Hành (Phật giáo)
Saṅkhāra (Pali: सङ्खार; hoặc Phạn: संस्कार saṃskāra) là một thuật ngữ nổi bật trong Phật giáo. Từ này có nghĩa là 'những thứ được hình thành'[1] hoặc 'cái đặt cùng nhau' và 'cái được đặt chung với nhau'.
Bản chuyển ngữ của saṅkhāra | |
---|---|
Tiếng Anh | formations volitional formations volitional activities |
Tiếng Phạn | संस्कार (saṃskāra) |
Tiếng Pali | सङ्खार (saṅkhāra) |
Tiếng Bengal | সংস্কার |
Tiếng Miến Điện | သင်္ခါရ (IPA: [θɪ̀ɰ̃kʰàja̰]) |
Tiếng Trung Quốc | 行 (Bính âm Hán ngữ: xíng) |
Tiếng Nhật | 行 (rōmaji: gyō) |
Tiếng Khmer | សង្ខារ (Sang kha) |
Tiếng Hàn | 행 (Romaja quốc ngữ: haeng) |
Tiếng Sinhala | සංස්කාර (saṃskāra) |
Tiếng Tạng tiêu chuẩn | འདུ་བྱེད་ ('du.byed) |
Tiếng Thái | สังขาร (RTGS: sangkhan) |
Tiếng Việt | 行 (hành) |
Thuật ngữ Phật Giáo |
Theo nghĩa đầu tiên (nghĩa bị động), hành (saṅkhāra) nói chung thì chỉ cho các hiện tượng có tính chất thay đổi (pháp hữu vi) nhưng một cách cụ thể thì chỉ cho tất cả các "khuynh hướng" của tinh thần.[2] Chúng được gọi là "những cái được tạo ra mang tính quyết định" bởi vì chúng được hình thành như là kết quả của sự quyết định và chúng cũng là nguyên nhân cho sự phát sinh của các hành động mang tính quyết định trong tương lai.[3] Các bản dịch tiếng Anh cho saṅkhāra theo nghĩa đầu tiên bao gồm 'pháp hữu vi,' [4] 'các quyết định,' [5] 'các thứ được tạo ra' [6] và 'những cái được hình thành' (hoặc, đặc biệt là khi đề cập đến các quá trình tinh thần, 'những cái được hình thành mang tính quyết định').[7]
Theo nghĩa thứ hai (nghĩa chủ động) của từ này, hành (saṅkhāra) chỉ cho nghiệp (sankhara-khandha) là cái dẫn đến sự sinh khởi phụ thuộc lẫn nhau, hoặc do duyên sinh.[8][9]
Theo trường phái Duy Thức,[1] có 51 hành (samskaras) hoặc 51 tâm sở.[10]
Từ nguyên và ý nghĩa
sửaSaṅkhāra là một từ trong tiếng Pali có cùng nguồn gốc với từ saṃskāra trong tiếng Phạn[11]. Từ saṃskāra không phải là một thuật ngữ của tiếng Phạn Vệ Đà, nhưng đã được tìm thấy rộng rãi trong tiếng Phạn thời kì cổ điển và thời kì anh hùng ca trong tất cả các triết lí của Ấn Độ.[11][12][13] Saṃskāra được tìm thấy trong các kinh Áo nghĩa thư của Ấn Độ giáo như trong câu 2,6 của Kaushitaki Upanishad, 4.16.2-4 của Chandogya Upanishad, 6.3.1 của Brihadaranyaka Upanishad cũng như được đề cập bởi học giả Ấn Độ cổ đại Panini và nhiều người khác.[14] Saṅkhāra xuất hiện trong các văn bản Pitaka của Phật giáo với nhiều ý nghĩa và bối cảnh khác nhau, có sự khác biệt so với trong các kinh Áo nghĩa thư, đặc biệt là về sự khẳng định, xác nhận tính vô thường.[14]
Hành (Saṅkhāra) là một khái niệm phức tạp, không có từ tiếng Anh nào được dịch tương đương, mà kết hợp cả "đối tượng và chủ thể" như là những phần phụ thuộc lẫn nhau trong thức và quá trình nhận thức của mỗi người.[11] Nó hàm nghĩa "ấn tượng, quyết định, ảnh hưởng, hình thành, hoàn thiện trong tâm trí của một người, ảnh hưởng đến năng lực về cảm giác và về ý niệm" cũng như bất kỳ điều nào "gây ấn tượng, khiến cho, hoặc gây ảnh hưởng" cách mà một người suy nghĩ, quan niệm hoặc cảm nhận.[11][12][15]
