Huệ Thân vương

tước vị Thân vương nhà Thanh

Hòa Thạc Huệ Thân vương (chữ Hán: 和碩惠親王, tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡶᡠᠯᡝᡥᡠᠨ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ
, Möllendorff: Hošoi fulehun cin wang), là tước vị Thân vương thế tập truyền đời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Chân dung Tái Trạch, con nuôi của Dịch Tuân, một Tông thất theo phái cải cách và lập hiến thời Vãn Thanh

Khái quát

sửa

Thủy tổ của Huệ vương phủ là Miên Du - Hoàng tử thứ năm của Gia Khánh Đế.

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), Miên Du được phong làm Huệ Quận vương. Năm Đạo Quang thứ 9 (1829) tấn phong Huệ Thân vương. Sau khi qua đời, Miên Du được truy thụy "Đoan".

Vì Huệ vương phủ không phải Thiết mạo tử vương nên các đời sau tập tước đều lần lượt bị hàng xuống một bậc. Tổng cộng truyền qua 3 thế hệ.

Ý nghĩa phong hiệu

sửa

Phong hiệu ["Anh"] của Miên Du, Mãn ngữ là「fulehun」, nghĩa là "Ân huệ", "Ân điển".

Chi hệ

sửa

Miên Du có tất cả sáu con trai, trong đó ba người con đầu đều chết yểu, vì vậy Huệ vương phủ chỉ còn lại ba chi hậu duệ. Trong ba chi hậu duệ, con trai thứ tư của Miên Du là Dịch Tuân do Trắc Phúc tấn Tạ Giai thị sinh ra, con trai thứ năm Dịch Tường do Kế Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị sinh ra, con trai thứ sáu Dịch Mô do Trắc Phúc tấn Dương Giai thị sinh ra, vì vậy Đại tông được truyền cho đích xuất duy nhất là Dịch Tường. Ngoài ra, Dịch Tuân và Dịch Mô đều có được tước vị Nhập bát phân, trở thành Tiểu tông. Vì vậy Huệ vương phủ có ba chi hậu duệ đều là Nhập bát phân, điểm này hết sức đặc thù.

Nhưng Dịch Tuân không có con trai, nhận hậu duệ của Du Khác Quận vương Dận Vu làm con thừa tự, chính là Tái Trạch nổi tiếng thời Vãn Thanh. Về phần một mạch Dịch Mô, cũng không có hậu duệ nam kế thừa, quá kế Tái Tể từ Đại tông sang kế thừa, kết quả vừa xuất kế 2 tháng Tái Tể liền qua đời, ngay sau đó lại phải từ Du vương phủ quá kế Phổ Cát làm người thừa tự. Vì vậy mặc dù ba chi hậu duệ của Huệ vương phủ đều là Nhập bát phân, nhưng hai trong ba chi đã do hậu duệ của Du vương phủ kế thừa.

Địa vị

sửa

Trong ba chi hậu duệ của Gia Khánh, địa vị của Huệ vương phủ vốn không cao, nhưng vì nguyên nhân cả ba chi hậu duệ của Huệ vương phủ đều Nhập bát phân, địa vị thời Vãn Thanh xem như không tệ. Đặc biệt là Đôn vương phủThụy vương phủ về sau đều do Biệt tông thừa kế, chân chính kế thừa huyết mạch của Gia Khánh chỉ có Huệ vương phủ mà thôi[1].

