROFood industry hi-tech.
  16. ^ NDSU Agriculture. “What Color is Your Food?”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  17. ^ Cunningham F. X. et al. 2007. Carotenoid Biosynthesis in the Primitive Red Alga Cyanidioschyzon merolae. Eukaryotic Cell, 6(3):533–545, doi:10.1128/EC.00265-06
  18. ^ Cunningham F. X. et al. 2007. A portfolio of plasmids for identification and analysis of carotenoid pathway enzymes: Adonis aestivalis as a case study. Photosynthesis Research, 92(2): 245-259. doi: 10.1007/s11120-007-9210-0
  19. ^ Armstrong G. A., Hearst J. E., 1996. Genetics and molecular biology of carotenoid biosynthesis. FASEB J., 10(2): 228-237.
  20. ^ a b Rao A. V., Rao L. G., 2007. Carotenoids and human health. Pharmacological Research 55(3):207–216
  21. ^ a b Ishida B. K., Charlotta T., Mary C. H., McKeon Thomas A., 2004. Fatty acid and carotenoid composition of Gac (Momordica cochinchinensis Spreng) fruit. J Agri Food Chem. 52(2):274-279. doi:10.1021/jf030616i
  22. ^ Fordham I. M., Clevidence B. A., Wiley E. R., Zimmerman R. H., 2001. Fruit of autumn olive; A rich source of lycopene. HortScience 36(6):1136-1137
  23. ^ Khan N., Afaq F., Mukhtar H., 2008. Cancer chemoprevention through dietary antioxidants: progress and promise. Antioxid. Redox Signal. 10(3): 475–510. doi:10.1089/ars.2007.1740. PMID 18154485.
  24. ^ Perdomo F., Cabrera Fránquiz F., Cabrera J., Serra-Majem L. (2012). “Influence of cooking procedure on the bioavailability of lycopene in tomatoes”. Hospital Nutrition (Madrid). 27 (5): 1542–6. doi:10.3305/nh.2012.27.5.5908. PMID 23478703.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  25. ^ Kamiloglu S.; Demirci M.; Selen S.; Toydemir G.; Boyacioglu D.; Capanoglu E. (2014). Home processing of tomatoes (Solanum lycopersicum): Effects onin vitrobioaccessibility of total lycopene, phenolics, flavonoids, and antioxidant capacity. Journal of the Science of Food and Agriculture 94(11): 2225. doi:10.1002/jsfa.6546. PMID 24375495
  26. ^ Aoki H; Kieu N. T. M.; Kuze N; Tomisaka K; Chuyen N. V, 2002. Carotenoid pigments in GAC fruit (Momordica cochinchinensis SPRENG). Bioscience, Biotechnology and Biochemistry 66 (11): 2479–82. doi:10.1271/bbb.66.2479. PMID 12506992
  27. ^ “Unique Tomatoes Tops In Disease-Fighting Antioxidants”. Medical News Today. ngày 5 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2014.
  28. ^ Hillebrand S.; Schwarz M.; Winterhalter P., 2004. Characterization of anthocyanins and pyranoanthocyanins from blood orange Citrus sinensis (L.) Osbeck juice. Journal of Agricultural and Food Chemistry 52 (24): 7331–8. doi:10.1021/jf0487957. PMID 15563216
  29. ^ Alquezar B.; Rodrigo M. J.; Zacarías L., 2008. Regulation of carotenoid biosynthesis during fruit maturation in the red-fleshed orange mutant Cara Cara. Phytochemistry 69 (10): 1997–2007. doi:10.1016/j.phytochem.2008.04.020. PMID 18538806
  30. ^ a b c Stahl W., Sies H., 1996. Lycopene: a biologically important carotenoid for humans?. Arch. Biochem. Biophys. 336(1):1–9. doi:10.1006/abbi.1996.0525. PMID 8951028
  31. ^ Institute of Medicine, Food and Nutrition Board. Beta-carotene and other carotenoids. Dietary reference intakes for vitamin C, vitamin E, selenium, and carotenoids. Washington, D.C.: National Academy Press; 2000:325-400.
  32. ^ “Lycopene”. Mayo Clinic. ngày 1 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2015.
  33. ^ Ilic, D.; Forbes, KM.; Hassed, C. (2011). “Lycopene for the prevention of prostate cancer”. Cochrane Database Syst Rev (11): CD008007. doi:10.1002/14651858.CD008007.pub2. PMID 22071840.
  34. ^ Vance, Terrence M.; Su, Joseph; Fontham, Elizabeth T. H.; Koo, Sung I.; Chun, Ock K. (8-2013). “Dietary Antioxidants and Prostate Cancer: A Review”. Nutrition and Cancer. 65 (6): 793–801. doi:10.1080/01635581.2013.806672. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Carotenoids Bản mẫu:Terpenoids Bản mẫu:Dietary supplement