Pháp hữu vi
sửaTheo nghĩa đầu tiên (bị động), saṅkhāra đề cập đến "pháp hữu vi" hoặc "các khuynh hướng, dấu ấn của tâm trí".[11][15][16] Tất cả các tập hợp trên thế giới - các sự việc xảy ra đồng thời về thể chất hoặc tinh thần, và tất cả các hiện tượng, được nhắc đến trong các đoạn văn bản Phật giáo thời kì đầu, là các pháp hữu vi.[11] Nó có thể đề cập đến bất kỳ dạng hợp chất nào trong vũ trụ cho dù một cái cây, một đám mây, một con người, một ý nghĩ hay một phân tử. Tất cả những điều này là saṅkhāras (pháp hữu vi), cũng như mọi thứ thuộc về vật lí và hữu hình trong thế giới hiện tượng đều là các pháp hữu vi, hoặc các điều kiện của tâm.[11] Đức Phật dạy rằng tất cả các saṅkhāras (pháp hữu vi) là vô thường và không có bản chất.[17][18] David Kalupahana cho rằng, những khuynh hướng chủ quan này, "đã ngăn Đức Phật cố gắng hình thành một cái nhìn khách quan tột cùng về thế giới".[15]
Vì các pháp hữu vi và các khuynh hướng là những nhận thức và chúng không có bản chất thực sự, chúng không phải là nguồn vui sướng đáng tin cậy và chúng đều là vô thường.[15] Việc hiểu được tầm quan trọng của thực tại này là trí tuệ. Ý nghĩa "pháp hữu vi" này của từ Saṅkhāra xuất hiện trong Tứ diệu đế và trong lý thuyết duyên khởi của Phật giáo, đó là cách mà vô minh hay là sự hiểu lầm về vô thường và vô ngã dẫn đến Ái và tái sinh.[19] Kinh Tương ưng bộ II.12.1 trình bày một lời giải thích như vậy[19], cũng như các đoạn văn bản Pali khác.[20]
Những lời cuối cùng của Đức Phật, theo Kinh Đại Bát Niết Bàn (bằng tiếng Anh và tiếng Pali), là "Các đệ tử, điều này Ta tuyên bố với các ngài: Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật." (Pali: "handa'dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethā ti.").[21][22]
Hành uẩn
sửa
|
Năm uẩn (pañca khandha) dựa theo kinh điển Pali. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
→ ← ← |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: MN 109 (Thanissaro, 2001) | chi tiết bản mẫu |
Theo nghĩa thứ hai (chủ động), saṅkhāra (hành uẩn hay saṅkhāra-khandha) đề cập đến năng lực tạo ra sắc (rūpa) của tâm trí. Nó là một phần của học thuyết về 12 nhân duyên hoặc duyên khởi (paṭiccasamuppāda).[23][24] Theo nghĩa này, thuật ngữ Sankhara là quyết định hay ý định chủ động có nghiệp lực, là cái tạo ra sự tái sinh và cái ảnh hưởng đến cõi tái sinh.[23] Sankhara ở đây đồng nghĩa với nghiệp, và bao gồm các hành động từ thân thể, lời nói và ý nghĩ.[23][25]
Hành uẩn (saṅkhāra-khandha) nói rằng chúng sinh được tái sinh (bhava, thủ) bằng các hành động từ thân, lời nói và ý nghĩ (nghiệp).[26] Đức Phật đã tuyên bố rằng tất cả ý định, quyết định đều bị ảnh hưởng bởi vô minh (avijja) về tính vô thường và vô ngã.[27][28] Chính sự thiếu hiểu biết này là nguồn gốc dẫn đến hành uẩn và cuối cùng gây ra đau khổ cho con người (dukkha).[29] Việc chấm dứt tất cả các hành uẩn (sabba-saṅkhāra-nirodha) đồng nghĩa với sự giác ngộ (bồ đề), chứng đắc niết bàn. Sự kết thúc của nhân duyên hoặc duyên khởi theo nghĩa về nghiệp lực (Sankharas), mang lại pháp vô vi của niết bàn.[30]
