Lịch sử hành chính Phú Thọ

bài viết danh sách Wikimedia

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Sơn La.

Trước năm 1945

sửa

Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đôPhong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay.

Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chi thành 16 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang.

Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh.

Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ X), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.

Thời loạn 12 sứ quân, Phú Thọ là địa bàn chiếm đóng của 2 sứ quân Kiều Công HãnKiều Thuận tại các căn cứ Hồi Hồ và Phong Châu.

Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lý Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang.

Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh SơnThanh Thủy; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa nay thuộc tỉnh Phú Thọ).

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn... Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau:

Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội;

Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hóa để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hóa khi đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam ngày nay).

Trong địa bàn tỉnh Hưng Hóa, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh SơnThanh Thủy.

Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu... để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng tây bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...).

Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới.

Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hóa mới được thành lập gồm có:

Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này.

Ngày 9 tháng 12 năm 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa mới; ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái).

Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh SơnYên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa mới.

Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng QuanNgọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới.

Năm 1900, thành lập thêm huyện Hạc Trì.

Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hóa lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã quyết định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).

Như vậy, ngày 8 tháng 9 năm 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 5 tháng 5 năm 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ.

Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới.

Năm 1919, bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng QuanNgọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng.

Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba.

Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố.

Sau năm 1945

sửa

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Hạc Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập.

Năm 1957, thành lập thị xã Việt Trì trên cơ sở sáp nhập thị trấn Việt Trì thuộc huyện Hạc Trì của tỉnh Phú Thọ và thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc. Dời tỉnh lị Phú Thọ từ thị xã Phú Thọ về thị xã Việt Trì.

Năm 1960, điều chỉnh địa giới thị xã Việt Trì và huyện Hạc Trì.

Năm 1962, thành lập thành phố Việt Trì và giải thể huyện Hạc Trì.[1]

Năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn.[2]

Năm 1968, hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú[3].

Năm 1977, hợp nhất một số xã thuộc thành phố Việt Trì[4]. Cùng năm, hợp nhất huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy thành một huyện lấy tên là huyện Tam Thanh; hợp nhất huyện Yên Lập và huyện Cẩm Khê thành một huyện lấy tên là huyện Sông Thao; hợp nhất huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh thành một huyện lấy tên là huyện Phong Châu; hợp nhất huyện Đoan Hùng, huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa thành một huyện lấy tên là huyện Sông Lô; điều chỉnh địa giới thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao; điều chỉnh địa giới thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba[5].

Năm 1980, thành lập thị trấn Phong Châu thuộc huyện Phong Châu[6]. Cùng năm, chia huyện Sông Thao thành hai huyện lấy tên huyện Sông Thao và huyện Yên Lập; chia huyện Sông Lô thành hai huyện lấy tên là huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Hòa[7].

Năm 1984, chia tách và thành lập một số phường thuộc thành phố Việt Trì.[8]

  • Thành lập phường Bạch Hạc trên cơ sở toàn bộ thị trấn Bạch Hạc
  • Thành lập phường Thọ Sơn trên cơ sở một phần phường Thanh Miếu
  • Sáp nhập một phần xã Trưng Vương và xã Minh Nông vào phường Tiên Cát
  • Sáp nhập một phần các xã Dữu Lâu, Minh Nông, Minh Phương, Trưng Vương vào phường Tân Dân
  • Thành lập phường Gia Cẩm và phường Nông Trang trên cơ sở một phần phường Vân Cơ

Năm 1985, thành lập xã Thọ Văn thuộc huyện Tam Thanh.[9]

Năm 1986, chia tách một số xã thuộc thành phố Việt Trì.[10]

  • Thành lập xã Sông Lô trên cơ sở một phần xã Trưng Vương. Xã Sông Lô có 561 hécta với 3.041 nhân khẩu.

Năm 1987, giải thể tất cả các thị trấn nông trường thuộc các huyện Đoan Hùng, Thanh Hòa, Thanh Sơn.

Năm 1994, thành lập thị trấn Đoan Hùng thuộc huyện Đoan Hùng.[11]

Năm 1995, điều chỉnh địa giới huyện Sông Thao và huyện Thanh Hòa; chia huyện Thanh Hòa thành 2 huyện: Thanh Ba và Hạ Hòa.[12]

  • Sáp nhập toàn bộ các xã Hiền Lương, Quân Khê, Động Lâm, Lâm Lợi, Xuân áng, Chuế Lưu, Bằng Giã, Vô Tranh, Văn Lang, Minh Côi thuộc huyện Sông Thao vào huyện Thanh Hòa
  • Giải thể huyện Thanh Hòa. Thành lập huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa trên cơ sở toàn bộ huyện Thanh Hòa.
    • Huyện Thanh Ba có diện tích tự nhiên 8.596,9 hécta và 105.041 nhân khẩu, bao gồm và 25 xã: Đỗ Sơn, Phương Lĩnh, Khải Xuân, Vũ Yển, Đồng Xuân, Đông Lĩnh, Đông Thành, Năng Yên, Yển Khê, Lương Lỗ, Yên Nội, Sơn Cương, Hoàng Cương, Thanh Xá, Chí Tiên, Đỗ Xuyên, Thanh Hà, Quảng Nạp, Thái Ninh, Thanh Vân, Đại An, Mạn Lạn, Hanh Cù, Ninh Dân, Võ Lao.
    • Huyện Hạ Hoà có diện tích tự nhiên 26.481,81 hécta và 114.052 nhân khẩu, bao gồm 33 xã: Lệnh Khanh, Cáo Điền, Ấm Hạ, Phương Viên, Hậu Bỏng, Đại Phạm, Đan Hà, Ấm Thượng, Gia Điền, Y Sơn, Yên Luật, Lạng Sơn, Chính Công, Yên Kỳ, Mai Tùng, Liên Phương, Hà Lương, Hương Xạ, Vụ Cầu, Minh Hạc, Vĩnh Chân, Phụ Khánh, Đan Thượng, Minh Côi, Văn Lang, Vô Tranh, Bằng Giã, Chuế Lưu, Xuân Áng, Lâm Lợi, Quán Khê, Hiền Lương và Đông Lâm.

Cùng năm, thành lập thị trấn Sông Thao, huyện Sông Thao và thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba.[13]

Năm 1996, tỉnh Phú Thọ được tái lập, có 10 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì (tỉnh lị), thị xã Phú Thọ và 8 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phong Châu, Sông Thao, Tam Thanh, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập.[14]

Năm 1997, thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Yên Lập, Hạ Hòa, Tam Thanh, Phong Châu, Thanh Sơn.[15]

  • Thành lập thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập trên cơ sở toàn bộ xã Tân Long. Thị trấn Yên Lập có 1.196,49 ha diện tích tự nhiên và 5.904 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Ấm Thượng. Thị trấn Hạ Hoà có 1.002,85 ha diện tích tự nhiên và 7.060 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Thanh trên cơ sở toàn bộ xã Hưng Hóa. Thị trấn Hưng Hoá có 453,38 ha diện tích tự nhiên và 4.391 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Lâm Thao, huyện Phong Châu trên cơ sở toàn bộ xã Cao Mai và một phần xã Chu Hóa. Thị trấn Lâm Thao có 589,13 ha diện tích tự nhiên và 8.018 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Phú Hộ, huyện Phong Châu trên cơ sở toàn bộ xã Phú Hộ. Thị trấn Phú Hộ có 1.616 ha diện tích tự nhiên và 11.076 nhân khầu.
  • Thành lập thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn trên cơ sở một phần xã Sơn Hùng và xã Thục Luyên. Thị trấn Thanh Sơn có 415 ha diện tích tự nhiên và 12.580 nhân khẩu.

