Danh sách tỉnh cũ của Việt Nam
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 9/2021) |
Danh sách này liệt kê các tỉnh thành và đặc khu cũ đã từng tồn tại ở Việt Nam, tính từ năm 1830 đến nay. Có rất nhiều tỉnh bị giải thể nhưng sau đó được tái lập lại một thời gian rồi sau đó lại bị giải thể, vì vậy danh sách này sẽ chỉ liệt kê năm thành lập lần đầu tiên và năm giải thể lần cuối cùng.
Danh sách
sửaTên tỉnh | Năm thành lập | Năm giải thể | Thuộc địa phận ngày nay | Chú thích |
---|---|---|---|---|
An Xuyên | 1956 | 1976 | Cà Mau | |
Bà Rịa | 1899 | 1956 | Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai | |
Bà Rịa – Chợ Lớn | 1951 | 1954 | Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An | Có tên gọi Bà Chợ |
Ba Xuyên | 1956 | 1975 | Sóc Trăng, Bạc Liêu | Do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập do hợp nhất hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đến năm 1964, phần đất thuộc tỉnh Bạc Liêu trước đây được tách ra để tái lập tỉnh Bạc Liêu, phần còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956 nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi là tỉnh Ba Xuyên.
Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng. |
Bắc Thái | 1965 | 1996 | Thái Nguyên, Bắc Kạn | |
Biên Hòa | 1832 | 1975 | Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh | |
Bình Long | 1956 | 1975 | Bình Phước, Bình Dương | |
Bình Trị Thiên | 1975 | 1989 | Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế | |
Bình Tuy | 1956 | 1976 | Bình Thuận | |
Đặc khu Cam Ranh | 1965 | 1975 | Khánh Hòa | |
Cao Lạng | 1975 | 1978 | Cao Bằng, Lạng Sơn | |
Cần Thơ | 1899 | 2004 | TP. Cần Thơ, Hậu Giang | |
Châu Đốc | 1899 | 1975 | An Giang, Đồng Tháp | |
Chợ Lớn | 1899 | 1956 | Thành phố Hồ Chí Minh, Long An | |
TP. Chợ Lớn | 1965 | 1931 | Thành phố Hồ Chí Minh | |
Chương Thiện | 1961 | 1976 | Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang | |
Côn Sơn / Côn Đảo | 1956 | 1974 | Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | Có tên gọi Cơ sở hành chính Côn Sơn (1965 – 1974) |
Cửu Long | 1975 | 1991 | Vĩnh Long, Trà Vinh | Do hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Trước đó 2 tỉnh này đã từng hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Trà, tồn tại từ năm 1951 – 1954. |
Định Tường | 1832 | 1975 | Trước năm 1869: Đồng Tháp (phần tả ngạn Sông Tiền), Tiền Giang, Long An (phần hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây)
Từ 1956 – 1975: Tiền Giang |
Tỉnh thành lập từ năm 1832. Tỉnh bị mất tên gọi từ năm 1869 (do đổi thành tỉnh Mỹ Tho) sau khi Thực dân Pháp xâm chiếm tỉnh này. Tỉnh được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tái lập lại do hợp nhất hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Đến năm 1963, phần đất thuộc tỉnh Gò Công trước đây được tách ra để tái lập tỉnh Gò Công, phần còn lại gần tương ứng với tỉnh Mỹ Tho trước năm 1956 nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi là tỉnh Định Tường.
Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Định Tường mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Mỹ Tho. |
Đồng Nai Thượng | 1899 | 1957 | Lâm Đồng | |
Gia Định | 1832 | 1975 | Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang | Có tên gọi Phiên An (1832 – 1835) |
Gia Định Ninh | 1951 | 1954 | Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh | |
Gia Lai – Kon Tum | 1975 | 1991 | Gia Lai, Kon Tum | |
Gò Công | 1899 | 1976 | Tiền Giang | |
Hà Bắc | 1962 | 1996 | Bắc Ninh, Bắc Giang | |
Hà Đông | 1902 | 1965 | TP. Hà Nội | Có tên gọi Cầu Đơ (1902 – 1904) |
Hà Nam Ninh | 1975 | 1991 | Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình | |
Hà Sơn Bình | 1975 | 1991 | Hòa Bình, TP. Hà Nội | |
Hà Tây | 1965 | 2008 | TP. Hà Nội | Do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Từ năm 1975 tỉnh tiếp tục hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 một phần tỉnh Hà Tây (phần lớn là đất tỉnh Sơn Tây cũ) được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Năm 1991 tỉnh Hà Tây được tái lập lại theo địa giới hành chính năm 1965. Năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. |
Hà Tiên | 1832 | 1956 | Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu | |
Hà Tuyên | 1975 | 1991 | Hà Giang, Tuyên Quang | |
Hải Hưng | 1968 | 1996 | Hải Dương, Hưng Yên | |
Hải Ninh | 1906 | 1963 | Quảng Ninh, Lạng Sơn | |
Hậu Giang | 1976 | 1991 | Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng | |
Hậu Nghĩa | 1963 | 1976 | Long An, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh | |
Hoàng Liên Sơn | 1975 | 1991 | Lào Cai, Yên Bái | |
Đặc khu Hồng Gai | 1949 | 1955 | Quảng Ninh | |
Khu Hồng Quảng | 1955 | 1963 | Quảng Ninh, TP. Hải Phòng | |
Hưng Hóa | 1831 | 1891 | Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái | Tên gọi Hưng Hóa tiếp tục tồn tại đến năm 1903 thì được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. [1] |
Kiến An | 1888 | 1962 | TP. Hải Phòng | có tên gọi Phù Liễn (1902 – 1906) |
Kiến Hòa | 1956 | 1975 | Bến Tre (trừ huyện Chợ Lách) | Do chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đổi tên từ tỉnh Bến Tre.
Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Kiến Hòa mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Bến Tre. |
Kiến Phong | 1956 | 1976 | Phần tả ngạn sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp | Nguyên là đất thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường thời nhà Nguyễn. Đến thời Pháp thuộc đất đai được chia lại cho các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc.
Khi mới thành lập tỉnh có tên là tỉnh Phong Thạnh. Năm 1956, chính quyền cách mạng cũng thành lập tỉnh Kiến Phong như chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đến năm 1974 thì giải thể. |
Kiến Tường | 1956 | 1976 | Vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An (các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, thị xã Kiến Tường) và một phần nhỏ của tỉnh Tiền Giang | Nguyên là quận Mộc Hóa tách ra từ tỉnh Tân An.
Khi mới thành lập tỉnh có tên là tỉnh Mộc Hoá. Năm 1957, chính quyền cách mạng cũng thành lập tỉnh Kiến Tường như chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đến năm 1976 thì giải thể, hợp nhất với tỉnh Long An, một phần tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. |
Lâm Viên | 1916 | 1957 | Lâm Đồng | |
Long Châu Hà | 1950 | 1976 | An Giang, Kiên Giang | |
Long Châu Hậu | 1947 | 1950 | An Giang | [2] |
Long Châu Sa | 1951 | 1954 | An Giang, Đồng Tháp | [3] |
Long Châu Tiền | 1947 | 1976 | Đồng Tháp, An Giang | [4] |
Long Khánh | 1956 | 1975 | Đồng Nai | |
Long Xuyên | 1899 | 1956 | An Giang, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp | |
Lục Nam | 1889 | 1891 | Bắc Giang | |
Minh Hải | 1975 | 1996 | Cà Mau, Bạc Liêu | Do hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Khi mới thành lập tỉnh lấy tên là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu, nhưng tên gọi này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. |
Mỹ Tho | 1899 | 1976 | Tiền Giang, Bến Tre | có tên gọi Tân Mỹ Gò (1951 – 1954) |
Nam Hà | 1965 | 1996 | Nam Định, Hà Nam | |
Nghệ Tĩnh | 1975 | 1991 | Nghệ An, Hà Tĩnh | |
Nghĩa Bình | 1975 | 1989 | Quảng Ngãi, Bình Định | |
Nghĩa Lộ | 1962 | 1975 | Yên Bái | |
Phan Rang | 1901 | 1913 | Ninh Thuận | Năm 1922, tỉnh Phan Rang được tái lập và đổi tên thành tỉnh Ninh Thuận. |
Phong Dinh | 1956 | 1976 | TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng | |
Phú Bổn | 1962 | 1975 | Gia Lai, Đắk Lắk | |
Phú Khánh | 1975 | 1989 | Phú Yên, Khánh Hòa | |
Đặc khu Phú Quốc | 1956 | 1975 | Kiên Giang | |
Phúc Yên | 1901 | 1950 | Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội | Có tên gọi Phù Lỗ (1901 – 1904) |
Phước Long | 1956 | 1975 | Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng | |
Phước Thành | 1959 | 1965 | Bình Dương, Bình Phước | |
Phước Tuy | 1956 | 1975 | Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa | |
Pleiku | 1932 | 1976 | Gia Lai | |
Quảng Đức | 1959 | 1976 | Đắk Nông, Đắk Lắk | |
Quảng Nam – Đà Nẵng | 1975 | 1996 | Quảng Nam, TP. Đà Nẵng | |
Quảng Tín | 1962 | 1976 | Quảng Nam | |
Quảng Yên | 1831 | 1955 | Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, TP. Hải Phòng | |
Rạch Giá | 1899 | 1976 | Kiên Giang, Bạc Liêu | |
Sa Đéc | 1899 | 1976 | Đồng Tháp | |
TP. Sài Gòn | 1931 | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Đô thành Sài Gòn | 1931 | 1976 | Thành phố Hồ Chí Minh | Có tên gọi Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn (1931 – 1956) |
Sông Bé | 1976 | 1996 | Bình Dương, Bình Phước | Do hợp nhất 2 tỉnh Thủ Dầu Một (chính là tỉnh Bình Dương của Việt Nam Cộng hoà) và Bình Phước. Khi mới thành lập tỉnh lấy tên là tỉnh Bình Thủ, nhưng tên gọi này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. |
Sơn Tây | 1831 | 1965 | TP. Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang | |
Tam Cần | 1956 | 1956 | Trà Vinh, Vĩnh Long | |
Tân An | 1899 | 1956 | Phần hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An | |
Tân Bình | 1944 | 1945 | Thành phố Hồ Chí Minh | |
Khu tự trị Tây Bắc | 1955 | 1975 | Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái (các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ) | Trong giai đoạn từ 1955 – 1963, khu tự trị có tên Khu tự trị Thái – Mèo, không chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh tồn tại trước đó là Sơn La, Lai Châu bị giải thể. Từ năm 1963 được đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời thành lập 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ trực thuộc khu tự trị. |
Thủ Biên | 1951 | 1961 | Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh | |
Thủ Dầu Một | 1899 | 1956 | Bình Dương, Bình Phước | |
Thuận Hải | 1975 | 1989 | Ninh Thuận, Bình Thuận | |
Thừa Thiên | 1831 | 1975 | TP. Huế, Quảng Trị | |
Thừa Thiên Huế | 1991 | 2025 | TP. Huế | Cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương. |
Tuyên Đức | 1958 | 1976 | Lâm Đồng | |
Khu tự trị Thái | trước thế kỷ 17 | 1954 | Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái | Ban đầu được kiểm soát bởi Xiêm La |
Khu tự trị Việt Bắc | 1956 | 1975 | Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang | |
Vĩnh Bình | 1956 | 1976 | Trà Vinh (trước năm 1968 bao gồm thêm 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long) | Do chính quyền Việt Nam Cộng hoà đổi tên từ tỉnh Trà Vinh.
Chính quyền cách mạng không công nhận tên gọi tỉnh Vĩnh Bình mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh. |
Đặc khu Vĩnh Linh | 1954 | 1976 | Quảng Trị (Vĩnh Linh) | |
Vĩnh Phú | 1968 | 1996 | Vĩnh Phúc, Phú Thọ | |
Đặc khu Quân sự Quảng Ninh | 1979 | 1989 | Quảng Ninh | |
Vĩnh Trà | 1951 | 1954 | Vĩnh Long, Trà Vinh | Tỉnh do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập nhưng không được chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hòa công nhận. |
Vĩnh Yên | 1899 | 1950 | Vĩnh Phúc (trừ thành phố Phúc Yên) | |
Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) | 1895 | 1976 | Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | Vũng Tàu đã nhiều lần được tách ra thành đơn vị hành chính cấp tỉnh riêng nhưng sau đó lại được nhập trở lại vào tỉnh Bà Rịa / Phước Tuy:
|
Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo | 1979 | 1991 | Thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
Ghi chú
sửa- ^ Ghi chú (1): Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi các tỉnh Nam Phần do chính quyền Việt Nam Cộng hoà đặt ra mà vẫn gọi các tỉnh theo tên cũ trước năm 1956.
- ^ Ghi chú (2): Tỉnh do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập nhưng không được chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hòa công nhận.
- ^ Ghi chú (3): Sau khi thực dân Pháp cắt phần lớn đất đai để thành lập các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, địa bàn tỉnh Hưng Hóa chỉ còn lại 2 huyện Tam Nông và Thanh Thủy. Từ năm 1891, nhiều châu, huyện của các tỉnh Sơn Tây, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La được chuyển về tỉnh Hưng Hóa. Đến năm 1903, tỉnh được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Ngày nay tỉnh Phú Thọ xem năm 1891 là năm thành lập tỉnh, vì thế tỉnh Hưng Hóa trên thực tế đã bị giải thể kể từ năm 1891.
Tham khảo
sửa- https://dangbodanang.vn/lichsu-truyenthong/hoituongtuchientruongquangda/id/14180 Lưu trữ 2021-09-28 tại Wayback Machine
- https://online.fliphtml5.com/oimsx/ftdn/#p=1
- https://vnexpress.net/do-hieu-biet-cua-ban-qua-nam-cau-hoi-ve-dia-gioi-hanh-chinh-3854280.html
- https://ct.qdnd.vn/kinh-te-xa-hoi/dau-tich-thu-phu-dong-nai-thuong-522150