Khi vô minh ảnh hưởng các ý định, quyết định, những ý định, quyết định này sẽ ảnh hưởng ngược lại tới ý thức (viññāna). Đức Phật đã chỉ ra:
'Cái mà một người dự định, cái một người sắp xếp và cái mà một người ám ảnh về: Đây là một sự hỗ trợ cho sự chờ đợi của ý thức. Có một sự hỗ trợ, dẫn đến có một sự thiết lập của ý thức. Khi ý thức đó thiết lập và phát triển, sẽ có sự sản xuất của hữu mới trong tương lai. Khi có sự sản xuất của hữu mới trong tương lai, sẽ có sự sinh, già & chết, đau khổ, than thở, đau đớn, đau khổ và tuyệt vọng trong tương lai. Đó là nguồn gốc của toàn bộ khối đau khổ này.' [31]
Tâm sở
sửaTâm sở (tiếng Phạn: caitasika; Pali: cetasika; Tây Tạng Wylie: sems byung) là các hành (tiếng Phạn: saṅkhāra) xảy ra đồng thời cùng với tâm (tiếng Phạn: citta).[32][33][34] Chúng có thể được mô tả như các khía cạnh của tâm trí mà nắm bắt đặc tính của một đối tượng và có khả năng tô màu cho tâm trí.[35]
Niết bàn
sửaĐức Phật đã nhấn mạnh đến sự cần thiết về thanh lọc những khuynh hướng hơn là loại bỏ chúng hoàn toàn.[36]
Kalupahana cho rằng "việc loại bỏ các khuynh hướng là tự sát về mặt nhận thức luận", vì các khuynh hướng quyết định quan điểm của chúng ta. Sự phát triển cá tính của một người theo chiều hướng hoàn hảo hoặc không hoàn hảo nằm trong các khuynh hướng của người đó.[37]
Khi niết bàn sơ bộ với chất nền xảy ra, thức xây dựng, còn gọi là người xây nhà, bị phá hủy hoàn toàn và sẽ không có hành mới nào được xây thêm nữa. Tuy nhiên, sankharas theo nghĩa của thức đã được xây dựng, tồn tại như một 'thức mang tính chất kết quả của nghiệp' (vipāka viññāna), vẫn tiếp tục tồn tại.[38] Mỗi cá nhân được giải thoát không tạo ra nghiệp lực mới, nhưng bảo tồn một tính cách cá nhân cụ thể là kết quả của dấu vết của di sản nghiệp của mình. Thực tế là có một chất nền tâm lý - vật lý trong suốt phần còn lại của cuộc đời của một A-la-hán cho thấy tác dụng liên tục của nghiệp.[38]
Bản dịch tiếng Anh khác cho thuật ngữ Sankhara
sửa- Activities (Ajahn Sucitto)
- Concoctions (Santikaro)[39]
- Conditions
- Conditioning Factors
- Conditioned things[40]
- Determinations[5][41]
- Fabrications[6]
- Formations (Bhikkhu Bodhi)[42]
- Karmic formations[43]
- Mental constructions
- Preparations (Bhikkhu Katukurunde Ñāṇānanda)[44]
- Volitional activities (Gethin, p. 136)
- Volitional formations (Bhikkhu Bodhi)
Xem thêm
sửa- Phiền não (Phật giáo)
- Tâm sở (Phật giáo)
- Duyên khởi
- Samskara (triết học Ấn Độ) - Khái niệm trong Ấn Độ giáo
- Ngũ uẩn
Nguồn tham khảo
sửa- ^ a b Thich Nhat Hanh (2015). The Heart of Buddha's Teaching. New York: Harmony. tr. 73–74.
- ^ Kalupahana, David (1992). "A History of Buddhist Philosophy.". University of Hawaii Press. tr. 71.
- ^ "Từ saṅkhatam được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một cách ngắn gọn, nó nghĩa là cái gì đó đã được tạo sẵn, được chuẩn bị sẵn, được pha chế sẵn bởi ý định." Katukurunde Ñāṇānanda, trong "The Mind Stilled: 33 Lectures on Nibbāna," tr. 42, xem trực tuyến tại http://www.seeingthroughthenet.net.
- ^ Xem Piyadassi (1999). Đây cũng được đề nghị. Ví dụ như bởi Bodhi (2000), tr.46, người đã tham gia viết về một nghĩa của saṅkhāra cho biết:'Trong nghĩa rộng nhất, saṅkhāra hàm tất cả những thứ ảnh hưởng lẫn nhau, mọi thứ được sinh khởi từ một tổ hợp của các điều kiện.'
- ^ a b According to Bodhi (2000), p. 44, 'determinations' was used by Ven. Ñāṇamoli in his Majjhima Nikaya manuscripts that ultimately were edited by Bodhi. (In the published volume, Bodhi changed Ñāṇamoli's word choice to "formations.")
- ^ a b See, for instance, Thanissaro (1997b).
- ^ See the extended discussion at Bodhi (2000), pp. 44-47. Other translations considered by but ultimately rejected by Bodhi include 'constructions' (p. 45) and 'activities' (p. 45, especially to highlight the kammic aspect of saṅkhāra).
- ^ William S Waldron (2003). The Buddhist Unconscious: The Alaya-vijñana in the Context of Indian Buddhist Thought. Routledge. tr. 102–112. ISBN 978-1-134-42886-1.
- ^ See, for instance, Bodhi (2000), p. 45:
- ^ “51 Mental Formations”. Plum Village. 23 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b c d e f g William Rhys Davids, Thomas; Stede, William (1921). Pali-English Dictionary. Motilal Banarsidass. tr. 664–665. ISBN 978-81-208-1144-7.
- ^ a b Monier Monier-Williams (1872). A Sanskrit-English Dictionary. Oxford University Press. tr. 1041.
- ^ Stephen Phillips (2009). Yoga, Karma, and Rebirth: A Brief History and Philosophy. Columbia University Press. tr. 81–87. ISBN 978-0-231-14484-1.
- ^ a b Surendranath Dasgupta (1992). A History of Indian Philosophy. Motilal Banarsidass (Reprint, Original: Cambridge University Press, 1922). tr. 263 with footnote 1, 272–273. ISBN 978-81-208-0412-8.
- ^ a b c d David J. Kalupahana (1992). A History of Buddhist Philosophy: Continuities and Discontinuities. University of Hawaii Press. tr. 71–72. ISBN 978-0-8248-1402-1.
- ^ Harold Coward (1990). Derrida and Indian Philosophy. State University of New York Press. tr. 161–162. ISBN 978-0-7914-0500-0.
- ^ Jonathan Walters (2015). Donald S. Lopez Jr. (biên tập). Buddhism in Practice: (Abridged Edition). Princeton University Press. tr. 110. ISBN 978-1-4008-8007-2.
- ^ N. Ross Reat; Edmund F. Perry (1991). A World Theology: The Central Spiritual Reality of Humankind. Cambridge University Press. tr. 120–121. ISBN 978-0-521-33159-3.
- ^ a b Paul Williams; Anthony Tribe; Alexander Wynne (2002). Buddhist Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition. Routledge. tr. 65–67. ISBN 978-1-134-62324-2.
- ^ John Clifford Holt (1995). Discipline: The Canonical Buddhism of the Vinayapiṭaka. Motilal Banarsidass. tr. 8–11. ISBN 978-81-208-1051-8.
- ^ D.C. Wijeratna. “The First and Last Words of Lord Buddha”. Academia.edu.
- ^ Sister Vajira & Francis Story. “Maha-parinibbana Sutta: Last Days of the Buddha (DN 16)”. Access to Insight (BCBS Edition).
- ^ a b c Bhikkhu Bodhi (2005). The Connected Discourses of the Buddha: A New Translation of the Samyutta Nikaya. Simon & Schuster. tr. 45–47. ISBN 978-0-86171-973-0.
- ^ William S Waldron (2003). The Buddhist Unconscious: The Alaya-vijñana in the Context of Indian Buddhist Thought. Routledge. tr. 19–23. ISBN 978-1-134-42886-1.
- ^ William S Waldron (2003). The Buddhist Unconscious: The Alaya-vijñana in the Context of Indian Buddhist Thought. Routledge. tr. 16–18. ISBN 978-1-134-42886-1.
- ^ See, for instance, SN 12.2 (Thanissaro, 1997b), where the Buddha states: 'And what are fabrications? These three are fabrications: bodily fabrications, verbal fabrications, mental fabrications. These are called fabrications.'
