Lớp Giáp mềm

(Đổi hướng từ Lớp Mai mềm)

Lớp Giáp mềm (Malacostraca) là lớp có số lượng loài lớn nhất trong sáu lớp động vật giáp xác, với hơn 25.000 loài còn sinh tồn, được chia thành 16 bộ. Các loài trong lớp này có sự đa dạng rất lớn về hình dạng so với các lớp động vật khác. Lớp này bao gồm cua, tôm hùm, tôm, Bộ Hình tôm, Oniscidea, scuds (Amphipoda), tôm tích và các loài ít phổ biến khác. Chúng có mặt phổ biến trong tất cả các môi trường biển và cũng có mặt trong môi trường lục địa và nước ngọt. Cơ thể chúng có khoảng 20 đốt giống nhau (hiếm khi là 21), được chia thành đầu, ngực và bụng

Lớp Giáp mềm
Thời điểm hóa thạch: Cambrian–recent
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Latreille, 1802
Phân lớp
xem các bộ trong bài.

Từ nguyên

sửa

Sinh thái học

sửa
 
Cua đất liền Grapsus grapsus

Các loài Malacostraca sống trong một dãi rộng gồm các môi trường nước ngọt và nước mặn, và có 3 bộ có các loài sống trên lục địa: Amphipoda (Talitridae), Isopoda (Oniscidea]) và Decapoda (terrestrial hermit crabs, các loài cua trong các họ Ocypodidae (Còng, cáy), GecarcinidaeGrapsidae (rạm), và tôm lục địa).[1] Chúng có mặt phổ biến trong các hệ sinh thái biển và hầu hết các loài là động vật ăn xác chết, mặc dù một số loài như porcelain crab, là động vật ăn các chất được lọc lại từ môi trường nước, một số loài khác như tôm tích là động vật săn mồi.[2]

Phân loại

sửa

Martin và Davis trình bày cách phân loại các loài giáp mềm còn sinh tồn thành các bộ,[3] bổ sung thêm vào đó là các bộ đã tuyệt chủng với ký hiệu tuyệt chủng (†) ở bên cạnh.

 
Odontodactylus scyllarus (Hoplocarida: Stomatopoda)
 
Porcellio scaberOniscus asellus (Peracarida: Isopoda)
 
Cancer pagurus (Eucarida: Decapoda)

Lớp Malacostraca Latreille, 1802

Hóa thạch

sửa

Các loài giáp mềm đầu tiên xuất hiện vào đầu kỷ Cambri,[4] khi các loài động vật thuộc Phyllocarida xuất hiện.[5]

Chú thích

sửa
  1. ^ Colin Little (1983). “Crustaceans and the evolution of the arthropods”. The Colonisation of Land: Origins and Adaptations of Terrestrial Animals. Cambridge University Press. tr. 63–106. ISBN 9780521252188.
  2. ^ P. J. Hayward, M. J. Isaac, P. Makings, J. Moyse, E. Naylor & G. Smaldon (1995). “Crustaceans”. Trong P. J. Hayward & John Stanley Ryland (biên tập). Handbook of the Marine Fauna of North-West Europe. Oxford University Press. tr. 290–461. ISBN 978-0-19-854055-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Joel W. Martin & George E. Davis (2001). An Updated Classification of the Recent Crustacea (PDF). Natural History Museum of Los Angeles County. tr. 132 pp. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Frederick R. Schram (1974). “Convergences between Late Paleozoic and modern caridoid Malacostraca”. Systematic Zoology. 23 (3): 323–332. doi:10.2307/2412539. JSTOR 2412539.
  5. ^ Patricia Vickers Rich, Mildred Adams Fenton, Carroll Lane Fenton & Thomas Hewitt Rich (1996). “Crustaceans”. The Fossil Book: a Record of Prehistoric Life (ấn bản thứ 2). Courier Dover Publications. tr. 213–221. ISBN 9780486293714.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo

sửa