Bộ Chân đều hay còn gọi là động vật đẳng túc là một bộ động vật giáp xác. Danh pháp khoa học của bộ này là Isopoda có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ἴσος (iso-, nghĩa là "giống nhau") và ποδός (podos, là "chân").[1] Hóa thạch của các loài trong bộ này có tuổi vào kỷ Cacbon (tương đương với thế Pennsylvania ở Hoa Kỳ), ít nhất là 300 triệu năm.[2]

Bộ Chân đều
Thời điểm hóa thạch: 300–0 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Phân lớp (subclass)Eumalacostraca
Liên bộ (superordo)Peracarida
Bộ (ordo)Isopoda
Latreille, 1817
Phân bộ

Miêu tả

sửa
 
The woodlouse Oniscus asellus from the side

Isopoda là những loài giáp xác có cơ thể tương đối nhỏ với 7 cặp chân giống nhau về kích thước và hình dạng, nằm trong khoảng từ 300 micrômét (0,012 in) đến 50 xentimét (20 in) như ở loài Bathynomus giganteus.[1] Thông thường chúng dẹp theo chiều lưng bụng, mặc dù một số loài không có đặc điểm như vậy, đặc biệt là các loài sống trong lòng biển sâu hoặc trong nước ngầm (trong các hang động ngầm).[1] Các loài chân giống không có giáp do nó bị thoái hóa thành một "tấm khiên đầu" chỉ che phủ phần đầu.[3] Trao đổi khí diễn ra trong các chân bơi giống như mang chuyên biệt hóa ở phía sau của cơ thể. Các loài chân giống sống trên cạn, các chân bơi này thường biến đổi thành các cấu trúc giống như phổi, và các "lá phổi" này dễ dàng thấy ở mặt dưới của các loài trong phân bộ Oniscidea.[1]

Sự đa dạng và phân loại

sửa

Isopoda thuộc nhóm Peracarida, một nhóm lớn được hợp lại bởi các loài trong nhóm đều có túi ấp trứng. Bộ Isopoda, bao gồm hơn 10.000 loài và 4.500 loài trong số đó được tìm thấy trong môi trường biển. Và được xếp vào 11 phân bộ.[4]

Bộ Chân đều Isopoda

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d M. Schotte, C. B. Boyko, N. L. Bruce, J. Markham, G. C. B. Poore, S. Taiti & G. D. F. Wilson. “World List of Marine, Freshwater and Terrestrial Isopod Crustaceans”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Frederick R. Schram (1970). “Isopod from the Pennsylvanian of Illinois”. Science. 169 (3948): 854–855. doi:10.1126/science.169.3948.854. PMID 5432581.
  3. ^ S. J. Keable, G. C. B. Poore & G. D. F. Wilson (ngày 2 tháng 10 năm 2002). “Australian Isopoda: Families”. Australian Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Joel W. Martin & George E. Davis (2001). An Updated Classification of the Recent Crustacea (PDF). Natural History Museum of Los Angeles County. tr. 132 pp. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa