Giờ Trái Đất
Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm). Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người, hơn 4000 thành phố. Năm 2010 có 126 quốc gia tham gia.
Giờ Trái Đất | |
---|---|
Biểu trưng chính thức
sửaLogo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 (60+) với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Mục đích
sửaMục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải carbon dioxide, một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week) ở Hoa Kỳ.
Giờ Trái Đất qua các năm
sửaGiờ Trái Đất 2007
sửaGiờ Trái Đất 2007 được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc 7:30 chiều theo giờ địa phương. Chiến dịch này đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.
Giờ Trái Đất 2008
sửaTrang web chính thức cho các sự kiện này, [1], đã nhận được trên 6,7 triệu lượt truy cập chỉ trong đầu tuần hướng tới Giờ Trái Đất. Một số trang web khác cũng tham gia sự kiện này, đơn cử, trang chủ của Google khi ấy dùng nền trang màu đen với khẩu hiệu "Chúng tôi đã tắt đèn. Bây giờ đến lượt bạn. Giờ Trái Đất".
Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia như gần cách chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng, trong đó bao gồm: Empire State Building (Thành phố New York), Sears Tower (Chicago), Cầu Cổng Vàng (San Francisco), Bank of America Plaza (Atlanta), Nhà hát Opera Sydney (Sydney, Australia), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok, Thailand), Đấu trường La Mã (Rome, Ý), Royal Castle (Stockholm, Sweden), Tòa thị chính Luân Đôn (Anh), Space Needle (Seattle), Tháp CN (Toronto, Canada)
Lượng điện và khí CO2 giảm
- Bangkok (Thái Lan) giảm 73.34 MW giảm 41.6 tấn CO2
- Philippines bao gồm các nơi: Metro Manila giảm 16 MW, Đảo Luzon giảm 56 MW
- Toronto giảm 900 MW
- Ireland giảm 150 MW, giảm 6 tấn CO2
- Dubai giảm 100 MW
- New Zealand giảm 335 MW hơn tổng 2 ngày thứ bảy trước là 328 MW
- Melbourne, Australia tiết kiệm 10,1% lượng điện
- Sydney giảm 8.4% thấp hơn năm ngoái 10,2% (2007)
- Thấp nhất đó là Calgary, Canada chỉ giảm 3,6%
Giờ Trái Đất 2009
sửaNăm 2009, đã có 82 quốc gia và hơn 2100 thành phố cam kết tham gia Giờ Trái Đất 2009, tăng lên rất nhiều so với 35 quốc gia năm 2008[7]. 1 tỷ phiếu bình chọn cho Giờ Trái Đất 2009 trong cuộc họp 2009 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên cũng có tính hợp lệ về số phiếu không bình chọn là dùng điện rất cần thiết cho cuộc sống công việc.
Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện. Lượng điện giảm được 140 kWh, tiết kiệm 129 triệu đồng.[8]
- Anh Quốc
- Ai Cập
- Albania
- Argentina
- Australia
- Áo
- Ấn Độ
- Bahrain
- Ba Lan
- Belarus
- Bỉ
- Belize
- Bermuda
- Bolivia
- Bosna và Hercegovina
- Botswana
- Bồ Đào Nha
- Brasil
- Brunei
- Bulgaria
- Canada
- Chile
- Colombia
- Costa Rica
- Croatia
- UAE
- Đan Mạch
- Đức
- Ecuador
- El Salvador
- Fiji
- Gruzia
- Greenland
- Guatemala
- Hà Lan
- Honduras
- Hong Kong
- Hungary
- Hy Lạp
- Indonesia
- Ireland
- Jordan
- Kazakhstan