- ^ William S Waldron (2003). The Buddhist Unconscious: The Alaya-vijñana in the Context of Indian Buddhist Thought. Routledge. tr. 10. ISBN 978-1-134-42886-1.
- ^ Mathieu Boisvert (1995). The Five Aggregates: Understanding Theravada Psychology and Soteriology. Wilfrid Laurier University Press. tr. 93–98. ISBN 978-0-88920-257-3.
- ^ William S Waldron (2003). The Buddhist Unconscious: The Alaya-vijñana in the Context of Indian Buddhist Thought. Routledge. tr. 190-191 notes 2-5, Chapter 1. ISBN 978-1-134-42886-1.
- ^ William S Waldron (2003). The Buddhist Unconscious: The Alaya-vijñana in the Context of Indian Buddhist Thought. Routledge. tr. 102. ISBN 978-1-134-42886-1.
- ^ SN 12.38 (Thanissaro, 1995).
- ^ Guenther (1975), Kindle Location 321.
- ^ Kunsang (2004), p. 23.
- ^ Geshe Tashi Tsering (2006), Kindle Location 456.
- ^ Geshe Tashi Tsering (2006), Kindle Location 564-568.
- ^ David Kalupahana, Mulamadhyamakakarika of Nagarjuna: The Philosophy of the Middle Way. Motilal Banarsidass, 2005, page 48.
- ^ David Kalupahana, "A History of Buddhist Philosophy." University of Hawaii Press, 1992, page 75.
- ^ a b Steven Collins, Selfless Persons: Imagery and Thought in Theravada Buddhism. Cambridge University Press, 1982, page 207.
- ^ Leigh Brasington
- ^ See Piyadassi (1999). This is also suggested, for instance, by Bodhi (2000), p. 46, who in writing about one sense of saṅkhāra states: "In the widest sense, saṅkhāra comprises all conditioned things, everything arisen from a combination of conditions."
- ^ According to Bodhi (2000), p. 44, 'determinations' was used by Ven. Ñāṇamoli in his Majjhima Nikaya manuscripts that ultimately were edited by Bodhi. (In the published volume, Bodhi changed Ñāṇamoli's word choice to "formations.")
- ^ See the extended discussion at Bodhi (2000), pp. 44-47. Other translations considered by but ultimately rejected by Bodhi include "constructions" (p. 45) and "activities" (p. 45, especially to highlight the karmic aspect of saṅkhāra).
- ^ Milinda's questions. Sacred books of the Buddhists. I.B. Horner (trans.). London: Luzac. 1963.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ Ñāṇānanda, Katukurunde, 1988-1991, The Mind Stilled: 33 Lectures on Nibbāna, online at http://www.seeingthroughthenet.net. Bhikkhu Ñāṇānanda also notes, "in the ancient Indian society, one of the primary senses of the word saṅkhāra was the make-up done by actors and actresses" (http://www.seeingthroughthenet.net/files/eng/books/ms/nibbana_the_mind_stilled_I.pdf Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, p. 109).
Nguồn mở rộng
sửa- Bodhi, Bhikkhu (trans.) (2000). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-331-1.
- Geshe Tashi Tsering (2006). Buddhist Psychology: The Foundation of Buddhist Thought. Perseus Books Group. Kindle Edition.
- Guenther, Herbert V. & Leslie S. Kawamura (1975), Mind in Buddhist Psychology: A Translation of Ye-shes rgyal-mtshan's "The Necklace of Clear Understanding" Dharma Publishing. Kindle Edition.
- Kunsang, Erik Pema (translator) (2004). Gateway to Knowledge, Vol. 1. North Atlantic Books.
- Piyadassi Thera (trans.) (1999). Girimananda Sutta: Discourse to Girimananda Thera (AN 10.60). Truy cập 2007-11-18 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an10/an10.060.piya.html.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1995). Cetana Sutta: Intention (SN 12.38). Truy cập 2007-11-16 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.038.than.html.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997a). Avijja Sutta: Ignorance (SN 45.1). Truy cập 2007-11-16 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn45/sn45.001.than.html.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997b). Paticca-samuppada-vibhanga Sutta: Analysis of Dependent Co-arising (SN 12.2). Truy cập 2007-11-16 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.002.than.html.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (2001). Khajjaniya Sutta: Chewed Up (SN 22.79). Truy cập 2007-11-18 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.079.than.html.