Hoằng Chí
Hoằng Chí (tiếng Mãn: ᡥᡡᠩ ᡷᡳ, Möllendorff: hūng jy, chữ Hán: 弘晊; 8 tháng 10 năm 1700 - 3 tháng 7 năm 1775), Ái Tân Giác La, là một Tông thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Hoằng Chí | |
---|---|
Thụy hiệu | Khác |
Hằng Thân vương | |
Nhiệm kỳ 1732—1775 | |
Tiền nhiệm | Dận Kì |
Kế nhiệm | Vĩnh Hạo |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 8 tháng 10, 1700 |
Mất | |
Thụy hiệu | Khác |
Ngày mất | 3 tháng 7, 1775 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Dận Kì |
Anh chị em | Hoằng Thăng |
Hậu duệ | Vĩnh Hạo, Vĩnh Huân |
Gia tộc | Ái Tân Giác La thị |
Nghề nghiệp | chính khách |
Quốc tịch | nhà Thanh |
Kỳ tịch | Tương Bạch kỳ (Mãn) |
Cuộc đời
sửaHoằng Chí sinh vào giờ Thân, ngày 26 tháng 8 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 39 (1700), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Hằng Ôn Thân vương Dận Kì, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị (劉佳氏). Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ông được phong Tán trật Đại thần. Năm Ung Chính thứ 3 (1725), tháng 10, ông được phong làm Phụng ân Phụ quốc công. Năm thứ 5 (1727), tháng 7, thăng làm Phụng ân Trấn quốc công. Năm thứ 10 (1732), tháng 10, phụ thân ông qua đời, ông được tập tước Hằng Thân vương đời thứ 2. Năm thứ 13 (1735), tháng 8, Ung Chính Đế qua đời, linh cữu quàn tại Càn Thanh cung, Hoằng Chí là 1 trong số các hoàng tôn được phép theo chư Vương vào nội điện bái lạy. "Càn Long thực lục" có ghi chép lại: "Dụ: Hoằng Chí, Hoằng Hiểu, Hoằng Cảnh, Hoằng Giao,[1] Hoằng Phổ, đều là Hoàng khảo quyến ái giáo dưỡng. Không phải chư vương ở ngoài khác có thể so sánh. Mỗi ngày vào giờ cung hiến, cùng với chư Vương tiến vào nội điện. Công Doãn Y, Doãn Kỳ, cùng Bối lặc Doãn Hi, Doãn Hỗ, đều hành lễ tại thềm son ngoài Càn Thanh cung".[2] Từ năm Càn Long thứ 2 (1737), ông trở thành Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ (镶红旗汉军都统). Từ năm thứ 13 (1748) đến năm thứ 18 (1753) thì trở thành Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ. Năm thứ 40 (1775), tháng 6, ông qua đời, thọ 75 tuổi, được truy thụy Hằng Khác Thân vương (恆恪親王).
Gia quyến
sửaTổ tiên của Hoằng Chí | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Thê thiếp
sửa- Nguyên phối: Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊爾根覺羅氏), con gái của Hiệp lãnh Đức Khải (德啓).
- Kế thất: Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏), con gái của Khoa Nhĩ Thấm Bối tử Lạp Thập (拉什).
- Trắc Phúc tấn:
- Lý Giai thị (李佳氏), con gái của Ngũ Cách (五格).
- Đồng Giai thị (佟佳氏), con gái của Hoa Sắc (华色).
- Thạch Giai thị (石佳氏), con gái của Nhị Cách (二格). Nguyên là Thứ Phúc tấn, được con trai là Hằng Kính Quận vương Vĩnh Hạo xin gia phong thành Trắc Phúc tấn.
- Thứ thiếp:
- Thành Giai thị (成佳氏), con gái của Đạt Lãi (達賴).
- Hoàn Nhan thị (完顏氏), con gái của Quản lĩnh Thường Bảo Trụ (常保住).
- Điền thị (田氏), con gái của Điền Dương (田阳).
- Hứa thị (許氏), con gái của Quan Âm Bảo (觀音保).
Con trai
sửa- Vĩnh Hinh (永馨; 1728 - 1760), mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị. Được phong làm Nhị đẳng Phụ quốc Tướng quân (二等輔國將軍) kiêm Nhị đẳng Thị vệ. Có ba con trai.
- Vĩnh Tu (永修; 1732 - 1793), mẹ là Trắc Phúc tấn Đồng Giai thị. Có chín con trai.
- Vĩnh Huân (永勳, 1738 - 1786), mẹ là Trắc Phúc tấn Thạch Giai thị. Được phong làm Nhị đẳng Phụng quốc Tướng quân (二等奉國將軍), có con trai Miên Hoài được Vĩnh Hạo nhận làm thừa tự. Có 4 con trai.
- Vĩnh Thuyên (永銓; 1739 - 1744), mẹ là Thứ Phúc tấn Hoàn Nhan thị. Chết yểu.
- Vĩnh Đặc (永特; 1743 - 1747), mẹ là Trắc Phúc tấn Thạch Giai thị. Chết yểu.
- Vĩnh Long (永隆; 1746 - 1748), mẹ là Thứ Phúc tấn Hứa thị. Chết yểu.
- Vĩnh Mậu (永懋; 1746 - 1766), mẹ là Trắc Phúc tấn Thạch Giai thị. Vô tự.
- Vĩnh Phong (永封; 1747 - 1786), mẹ là Thứ Phúc tấn Hứa thị. Được phong làm Tam đẳng Thị vệ. Có bốn con trai.
- Vĩnh Tụy (永萃; 1749 - 1750), mẹ là Trắc Phúc tấn Thạch Giai thị. Chết yểu.
- Vĩnh Hạo (永皓; 1755 - 1788), mẹ là Trắc Phúc tấn Thạch Giai thị. Năm 1775 được kế tục tước vị Hằng Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Hằng Kính Quận vương (恆敬郡王).
- Thập nhất tử (1759 - 1760), con của Thứ Phúc tấn Hứa thị. Chết yểu.