Năm 1999, chia các huyện Phong Châu và Tam Thanh thành các huyện như cũ.[16]

  • Giải thể huyện Phong Châu. Thành lập huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh trên cơ sở toàn bộ huyện Phong Châu.
    • Huyện Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Hà Thạch, Sơn Vi, Thạch Sơn, Hợp Hải, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Vĩnh Lại, Cao Xá, Tiên Kiên, Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình, Sơn Dương, Tứ Xã, Xuân Lũng, Xuân Huy và thị trấn Lâm Thao.
    • Huyện Phù Ninh có 17.764 ha diện tích tự nhiên và 118.669 nhân khẩu, gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Liên Hoa, Phú Mỹ, Trạm Thản, Tiên Phú, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú, Hùng Lô, Trung Giáp, Bảo Thanh, Gia Thanh, Phú Lộc, Phú Nham, Kim Đức, Phù Ninh, thị trấn Phong Châu và thị trấn Phú Hộ.
  • Giải thể huyện Tam Thanh. Thành lập huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy trên cơ sở toàn bộ huyện Tam Thanh.
    • Huyện Tam Nông có 14.659 ha diện tích tự nhiên và 79.112 nhân khẩu, gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Hùng Đô, Quang Húc, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Cổ Tiết, Hương Nộn, Thọ Văn, Dị Nậu, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Phương thịnh, Tề Lễ, Tứ Mỹ, Xuân Quang, Hương Nha, Vực Trường và thị trấn Hưng Hóa.
    • Huyện Thanh Thủy có 12.097 ha diện tích tự nhiên và 72.900 nhân khẩu, gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Xuân Lộc, Thạch Đồng, Tân Phương, La Phù, Bảo Yên, Đoan Hạ, Sơn Thủy, Hoàng Xá, Trung thịnh, Đồng Luận, Trung Nghĩa, Phượng Mao, Yến Mao, Tu Vũ và Đào Xá.

Năm 2002, thành lập một số phường thuộc thành phố Việt Trì; đổi tên huyện Sông Thao thành huyện Cẩm Khê.[17]

  • Thành lập phường Bến Gót, thành phố Việt Trì trên cơ sở một phần phường Thanh Miếu. Phường Bến Gót có 256,10 ha diện tích tự nhiên và 5.732 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì trên cơ sở toàn bộ xã Dữu Lâu. Phường Dữu Lâu có 631 ha diện tích tự nhiên và 7.994 nhân khẩu.

Năm 2003, điều chỉnh địa giới các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba để mở rộng thị xã Phú Thọ; thành lập một số phường, xã thuộc thị xã Phú Thọ và huyện Đoan Hùng.[18]

  • Mở rộng và sắp xếp các đơn vị hành chính thị xã Phú Thọ:
    • Sáp nhập toàn bộ thị trấn Phú Hộ, huyện Phù Ninh, xã Hà Thạch, huyện Lâm Thao và một phần xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba vào thị xã Phú Thọ.
    • Thành lập xã Phú Hộ trên cơ sở toàn bộ thị trấn Phú Hộ. Xã Phú Hộ có 1.630,4 ha diện tích tự nhiên và 10.383 nhân khẩu.
    • Thành lập xã Thanh Vinh trên cơ sở một phần xã Thanh Hà. Xã Thanh Vinh có 413,91 ha diện tích tự nhiên và 3.178 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Trường Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Trường Thịnh. Phường Trường Thịnh có 420,14 ha diện tích tự nhiên và 6.692 nhân khẩu.
    • Thị xã Phú Thọ có 6.328,65 ha diện tích tự nhiên và 62.863 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường và 6 xã.
  • Thành lập xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng trên cơ sở một phần xã Tây Cốc. Xã Ca Đình có 1.417 ha diện tích tự nhiên và 2.749 nhân khẩu.

Năm 2004, thành lập thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao[19] trên cơ sở một phần xã Hy Cương, xã Tiên Kiên, xã Chu Hóa. Thị trấn Hùng Sơn có 470 ha diện tích tự nhiên và 9.444 nhân khẩu.