- Kenya
- Kuwait
- Latvia
- Liban
- Macau
- Malaysia
- Maldives
- Malta
- México
- Moldova
- Montenegro
- Na Uy
- Nam Phi
- New Zealand
- Nicaragua
- Nga
- Nhật Bản
- Pakistan
- Panama
- Papua New Guinea
- Peru
- Phần Lan
- Pháp
- Philippines
- Puerto Rico
- România
- Serbia
- Singapore
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Tây Ban Nha
- Thái Lan
- Thụy Điển
- Trung Hoa Dân Quốc
- Hoa Kỳ
- Ý
- Việt Nam
Giờ Trái Đất 2010
sửaGiờ Trái Đất 2010 dự kiến diễn ra lần lượt ở các quốc gia trên khắp thế giới vào ngày 27 tháng 03, 2010 theo giờ địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại 92 quốc gia đã chính thức đăng ký tham gia, nhiều hơn năm trước 4 quốc gia. Các quốc gia lần đầu tiên tham gia: Ả Rập Xê Út, Brunei, Campuchia, Ecuador, Kosovo, Madagascar, Mauritius, Mông Cổ, Mozambique, Nepal, Oman, Panama, Paraguay, Qatar, Quần đảo Bắc Mariana, Quần đảo Faroe, Cộng hòa Séc, Tanzania. Đáng chú ý nhất là tất cả thành viên G20 đều tham gia; Áo tham gia với sự kiện tắt điện trên toàn lãnh thổ. Dân số ước tính gần 1 tỷ.[9][10][11]
Với khẩu hiệu: Hành động nhỏ cho thay đổi lớn, giờ Trái Đất tại Việt Nam sẽ bắt đầu từ 20:30 đến 21:30 ngày 27 tháng 03, với sự tham gia của nhiều tỉnh thành trên cả nước, có thể kể đến như: Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Thừa Thiên-Huế.[12]
Ngày 17 tháng 03, Hà Nội gửi đơn xin chính thức tham gia, trở thành tỉnh thành thứ 19 của chương trình.[13] Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi tiên phong trong giờ Trái Đất với cam kết tắt hết các thiết bị chiếu sáng, trang trí và các thiết bị điện khác vào giờ Trái Đất. Cũng trong khoảng thời gian này, một loạt chương trình nghệ thuật được tổ chức trước quảng trường Nhà hát lớn Thành phố. Trước đó, từ ngày 20 đến 27, nhiều sự kiện được tổ chức ở trung tâm để nâng tầm hiểu biết của người dân về Giờ Trái Đất như: giao lưu với đại sứ, chiếu phim và đạp xe tuyên truyền[14]. Đã có một cuộc thi thiết kế áo phông về sự kiện Giờ Trái Đất 2010, và đã tổ chức trao giải thưởng cho các tác giả, giải nhất là Nguyễn Trung Kiên đến từ Hà Nội[15].
Ước tính năm 2010, Việt Nam đã tiết kiệm được 500,000 kWh, tương đương 19.204 USD.[8]
Giờ Trái Đất 2011
sửaGiờ Trái Đất 2011 đã diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2011. Tại Việt Nam, với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm, 30 tỉnh thành thực hiện giờ Trái Đất vào hồi 20h30-21h30 UTC+7 đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 21,338 USD.[8]
Giờ Trái Đất 2012
sửaGiờ Trái Đất năm 2012 diễn ra vào thứ bảy, ngày 31 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2013
sửaGiờ Trái Đất năm 2013 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3, trong khoảng thời gian từ 20h30' cho đến 21h30' theo múi giờ địa phương. Nguyên nhân của sự thay đổi này là thứ 7 cuối cùng của tháng Ba là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước.
Giờ Trái Đất 2014
sửaGiờ Trái Đất 2014 là từ 20:30-21:30 ngày 29 tháng 3 năm 2014 (giờ địa phương).
Giờ Trái Đất 2015
sửaGiờ Trái Đất năm 2015 được tổ chức vào ngày thứ Bảy, 28 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2016
sửaGiờ Trái Đất 2016 diễn ra vào ngày thứ bảy, 19 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương tham gia. Đây sẽ là năm kỷ niệm 10 năm khởi đầu của chiến dịch tại Sydney, Úc. Nhiều hoạt động tại Việt Nam đã được tổ chức để hưởng ứng chiến dịch này.[16][17]
Giờ Trái Đất 2017
sửaGiờ Trái Đất diễn ra vào thứ bảy, ngày 25 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2018
sửaGiờ Trái đất năm 2018 diễn ra vào ngày 24 tháng 3, từ 8 giờ 30 tối đến 9 giờ 30 tối theo giờ của các nước tham gia,[18] để tránh trùng với Thứ bảy Tuần Thánh của Thiên Chúa giáo rơi vào ngày 31 tháng 3.[19]
Giờ Trái Đất 2019
sửaGiờ Trái Đất 2019 được tổ chức vào ngày 30 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30. Tổng cộng có 188 quốc gia tham gia Giờ Trái Đất 2019.[20][21] Hoa hậu Trái Đất 2018 Nguyễn Phương Khánh đến từ Việt Nam được chỉ định là Đại sứ Giờ Trái Đất để thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường.[22] Với tư cách là đại sứ, Phương Khánh đã kêu gọi mọi người tự nguyện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết trong một giờ, góp phần lan tỏa thông điệp "Save Energy, Save Earth – Energy saving, Earth protection" (Tiết kiệm năng lượng, Bảo vệ Trái Đất).[23]
Giờ Trái Đất 2020
sửaGiờ Trái đất 2020 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 28 tháng 3 từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương và được chuyển sang kỹ thuật số do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau ủng hộ phong trào này và một số ít trong số nhiều nhân vật công chúng như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, Giáo hoàng Phanxicô, nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, ngôi sao điện ảnh Ấn Độ Amitabh Bachchan, Đại sứ thiện chí về Môi trường của Liên Hợp Quốc Dia Mirza, ca sĩ Kenya Nikita Kering, người mẫu Colombia Claudia Bahamon và ca sĩ kiêm nhạc sĩ Anh Cat Stevens cũng tham gia Giờ Trái Đất 2020.[24]
Giờ Trái Đất 2021
sửaGiờ Trái Đất 2021 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 27 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2022
sửaGiờ Trái Đất 2022 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 26 tháng 3, từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương.
Giờ Trái Đất 2023
sửaGiờ Trái Đất 2023 diễn ra vào Thứ bảy, ngày 25 tháng 3 lúc 20:30 đến 21:30 giờ địa phương.[25] Trước sự kiện, Giờ Trái Đất đã được đổi tên thành "Giờ lớn nhất cho Trái Đất" (Biggest Hour for Earth),[26] bao gồm tập trung nhiều hơn vào hành động của cộng đồng và ít phụ thuộc hơn vào 'tắt máy'. Trong suốt sự kiện, Giờ Trái Đất đã đo được hơn 410.000 giờ hoạt động tích cực cho hành tinh được cam kết[27] như một phần của 'Ngân hàng giờ', nơi tập hợp các hành động đã cam kết của công chúng.[28]
Giờ Trái Đất 2024
sửaGiờ Trái đất năm 2024 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3 từ 20:30 đến 21:30 giờ địa phương để tránh trùng với Thứ bảy Tuần Thánh của Kitô giáo Tây phương rơi vào ngày 30 tháng 3.[29]
Nhân kỷ niệm 16 năm sự kiện Giờ Trái Đất Philippines, người Philippines, do đại sứ John Paulo Bagnas Nase và Toni Yulo-Loyzaga của nhóm nhạc SB19 dẫn đầu, đã tắt đèn trong 60 phút vào tối thứ Bảy, từ 20:30 đến 21:30 theo Giờ chuẩn Philippines (PTS), ngày 23 tháng 3 năm 2024. Sự kiện tắt đèn thường niên này được tổ chức tại Kartilya ng Katipunan ở Đền Bonifacio Manila, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Philippines tổ chức. Giám đốc WWF-Philippines, Katherine Custodio cho biết: "Năm nay, trọng tâm của Giờ Trái Đất Philippines là giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa".[30] Marcos Jr. đã nhấn mạnh vai trò của "hiệu quả năng lượng trong việc giải quyết biến đổi khí hậu hướng tới tương lai xanh hơn theo chiến dịch 'You Have The Power' (Bạn có sức mạnh)." Khu phức hợp nghỉ dưỡng sòng bạc và khách sạn Okada Manila đã tắt đèn chiếu sáng bên ngoài và "The Fountain" trị giá 30 triệu đô la Mỹ, đài phun nước âm nhạc lớn nhất Philippines và làm mờ đèn ở sảnh Coral and Pearl, trung tâm chăm sóc sức khỏe và các khu vực khác trong khu nghỉ dưỡng tích hợp. Chủ tịch Byron Yip cho biết: "Mỗi chúng ta đều có vai trò trong việc thúc đẩy sự thay đổi và phải hành động cùng nhau".[31][32] Các chuỗi cửa hàng Jollibee Foods Corporation từ Philippines, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á cũng dành một giờ cho chiến dịch, để đoàn kết với hơn 190 quốc gia.[33]
Những tổ chức ủng hộ
sửaGiờ Trái Đất được ủng hộ khắp thế giới qua UNESCO,[34] Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Trái Đất, Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế,[35] HSBC,[36] Woodland,[37] CBRE Group,[38] National Hockey League,[39] FIFA,[40] UEFA,[41] Hilton Worldwide,[42] Hội Nữ Hướng đạo Mỹ,[39] Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới,[43] Hội Nữ Hướng đạo Thế giới,[43] Philips,[44] IKEA,[45] The Body Shop,[46] ING Vysya Bank,[47] và nhiều nhiều nữa.
Đo lường mức giảm sử dụng điện
sửaTrang Câu hỏi thường gặp của Giờ Trái Đất toàn cầu nêu rõ:
Giờ Trái Đất không có mục đích là một hoạt động giảm năng lượng/carbon, mà là một hành động mang tính biểu tượng. Do đó, chúng tôi không tham gia vào việc đo lường mức năng lượng/carbon giảm trong chính giờ đó. Giờ Trái Đất là một sáng kiến nhằm khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới chịu trách nhiệm về dấu chân sinh thái của họ và tham gia vào đối thoại và trao đổi tài nguyên, cung cấp các giải pháp thực sự cho các thách thức về môi trường của chúng ta. Việc tham gia Giờ Trái Đất tượng trưng cho cam kết thay đổi vượt ra ngoài giờ đó.[48]
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Năng lượng và Khoa học Xã hội đã tổng hợp 274 phép đo về những thay đổi quan sát được trong nhu cầu điện do Giờ Trái Đất ở 10 quốc gia, kéo dài trong 6 năm và phát hiện ra rằng các sự kiện này đã giảm mức tiêu thụ điện trung bình 4%.[49] Nghiên cứu lưu ý đến thách thức về chính sách trong việc chuyển đổi hoạt động tiết kiệm năng lượng ngắn hạn của Giờ Trái Đất thành các hành động dài hạn, bao gồm những thay đổi bền vững về hành vi và đầu tư.
Đón nhận
sửaMột số người và tổ chức đã có các chỉ trích đối với giờ Trái Đất:
- Các chỉ trích cho rằng sự giảm trong việc tiêu thụ điện năng gần như là không đáng kể.[50] Tờ The Herald Sun đã so sánh mức tiết kiệm điện ở khu trung tâm hành chính thương mại của Sydney với "48.613 xe ô tô ra khỏi đường phố trong 1 giờ".[cần dẫn nguồn] Một nhà chuyên mục học người Australia Andrew Bolt đã cho rằng "Một sự giảm như thế là không đáng kể – bằng với việc đưa 6 chiếc ô tô ra khỏi thành phố mỗi năm".[51]
- Các nhà môi trường học khác đã chỉ trích Giờ Trái Đất do quá tập trung vào các hành vi của cá nhân, khi một số các công ty về nhiên liệu hóa thạch đã thải ra phần lớn lượng khí thải carbon do con người.[52] Adam McGibbon, viết cho tờ The Independent, chỉ trích Giờ Trái Đất vì đã "đánh lạc hướng" dư luận khỏi những chủ công ty về nhiên liệu hóa thạch và các chính trị gia có trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu.[53]
- Tờ The Christian Science Monitor cho rằng nến được tạo thành từ parafin, một loại hydrocacbon nặng được sản xuất từ dầu thô, một loại nhiên liệu hóa thạch, và điều đó tùy thuộc vào số lượng nến mỗi người đốt (nếu mỗi người sử dụng một cây nến trong Giờ Trái đất), họ có thường sử dụng bóng đèn compact huỳnh quang hay không và nguồn năng lượng nào được sử dụng để sản xuất điện, trong một số trường hợp, việc thay bóng đèn bằng nến sẽ làm tăng lượng khí thải carbon dioxide, thay vì làm giảm.[54]
- Việc tăng nhu cầu về tiêu thụ điện ngay sau khi Giờ Trái Đất kết thúc sẽ gây ra quá tải cho đường lưới điện, từ đó sẽ làm tăng lượng khí thải cacbon dioxide.[55]
- Vào ngày 29 tháng 3 năm 2009, một ngày sau Giờ Trái Đất năm 2009, báo Dân Trí đã đưa ra một bài luận bày tỏ nỗi lo về việc người trẻ lái xe xuống đường tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội để chơi và đã gây ra sự lãng phí nhiên liệu và dòng người xếp hàng ở dưới thành phố.[56]
- George Marshall của Climate Outreach Information Network chỉ trích Giờ Trái Đất vì "làm lợi cho (những người chỉ trích các nhà môi trường học)", vì bóng tối tượng trưng cho nỗi sợ hãi và sự suy tàn. "Nhu cầu cấp thiết hiện nay là truyền cảm hứng cho những người bình thường với tầm nhìn về một thế giới tốt đẹp hơn, để họ cảm thấy rằng hành động chống biến đổi khí hậu là hoàn toàn đáng mong muốn và tích cực.... sự cộng hưởng văn hóa (của Giờ Trái Đất) không thể tệ hơn được nữa."[57]
- Viện Doanh nghiệp Cạnh tranh (CEI) đã giới thiệu Giờ Thành tựu của Con người đối lập để tôn vinh sự tiến bộ của con người trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, bao gồm công nghệ, y học, năng lượng, v.v. Trong giờ này, Viện đề xuất mọi người ăn mừng bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại như điện, viễn thông và hệ thống ống nước trong nhà.[58]
- Năm 2009, nhà kinh tế học Ross McKitrick đã chỉ trích ý tưởng này, nói rằng, "Điện dồi dào và giá rẻ là nguồn giải phóng con người lớn nhất trong thế kỷ 20.[...] Toàn bộ quan điểm xung quanh Giờ Trái Đất đều coi điện là quỷ dữ."[59]
- Vào tháng 3 năm 2010, tờ The Daily Telegraph đã trích dẫn Ross Hayman, giám đốc quan hệ truyền thông tại UK National Grid, nói rằng "do đó, nó có thể dẫn đến sự gia tăng lượng khí thải carbon" do những biến chứng liên quan đến việc giảm nhanh rồi tăng sản lượng điện.[60]
- Vào tháng 2 năm 2010, Rick Giles, chủ tịch của ACT on Campus , một nhánh thanh niên của Đảng ACT New Zealand, đã xuất hiện trên chương trình truyền hình buổi sáng Sunrise để lên án Giờ Trái Đất và thay vào đó đề xuất tổ chức lễ kỷ niệm "Giờ Edison". Ông lập luận rằng Giờ Trái Đất là một sự kiện "chống công nghệ" và mọi người sẽ chỉ sử dụng nến thay thế, điều này là không mong muốn vì chúng có nguồn gốc từ dầu mỏ. Ông lập luận rằng nếu chúng ta đang hướng đến một loại thảm họa nào đó, thì việc sử dụng công nghệ để chống lại điều này là hợp lý.[61] Rick nói "Tôi nghĩ lập luận của tôi rất mạnh mẽ đến mức không cần phải nói về nó".
- Viện Ayn Rand (ARI) đã viết: "Những người tham gia dành sáu mươi phút thú vị trong bóng tối, an toàn khi biết rằng những lợi ích cứu sống của nền văn minh công nghiệp chỉ cách một công tắc đèn... Hãy quên đi một giờ đồng hồ chỉ tắt đèn. Còn Tháng Trái Đất thì sao... Hãy thử dành một tháng run rẩy trong bóng tối mà không có hệ thống sưởi, điện, tủ lạnh; không có nhà máy điện hoặc máy phát điện; không có bất kỳ sản phẩm tiết kiệm lao động, tiết kiệm thời gian và do đó là tiết kiệm sự sống nào mà năng lượng công nghiệp có thể tạo ra."[62]
- Trong chiến dịch Giờ Trái Đất 2010 tại thành phố Uusikaupunki ở Phần Lan, một nữ tài xế xe máy 17 tuổi đã đâm phải một người đàn ông 71 tuổi, người đang đi bộ trên đường thay vì trên vỉa hè vì lý do không rõ. Người đàn ông đã tử vong do thương nặng, trong khi người lái xe máy và hành khách của cô không bị thương tích gì. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, đèn đường đã bị tắt như một phần của Giờ Trái Đất. Cảnh sát tuyên bố rằng việc thiếu đèn đường có thể đã đóng một phần trong vụ tai nạn, trong khi thị trưởng tin rằng đèn đường của thành phố sẽ quá mờ để ngăn chặn điều đó ngay cả khi chúng được bật.[63][64]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Supporting Cities”. WWF. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Someone get the lights”. Toronto Star. tháng 3 năm 2008. tr. X6-7.
