Epinephelus là một chi cá biển thuộc phân họ Epinephelinae nằm trong họ Cá mú. Chúng là các loài cá lớn sinh sống ngoài biển. Tên gọi chung của những loài trong chi này là cá mú hay cá song. Một vài chi khác trong họ Cá mú cũng mang tên gọi này, như Plectropomus.

Epinephelus
Thời điểm hóa thạch: 55–0 triệu năm trước đây
Eocen - gần đây[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Acanthopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Phân bộ (subordo)Percoidei
Liên họ (superfamilia)Percoidea
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Epinephelus
Bloch, 1793
Các loài
88
Epinephelus malabaricus
Epinephelus striatus

Các loài

sửa

Có tất cả 87 loài được liệt kê trong chi này[2][3]:

Tại Việt Nam

sửa

Các loài cá trong chi này được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Ba loài cá đang được ưu tiên nuôi gồm có:

  1. E. malabaricus (cá mú đen)
  2. E. akaara (cá mú chấm đỏ)
  3. E. fuscoguttatus (cá mú chấm hoa nâu)

Trong đó loài cá có giá trị kinh tế nhất là cá mú chấm đỏ vì thịt chắc và thơm ngon hơn 2 loài còn lại. Tuy nhiên thời gian nuôi để đạt được cùng trọng lượng mất gấp đôi so với cá mú đen và cá mú chấm hoa nâu. Ngoài ra việc sản xuất giống loài cá này cũng đang gặp nhiều khó khăn hơn hai loài còn lại.

Cá mú đen và cá mú chấm hoa nâu đang được nuôi phổ biến tại vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Giống hai loài cá này hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan v.v. Ở Việt Nam tại Viện NCNTTS III (Nha Trang) cũng đang thử nghiệm sản xuất giống, tuy nhiên sản lượng giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Riêng cá mú chấm đỏ lại được ưa chuộng nuôi tại vùng biển phía Bắc (các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng)

Cá mú có giá trị kinh tế rất cao. Giá thị trường hiện nay đối với loài cá mú đen và cá mú chấm hoa nâu là 200.000-300.000 đồng/kg đối với cá có kích cỡ từ 800 g - 1 kg. Cá mú chấm đỏ giá 400.000-500.000 đồng/kg.

Cá mú hiện nay chủ yếu được nuôi bè trên biển chỉ một số ít nuôi ao) nên phần lớn vấn giữ được tính chất "tự nhiên" của thịt hải sản rặng san hô.

Vùng nuôi cá mú hiện nay ở Việt Nam tập trung ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hoà (Nha Trang, Vạn Giã, Cam Ranh), Bình Thuận (huyện đảo Phú Quý), Kiên Giang (huyện đảo Phú Quốc) vv...

Món cá mú dễ ăn và được yêu thích nhất là cá mú hấp. Ngoài ra còn có thể chế biến thành lẩu cá mú, chiên, sốt, cá mú ăn mù tạt (susimi) cũng rất hấp dẫn. Thịt cá mú chắc, ngọt và thơm ăn vào sẽ cảm nhận được hương vị của biển cả.

Chú thích

sửa
  1. ^ Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: trang 560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ R. Froese & D. Pauly (2019), "Các loài trong Epinephelus", FishBase
  3. ^ Nicolas Bailly (2018), "Epinephelus Bloch, 1793", Cơ sở dữ liệu sinh vật biển
  4. ^ a b c Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.18.
  5. ^ a b c d Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.19.
  6. ^ Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.17.
  7. ^ a b c d Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.20.
  8. ^ a b Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.21.

Tham khảo

sửa