Năm 2006, điều chỉnh địa giới các huyện Lâm Thao và Phù Ninh để mở rộng thành phố Việt Trì.[20]

  • Sáp nhập toàn bộ xã Hy Cương, xã Chu Hóa, xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao và xã Kim Đức, xã Hùng Lô, huyện Phù Ninh vào thành phố Việt Trì. Thành phố Việt Trì có 10.636,94 ha diện tích tự nhiên và 168.462 nhân khẩu, có 22 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 phường và 12 xã.

Năm 2007, chia huyện Thanh Sơn thành 2 huyện: Thanh Sơn và Tân Sơn.[21]

  • Thành lập huyện Tân Sơn trên cơ sở một phần huyện Thanh Sơn. Huyện Tân Sơn có 68.858 ha diện tích tự nhiên và 73.406 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Mỹ Thuận, Tân Phú, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Minh Đài, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền.

Năm 2008, chuyển xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì của tỉnh Hà Tây cũ (nay là một phần của thành phố Hà Nội) về thành phố Việt Trì quản lý[22].

Năm 2009, thành lập một số xã thuộc các huyện Phù Ninh, Thanh Ba và xác lập địa giới xã Tân Đức, thành phố Việt Trì.[23]

Năm 2010, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thành phố Việt Trì[24] và huyện Thanh Thủy[25].

  • Thành lập các phường thuộc thành phố Việt Trì:
    • Thành lập phường Minh Phương trên cơ sở toàn bộ xã Minh Phương. Phường Minh Phương có 315,6 ha diện tích đất tự nhiên và 7.198 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Minh Nông trên cơ sở toàn bộ xã Minh Nông. Phường Minh Nông có 589,22 ha diện tích tự nhiên và 8.531 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Vân Phú trên cơ sở toàn bộ xã Vân Phú. Phường Vân Phú có 923,6 ha diện tích tự nhiên và 8.563 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy trên cơ sở toàn bộ xã La Phù. Thị trấn Thanh Thủy có 924,23 ha diện tích tự nhiên và 5.118 nhân khẩu.

Năm 2013, thành lập phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ[26] trên cơ sở toàn bộ xã Thanh Vinh. Phường Thanh Vinh có 423,13 ha diện tích tự nhiên và 9.075 nhân khẩu

Năm 2019, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019–2021 thuộc tất cả các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ (trừ 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập).[27]