- ^ “Indonesia Businesss Supporters - Earth Hour 2008”. WWF. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
- ^ a b “Ora Pamantului - Earth Hour 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Trondheim kommune - Earth Hour 2008”. Trondheim kommune. tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
- ^ “VOCM”. tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
- ^ Nick Aveling. “Earth Hour's bright lead-up” (HTML). Thestar.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
- ^ a b c Portfolio, Behavioural and Social Sciences at Nature (21 tháng 4 năm 2020). “Earth Hour in Vietnam: a perspective from the electricity industry”. Behavioural and Social Sciences at Nature Portfolio (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.[liên kết hỏng]
- ^ “Giờ Trái đất năm 2010 diễn ra ngày 27/3”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
- ^ Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
- ^ Earth Hour. “Earth Hour kicks off to great start in Pacific”. Earth Hour Wedsite (bằng tiếng Tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ M. Vọng. “Tham gia Giờ Trái Đất năm 2010” (HTML). Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2010.
- ^ Xuân Long và Đặng Tươi. “Hà Nội chính thức tham gia Giờ Trái Đất 2010” (HTML). Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
- ^ Thủy Tiên và Minh Quốc. “Teen Sài thành nô nức đạp xe hưởng ứng Giờ Trái Đất” (HTML). VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2010.
- ^ WFF. “Cuộc thi thiết kế áo phông nhằm sự kiện Giờ Trái Đất 2010”. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Khởi động Chiến dịch Giờ Trái Đất 2016: Cuộc chiến cần sự chung tay”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
- ^ Giới trẻ TP.HCM hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất
- ^ “Earth Hour 2018 – A New Generation of Leaders Turn Out to Turn Up Climate Action | Press Releases | WWF”. World Wildlife Fund (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2020.
- ^ International, W. W. F. “Join One Of The World's Largest Movements for Nature | Earth Hour 2020”. www.earthhour.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Earth Hour (@earthhour) | Twitter”. twitter.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
- ^ Lozano, Carlos (30 tháng 3 năm 2019). “Earth Hour: Landmarks in L.A. and around the world are going dark to promote energy conservation”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019.
- ^ Lan, Ngọc (25 tháng 3 năm 2019). “Miss Earth 2018 Phương Khánh becomes Ambassador of the Earth Hour 2019(Miss Earth 2018 Phương Khánh Tro Thanh Dai Su Gio Trai Dat 2019)”. TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM. National Assembly Television (QuocHoiTV)). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2019.
- ^ Quan, Ky (31 tháng 3 năm 2019). “Hoa hậu Trái đất Phương Khánh tham gia Chiến dịch "Giờ Trái đất"”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Millions unite online making Earth Hour 2020 one of the largest virtual movements for the environment”.
- ^ “WWF's Earth Hour Launches 'The Biggest Hour for Earth'”. World Wide Fund for Nature (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2023.