Kỳ tịch

sửa

Sau khi Huệ vương phủ nhập kỳ, được phân tại Hữu dực Cận chi Tương Lam kỳ đệ nhất tộc, cùng tộc với Trực vương phủ (hậu duệ Dận Thì), Thận vương phủ (hậu duệ Dận Hi), Khánh vương phủ (hậu duệ Vĩnh Lân) và Cung vương phủ (hậu duệ Dịch Hân)

Huệ Thân vương

sửa
  1. Huệ Đoan Thân vương Miên Du
    1814 - 1820 - 1865
  2. Huệ Kính Quận vương (hàm Thân vương) Dịch Tường (奕詳)
    1849 - 1865 - 1886
  3. Bối lặc Tái Nhuận (載潤)
    1878 - 1886 - 1963

Dịch Tuân chi hệ

sửa

Dịch Tường chi hệ

sửa

Dịch Mô chi hệ

sửa

Tái Đào chi hệ

sửa
  • 1893 - 1902: Bất nhập bát phân Trấn quốc công Tái Đào (載濤), con trai thứ bảy của Dịch Hoàn, con trai nuôi của Dịch Mô. Năm 1893 thừa tự Dịch Mô, sơ phong Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân, năm 1894 tiến Bất nhập bát phân Trấn quốc công, năm 1898 gia hàm Bối tử, đổi thành thừa tự Dịch Hỗ.

Tái Tể chi hệ

sửa

Phả hệ Huệ Thân vương

sửa
  • - Hoàng Đế
  • - Du Quận vương
  • - Huệ Thân vương
  • - Dịch Tuân chi hệ
  • - Dịch Mô chi hệ
  • - Tái Tể chi hệ (Năm 1894 hợp nhất với Dịch Mô chi hệ)
 
 
Quá kế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ung Chính Đế
Dận Chân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Du Khác Quận vương
Doãn Vu
1693 - 1731
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Càn Long Đế
Hoằng Lịch
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Du Cung Quận vương
Hoằng Khánh (弘慶)
1724 - 1769
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gia Khánh Đế
Vĩnh Diễm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối lặc
Vĩnh Tiến (永珔)
1766 - 1820
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Huệ Đoan Thân vương
Miên Du
1814 - 1820 - 1865
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối tử
Miên Tụ (綿岫)
1782 - 1850
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Huệ Kính Quận vương
(hàm Thân vương)
Dịch Tường (奕詳)
1849 - 1865 - 1886
 
Bối tử (hàm Bối lặc)
Dịch Mô (奕謨)
1850 - 1860 - 1905
 
Phụng ân Trấn quốc công
Dịch Tuân (奕詢)
1849 - 1856 - 1871
 
Nhị đẳng Phụ quốc Tướng quân
Dịch Tranh (奕棖)
1814 - 1877
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bối lặc
Tái Nhuận (載潤)
1878 - 1886 - 1963
 
Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân
Tái Tể (載濟)
1880 - 1886 - 1894
 
Phụng ân Trấn quốc công
(hàm Bối tử)
Tái Trạch (載澤)
1868 - 1877 - 1930
 
Phụng quốc Tướng quân
Tái Quang (載光)
1856 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phổ Hữu (溥佑)
1909 - ?
 
Phụng ân Trấn quốc công
Phổ Cát (溥佶)
1888 - 1905 - 1926
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dục Hoàn (毓峘)
1936 - ?
 
Phụng ân Phụ quốc công
Dục Tung (毓崧)
1909 - 1927 - ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hằng Xu (恆樞)
1936 - ?
 
 
 
 
 
 
 

Chú thích

sửa
  1. ^ Về sau Đôn vương phủ và Thụy vương phủ đều do hậu duệ của Đạo Quang Đế kế thừa, coi như là huyết mạch của Đạo Quang Đế

Tham khảo

sửa
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
  • Trung Hoa thư cục. “Thanh thực lục”.
  • Mãn văn lão đương. 中国第一历史档案馆 译. Trung Hoa thư cục. 1980. ISBN 9787101005875.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  • Lý Trị Đình - 李治亭 (1997). Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư. Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Đầu Điều Hào (头条号), Quất Huyền Nhã (橘玄雅). “Thanh Tông thất hệ liệt · Hòa Thạc Huệ Thân vương”.[liên kết hỏng]
  • “Ái Tân Giác La Tông phổ - Miên Du chi hệ”.