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Việt Trì:
    • Sáp nhập toàn bộ xã Tân Đức vào phường Minh Nông. Phường Minh Nông có 10,53 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.609 người.
    • Sau khi sắp xếp, thành phố Việt Trì có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường và 09 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Phú Thọ:
    • Sáp nhập một phần phường Trường Thịnh vào xã Thanh Minh. Xã Thanh Minh có 7,33 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.273 người.
    • Sáp nhập một phần phường Trường Thịnh vào phường Hùng Vương. Phường Hùng Vương có 2,62 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.778 người.
    • Sáp nhập phần còn lại phường Trường Thịnh vào phường Phong Châu. Phường Phong Châu có 1,90 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.755 người.
    • Sau khi sắp xếp, thị xã Phú Thọ có 09 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 04 phường và 05 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hạ Hòa:
    • Sáp nhập toàn bộ xã Hậu Bổng, xã Liên Phương và xã Đan Hà vào xã Đan Thượng. Xã Đan Thượng có 19,84 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.146 người.
    • Thành lập xã Tứ Hiệp trên cơ sở toàn bộ xã Y Sơn, xã Lệnh Khanh và xã Phụ Khánh. Xã Tứ Hiệp có 31,96 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.652 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Quân Khê và xã Động Lâm vào xã Hiền Lương. Xã Hiền Lương có 36,14 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.892 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Lâm Lợi và xã Chuế Lưu vào xã Xuân Áng. Xã Xuân Áng có 45,21 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.451 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Vụ Cầu và xã Mai Tùng vào xã Vĩnh Chân. Xã Vĩnh Chân có 11,11 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.533 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Cáo Điền và xã Chính Công vào xã Yên Kỳ. Xã Yên Kỳ có 28,20 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.814 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Hạ Hòa có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thanh Ba:
    • Sáp nhập toàn bộ xã Yển Khê và xã Thanh Vân vào xã Hanh Cù. Xã Hanh Cù có 17,69 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.217 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Phương Lĩnh và xã Vũ Yển vào xã Mạn Lạn. Xã Mạn Lạn có 12,16 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.516 người.
    • Thành lập xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Nạp, xã Thái Ninh và xã Năng Yên. Xã Quảng Yên có 21,18 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.841 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Thanh Xá và xã Yên Nội vào xã Hoàng Cương. Xã Hoàng Cương có 16,04 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.187 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Ba có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cẩm Khê:
    • Thành lập xã Minh Tân trên cơ sở toàn bộ xã Đồng Cam, xã Phương Xá và xã Phùng Xá. Xã Minh Tân có 10,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.640 người.
    • Thành lập thị trấn Cẩm Khê trên cơ sở toàn bộ thị trấn Sông Thao, xã Thanh Nga, xã Sơn Nga và xã Sai Nga. Thị trấn Cẩm Khê có 17,78 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.070 người.
    • Thành lập xã Hùng Việt trên cơ sở toàn bộ xã Hiền Đa, xã Cát Trù và xã Tình Cương. Xã Hùng Việt có 11,26 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.472 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Khê có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tam Nông:
    • Thành lập xã Dân Quyền trên cơ sở toàn bộ xã Hồng Đà, xã Dậu Dương và xã Thượng Nông. Xã Dân Quyền có 14,42 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.257 người.
    • Thành lập xã Lam Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Phương Thịnh, xã Hùng Đô và xã Tứ Mỹ. Xã Lam Sơn có 21,47 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.088 người.
    • Thành lập xã Vạn Xuân trên cơ sở toàn bộ xã Tam Cường, xã Văn Lương và xã Cổ Tiết. Xã Vạn Xuân có 23,58 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.211 người.
    • Thành lập xã Bắc Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Vực Trường, xã Hương Nha và xã Xuân Quang. Xã Bắc Sơn có 15,41 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.615 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Tam Nông có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đoan Hùng:
    • Thành lập xã Hùng Xuyên trên cơ sở toàn bộ xã Đông Khê, xã Hùng Quan và xã Nghinh Xuyên. Xã Hùng Xuyên có 27,87 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.815 người.
    • Thành lập xã Hợp Nhất trên cơ sở toàn bộ xã Phú Thứ, xã Đại Nghĩa và xã Hữu Đô. Xã Hợp Nhất có 18,90 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.132 người.
    • Thành lập xã Phú Lâm trên cơ sở toàn bộ xã Phương Trung, xã Quế Lâm và xã Phong Phú. Xã Phú Lâm có 29,77 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.597 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Đoan Hùng có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thanh Thủy:
    • Thành lập xã Đồng Trung trên cơ sở toàn bộ xã Trung Thịnh, xã Trung Nghĩa và xã Đồng Luận. Xã Đồng Trung có 16,57 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.173 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Yến Mao và xã Phượng Mao vào xã Tu Vũ. Xã Tu Vũ có 25,52 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.805 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Thủy có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Ninh:
    • Thành lập xã Bình Phú trên cơ sở toàn bộ xã Vĩnh Phú, xã Bình Bộ và xã Tử Đà. Xã Bình Phú có 15,07 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.236 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Phù Ninh có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 01 thị trấn.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Lâm Thao:
    • Thành lập xã Phùng Nguyên trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Hải, xã Kinh Kệ và xã Sơn Dương. Xã Phùng Nguyên có 15,22 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.192 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Lâm Thao có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 02 thị trấn.