- ^ “WWF rebrands its Earth Hour campaign to deliver the Biggest Hour for Earth”. Marketing Beat (bằng tiếng Anh). 17 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Millions celebrate WWF's Earth Hour 2023, creating The Biggest Hour for Earth”. Earth Hour (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Give an Hour for Earth”. Earth Hour (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Earth Hour” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Filipinos turn off lights for Earth Hour 2024”. GMA Integrated News. 23 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
- ^ Romero, Alexis (24 tháng 3 năm 2024). “Okada Manila recognizes Earth Hour with eco-friendly initiatives”. asgam.com. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
- ^ Yap, Jade Veronique (19 tháng 3 năm 2024). “SB19's Pablo is Earth Hour 2024 music ambassador”. GMA Integrated News. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
- ^ “Jollibee Group stores and facilities show sustained support for Earth Hour 2024”. 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
- ^ “World Heritage sites participate in Earth Hour”. UNESCO World Heritage Centre. ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Earth Hour – International Trade Union Confederation”. ITUC. ngày 12 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “HSBC supports a greener planet”. HBSC. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Woodland brings 'Earth Hour' initiative to Bengaluru in association with WWF”. This Week Bangalore. ngày 25 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “CBRE Announces Client Properties Totaling 665 Million Square Feet Participated in WWF Earth Hour 2013”. CBRE Group. ngày 26 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ a b “Timeline for Earth Hour 2013” (PDF). earthhour.org. tr. 34. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “FIFA Supports Earth Hour”. FIFA. ngày 23 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “UEFA backs Earth Hour”. UEFA. ngày 28 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ "Hilton Worldwide Celebrates its Commitment to Living Sustainably with Earth Hour Projects around the World" Lưu trữ 2017-01-01 tại Wayback Machine. hiltonworldwide.com. ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ a b “Celebrating Earth Hour”. earthhour.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
[T]he success of Earth Hour would not be possible without the support of other NGOs and NFPs. Global organizations such as the World Organization of the Scout Movement and the World Association of Girl Guides and Girl Scouts have been pivotal in spreading the Earth Hour message.
- ^ “Philips encourages residents to 'Make the Switch' for Earth Hour and beyond”. Philips. ngày 24 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
- ^ “Earth Hour – IKEA”. IKEA. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “More Brands Than Ever Encouraging People Across the World to Use #YourPower for Earth Hour”. Sustainable Brands. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ Sharleen D'Souza (ngày 22 tháng 3 năm 2013). “ING Vysya joins Earth Hour to light up Orissa villages”. Business Standard. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Celebrating Earth Hour”. Earth Hour. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
- ^ Olexsak, Sarah J.; Meier, Alan (2014). “The electricity impacts of Earth Hour: An international comparative analysis of energy-saving behavior” (PDF). Energy Research & Social Science. 2: 159–182. doi:10.1016/j.erss.2014.04.014. S2CID 153963717.
- ^ Soloman, David (9 tháng 5 năm 2007). “Rage, rage against dimming of the light”. The Australian. Bản gốc lưu trữ 2 Tháng sáu năm 2008. Truy cập 29 Tháng Ba năm 2008.
- ^ Bolt, Andrew (March 28, 2008). "Earth Hour coverage should be grounded", Herald Sun, Retrieved March 20, 2011
- ^ “Sustainababble Podcast – Earth Hour”. 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2017.
- ^ “If you really care about climate change, boycott Earth Hour”. The Independent (bằng tiếng Anh). 22 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2017.
- ^ Does lighting candles for Earth Hour defeat the purpose?, Christian Science Monitor, March 27, 2009
- ^ “Did You Know That Earth Hour Is a Bad Idea? #Shorts”. What If. 11 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021 – qua YouTube.
- ^ “Cái nhìn khác trong Giờ Trái đất”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
- ^ Marshall, George (27 tháng 3 năm 2009). “Earth Hour: Turning out the lights plays into the hands of our critics”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Human Achievement Hour 2015”. cei.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2015.
- ^ McKitrick, Ross (2009). “Earth Hour: A Dissent” (PDF). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Earth Hour 'will not cut carbon emissions'”. The Daily Telegraph. London. 27 tháng 3 năm 2010.
- ^ “I think my argument is so powerful that it's not necessary to talk about it”. YouTube. 29 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2012.
- ^ The Real Meaning of Earth Hour, by Keith Lockitch, Ayn Rand Institute, March 23, 2009
- ^ “Mies kuoli moottoripyörän alle pimeystempauksen pimentämällä tiellä”. Helsingin Sanomat (bằng tiếng Phần Lan). 27 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Kaupunki sammutti katuvalot Earth Hourin ajaksi – Mies jäi moottoripyörän alle pimeällä tiellä ja kuoli”. Aamulehti (bằng tiếng Phần Lan). 28 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.[liên kết hỏng]
Liên kết ngoài
sửaTiếng Anh
sửa- Earth Hour - official website