Măng tây

loài thực vật

Măng tây (danh pháp hai phần: Asparagus officinalis) là một loại thực vật dùng làm rau.

Asparagus officinalis
Măng tây mọc dại
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Asparagaceae
Chi (genus)Asparagus
Loài (species)A. officinalis
Danh pháp hai phần
Asparagus officinalis
L., 1753
Danh pháp đồng nghĩa[1]
Danh sách
  • Asparagus altilis (L.) Asch.
  • Asparagus caspius Schult. & Schult.f.
  • Asparagus esculentus Salisb.
  • Asparagus fiori Sennen
  • Asparagus hedecarpus Andrews ex Baker
  • Asparagus hortensis Mill. ex Baker
  • Asparagus littoralis Steven
  • Asparagus oxycarpus Steven
  • Asparagus paragus Gueldenst. ex Ledeb.
  • Asparagus polyphyllus Steven ex Ledeb.
  • Asparagus sativus Mill.
  • Asparagus setiformis Krylov
  • Asparagus vulgaris Gueldenst. ex Ledeb.

Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài, đường kính 5-6mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm. Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả hình cầu, dày màu đỏ.

Người ta phân biệt giữa măng tây trắng và măng tây xanh. Tùy thuộc vào khu vực, măng tây được thu hoạch ở châu Âu từ tháng 3 đến tháng 6 và được đánh giá cao như một loại rau.

Cây măng tây là một loại cây đa niên[2] thuộc Họ Măng tây với bản địa ở Âu châu, Bắc PhiTây Á.[3][4][5] Ngày nay đọt non cây măng tây được trồng nhiều nơi dùng trong ẩm thực như một loại rau.

Loài này từng được xếp vào họ lily, giống với các loài Allium, hànhtỏi, nhưng họ Liliaceae đã được tách ra và các cây giống hành hiện thuộc họ Amaryllidaceaeasparagus (cây Thiên Môn) thuộc họ Asparagaceae.

Thành phần hoá học: Các thành phần đã biết là nước 90-95% glucid 1,70-2,50% lipid 0,10-0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với mangan, sắt, phosphor, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà genin là sarsasapogenin; các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid và một chất có lưu huỳnh có thể là dẫn xuất methylsulfonium của methylmercapten (methanethiol) có mùi khó chịu. Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.

Tại Việt Nam

sửa

Măng tây có mặt trong cỗ tiệc người Việt với món súp măng tây nấu cua thường rút ngắn là súp măng cua.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Măng thường dùng để ăn, có mùi dễ chịu, dùng rất tốt, cho người suy niệu, thấp khớp, thống phong, viêm phế quản mạn tính, đái đường, đánh trống ngực.

Rễ được dùng cho các trường hợp giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, thủy thũng, vàng da.

Ở Trung Quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh ho và sát trùng, được dùng ngoài trị bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.

Ghi chú: Dùng Măng như rau hoặc dùng dịch chiết. Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng. Rễ dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay xirô. Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ The Plant List, Asparagus officinalis L.
  2. ^ Grubben, G.J.H.; Denton, O.A. biên tập (2004). Plant Resources of Tropical Africa 2. Vegetables. PROTA Foundation, Wageningen; Backhuys, Leiden; CTA, Wageningen.
  3. ^ “Asparagus officinalis”. Flora Europaea. Royal Botanic Garden Edinburgh. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “Asparagus officinalis”. Euro+Med Plantbase Project. Botanic Garden and Botanical Museum Berlin-Dahlem. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ USDA, ARS, National Genetic Resources Program. “Asparagus officinalis”. Germplasm Resources Information Network. Beltsville, Maryland: National Germplasm Resources Laboratory. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Asparagus officinalis tại Wikimedia Commons