Năm 2024, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023–2025 thuộc thành phố Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng. Cùng năm, thành lập thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Sơn.[28]

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Việt Trì:
    • Sáp nhập toàn bộ phường Vân Cơ vào phường Nông Trang. Phường Nông Trang có 2,87 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 29.196 người.
    • Sáp nhập toàn bộ phường Bến Gót vào phường Thọ Sơn. Phường Thọ Sơn có 4,16 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.403 người.
    • Sau khi sắp xếp, thành phố Việt Trì có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường và 09 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đoan Hùng:
    • Sáp nhập toàn bộ xã Minh Phú và xã Vụ Quang vào xã Chân Mộng. Xã Chân Mộng có 35,75 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.530 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Minh Tiến và xã Tiêu Sơn vào xã Yên Kiện. Xã Yên Kiện có 29,58 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.324 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Vân Đồn vào xã Hùng Long. Xã Hùng Long có 24,53 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.340 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Vân Du vào xã Chí Đám. Xã Chí Đám có 21,50 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.623 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Minh Lương vào xã Bằng Doãn. Xã Bằng Doãn có 27,27 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.981 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Sóc Đăng vào thị trấn Đoan Hùng. Thị trấn Đoan Hùng có 11,68 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.773 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Đoan Hùng có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 13 xã.
  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cẩm Khê:
    • Thành lập xã Minh Thắng trên cơ sở toàn bộ xã Tuy Lộc, xã Ngô Xá và xã Thụy Liễu. Xã Minh Thắng có 18,90 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 21.170 người.
    • Thành lập xã Phong Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Cấp Dẫn, xã Xương Thịnh và xã Sơn Tình. Xã Phong Thịnh có 22,35 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.610 người.
    • Thành lập xã Nhật Tiến trên cơ sở toàn bộ xã Phú Lạc, xã Chương Xá và xã Văn Khúc. Xã Nhật Tiến có 21,45 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.697 người.
    • Sáp nhập toàn bộ xã Tạ Xá và xã Yên Tập vào xã Phú Khê. Xã Phú Khê có 20,66 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.886 người.
    • Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Khê có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 15 xã.
  • Thành lập thị trấn thuộc huyện Tân Sơn:
    • Thành lập thị trấn Tân Phú trên cơ sở toàn bộ xã Tân Phú. Thị trấn Tân Phú có 20,87 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.755 người.
    • Sau khi thành lập, huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 16 xã.

Chú thích

sửa
  1. ^ Quyết định số 65-CP năm 1962 của Hội đồng Chính phủ.
  2. ^ Quyết định số 109-NV năm 1967 của Bộ Nội vụ.
  3. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa III ngày 26-1-1968.
  4. ^ Quyết định số 134-BT năm 1977 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
  5. ^ Quyết định số 178-CP năm 1977 của Hội đồng Chính phủ.
  6. ^ Quyết định số 59-CP năm 1980 của Hội đồng Chính phủ.
  7. ^ Quyết định số 377-CP năm 1980 của Hội đồng Chính phủ.
  8. ^ Quyết định số 10-HĐBT năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng.
  9. ^ Quyết định số 91-HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
  10. ^ Quyết định số 125-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
  11. ^ Nghị định số 111-CP năm 1994 của Chính phủ.
  12. ^ Nghị định số 63-CP năm 1995 của Chính phủ.
  13. ^ Nghị định số 82-CP năm 1995 của Chính phủ.
  14. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa IX ngày 6-11-1996.
  15. ^ Nghị định số 55-CP năm 1997 của Chính phủ.
  16. ^ Nghị định số 59/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
  17. ^ Nghị định số 39/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
  18. ^ Nghị định số 32/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
  19. ^ Nghị định số 183/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
  20. ^ Nghị định số 133/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
  21. ^ Nghị định số 61/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
  22. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa XII ngày 29-5-2008 về việc điều chỉnh địa giới giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.
  23. ^ Nghị định số 05/NQ-CP năm 2009 của Chính phủ.
  24. ^ Nghị quyết số 21/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
  25. ^ Nghị quyết số 40/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
  26. ^ Nghị quyết số 88/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ.
  27. ^ Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
  28. ^ Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.