Vương quốc Hồi giáo Johor (đôi khi gọi là Johor-Riau hoặc Johor-Riau-Lingga hoặc Đế quốc Johor) được thành lập bởi Alauddin Riayat Shah II con trai của vị quốc vương cuối cùng của vương quốc MalaccaMahmud Shah vào năm 1528. Trước đó Johor là một phần của vương quốc Hồi giáo Malacca, năm 1511 người Bồ Đào Nha chinh phục thủ đô Malacca, người con của vua Mahmud Shah đã chạy sang Johor và thành lập ra vương quốc Hồi giáo mới.

Vương quốc Johor
Tên bản ngữ
  • کسلطانن جوهر
    Kesultanan Johor
1528–1855
Quốc kỳ Johor
Quốc kỳ
Tổng quan
Thủ đôTanjung Puteri
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Mã Lai
Tôn giáo chính
Hồi giáo Sunni
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Sultan 
Bendahara 
Lịch sử 
• Thành lập
1528
• Giải thể
1855
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTin ingot, xu vàng và bạc bản địa
Tiền thân
Kế tục
Malacca Sultanate
Pahang Sultanate
Siak Sultanate
Riau-Lingga Sultanate
Các khu định cư Eo biển
Johor
Vương quốc Pahang
Hiện nay là một phần của Malaysia
 Singapore
 Indonesia

Vào đỉnh cai thịnh trị, vương quốc Johor trải dài từ sông Klang đến LinggiTanjung Tuan, Muar, Batu Pahat, Singapore, Palau Tinggi và các hòn đảo khác ngoài bờ biển phía đông của bán đảo Malay. Trong thời kỳ thuộc địa, phần đất liền được điều hành bởi người Anh và một phần đảo nằm dưới quyền của người Hà Lan. Năm 1946 phần cai trị bởi Anh gia nhập Liên bang Malaya và trở thành bang Johor của Malaysia, năm 1949 phần cai trị bởi người Hà Lan trở thành một phần lãnh thổ của Indonesia.

Sự sụp đổ của Malaca và khởi đầu của Vương quốc Hồi giáo Johor

sửa

Năm 1511, Malacca rơi vào tay của người Bồ Đào Nha và quốc vương Mahmud Shah buộc phải tháo chạy khỏi Malacca. Nhà vua Malacca đã thực hiện một số nỗ lực để lấy lại vương quốc của mình nhưng không có kết quả. Người Bồ Đào Nha trả đũa và buộc nhà vua phải chạy trốn đến Pahang. Sau đó ông đã đến Bintan và thành lập một căn cứ mới ở đó, ông đã tập hợp lực lượng người Malay bị phân rả trước đó thực hiện một số cuộc tấn công và phong toả chống lại người Bồ Đào Nha.

Vương quốc Hồi giáo Johor được thành lập bởi Sultan Alauddin Riayat Shah (1528-1564) với hoàng hậu Tun Fatimah năm 1528. Mặt dù Alauddin Riayat Shah và người kế nhiệm ông đã phải đương đầu với những cuộc tấn công của người Bồ Đào Nha ở MalaccaAcehSumatra, nhưng họ vẫn giữ được chủ quyền của vương quốc Johor.

Các cuộc đánh phá thường xuyên vào Malacca đã gây ra nhiều khó khăn cho người Bồ Đào Nha, nó đã thuyết phục người Bồ Đào Nha tập trung tiêu diệt lực lượng Hồi giáo lưu vong. Một số nỗ lực đã được thực hiện để đàn áp người Malay, đến năm 1526 người Bồ Đào Nha đãn san phẳng Bintan. Sau đó vua Mahmud Shah phải rút về Kampar ở Sumatra và qua đời 2 năm sau đó, ông để lại hai con trai là Muzaffar ShahAlauddin Riayat Shah II.

Muzaffar Shah tiếp tục thành lập Perak trong khi Alauddin Riayat Shah trở thành vị vua thứ nhất của Johor.

Tham khảo

sửa

Tham khảo

sửa
  • Andaya, Barbara Watson; Andaya, Leonard Y. (2001). A History of Malaysia. University of Hawai'i Press. ISBN 9780824824259.
  • Borschberg, Peter (2010a). The Singapore and Melaka Straits: Violence, Security and Diplomacy in the 17th Century. ISBN 978-9971-69-464-7.
  • Borschberg, Peter (2010b). “Ethnicity, language and culture in Melaka during the transition from Portuguese to Dutch rule”. Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society. 83 (2): 93–117.
  • Borschberg, Peter (2011). Hugo Grotius, the Portuguese and Free Trade in the East Indies. Singapore: NUS Press. ISBN 978-9971-69-467-8.
  • (Tun) Suzana (Tun) Othman (2003). Institusi Bendahara, Permata Melayu yang Hilang. Pustaka BSM. ISBN 983-40566-6-4.
  • (Tun) Suzana (Tun) Othman (2007). Perang Bendahara Pahang 1857–63. Karisma Publications. ISBN 978-983-195-282-5.
  • Trocki, Carl A. (1979). Prince of Pirates: the Temenggongs and the Development of Johor and Singapore, 1784–1885. University of Hawai'i Press. ISBN 978-9971-69-376-3.