Quảng Yên (tỉnh)

Tỉnh cũ ở miền Bắc Việt Nam

Quảng Yên là một tỉnh cũ ở phía đông Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh lị là thị xã Quảng Yên bên bờ sông Chanh, nay là thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Bản đồ tỉnh Quảng Yên (廣安省) trích từ Việt Nam toàn cảnh dư đồ (越南全境輿圖), năm 1885. Các địa danh ghi theo cột đứng từ đông sang tây: Ngũ Chỉ sơn (五指山), Tư Lặc đồn (思勒屯), Khách Hiên giác (客軒角); Tráng Nham bảo (壯巖堡); Đông Hưng phố (東興痡), Lương Tri bảo (良知堡); Kiếm sơn (劍山), Mang Mang phố (硭硭痡), Bạch Long Vĩ (白龍尾); Phong Phiến sơn (風扇山), Hải Ninh (海寧), Cổ Trà (古茶); Nga Sơn (峩山); Lộ Sào sơn (路巢山), Tiên Yên (先安); Vân Đồn đảo (雲屯島); Sơn Định (山定), Hoành Bồ (横蒲), Tuần Châu sơn (巡州山); Tướng Quân sơn (将軍山); Quảng Yên tỉnh, Nghiêu Phong (堯封); Yên Tử sơn (安子山); Ngọa Vân sơn (臥雲山); Thập Vạn sơn (十萬山), Huyện? Tinh sơn (縣星山); Bản Phảng sơn (扳仿山).

Lịch sử

sửa
 
Bản đồ tỉnh Quảng Yên năm 1890

Tỉnh Quảng Yên được thành lập năm 1831, dưới thời Minh Mạng. Trước đó, nó là trấn An Bang thuộc Đông Đạo thời Lê, trấn An Quảng cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Còn gọi không chính thức là tỉnh Đông.

 
Bản đồ tỉnh Quảng Yên năm 1909

Năm 1906, tách phủ Hải Ninh khỏi tỉnh Quảng Yên lập thành tỉnh Hải Ninh, Fargeas làm công sứ đầu tiên.

Ngày 21 tháng 1 năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I công nhận huyện Hoành Bồ gồm 10 xã thuộc tỉnh Quảng Yên.

Ngày 5 tháng 10 năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I lại tách huyện Hoành Bồ khỏi tỉnh Quảng Yên, nhập vào Đặc khu Hồng Gai.

Ngày 7 tháng 11 năm 1949, sáp nhập hai huyện Nam Sách, Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương và huyện Thủy Nguyên thuộc tỉnh Kiến An vào tỉnh Quảng Yên.[1]

Đầu năm 1950, tỉnh Quảng Yên thuộc Liên khu Việt Bắc (1949 - 1956) và gồm 8 huyện: Chí Linh, Đông Triều, Yên Hưng, Cát Hải, Sơn Động, Kinh Môn, Nam Sách, Thủy Nguyên.

Ngày 4 tháng 3 năm 1950, huyện Thủy Nguyên được sáp nhập trở lại tỉnh Kiến An.[2]

Ngày 22 tháng 2 năm 1955, tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng. Khi đó 3 huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách trả về tỉnh Hải Dương, còn huyện Sơn Động trả về tỉnh Bắc Giang.[3]

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, khu Hồng Quảng lại sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Hành chính

sửa

Hành chính trước Nguyễn

sửa

Hành chính thời Nguyễn

sửa

Đến năm 1822, thời vua Minh Mạng (1822), xứ An Quảng được gọi là trấn Quảng Yên.

 
Công ước Pháp Thanh 1887 cắt cho nhà Thanh mũi Bạch Long hay mũi Bạch Long Vĩ (Paklung) thuộc xã An Lương, cùng các làng Trúc Sơn (Tchouck-san), Trường Bình, Đông Hưng (Tong-hing port), Mễ Sơn (米山, Mi-shan), Vạn Vĩ (澫尾 hay 萬尾, Van-mie), Mi Sơn tổng Hà Môn phủ Hải Ninh trên bản đồ năm 1888. Biên giới Việt-Hoa chuyển xuống phía nam, tới cửa sông Bắc Luân (sông Ka Long) ở Hải Ninh (Móng Cái).

Trấn Quảng Yên năm 1831 đổi thành tỉnh Quảng Yên gồm 1 phủ là phủ Hải Đông có 3 châu: Vân Đồn, Tiên Yên, Vạn Ninh và 3 huyện: Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong:

Năm 1832, tách phủ Hải Đông thành 2 phủ:

  • Phủ Sơn Định có châu Vân Đồn và 3 huyện: Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong
  • Phủ Hải Ninh có 2 châu: Tiên Yên và Vạn Ninh.

Các làng xã bị mất về lãnh thổ Trung Quốc sau Công ước Pháp Thanh 1887

sửa
 
Các phần đất Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh) bị mất về Trung Quốc sau các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1995

Công ước Pháp-Thanh 1887, cắt nhiều vùng đất thuộc phủ Hải Ninh của Việt Nam sang Trung Quốc, gồmː

  • Đất nguyên của châu Tiên Yên là các xãː Kiến Diên, Đồng Tông thuộc tổng Kiến Duyên
  • Đất nguyên của châu Vạn Ninhː
    • Tổng Bát Tràng gồm các xã: Bắc Nham, Hoàng Mộng, Tuy Lai, Nật Sơn, Thượng Lại, Cổ Hoằng và Vụ Khê
    • Tổng Vạn Ninh gồm xã An Lương, phố An Lương
    • Tổng Hà Môn gồm xã Vạn Công An Lương (mũi Bạch Long Vĩ), Mễ Sơn (Mi-shan), Vạn Vĩ (Van-mie), Mi Sơn, xã Minh Quí (hay Quý Minh 贵明).

Tỉnh Hải Ninh thời Pháp thuộc

sửa

Theo thống kê năm 1891 của Cao ủy Bắc Kỳ, tỉnh Hải Ninh do Rousseau làm phó công sứ, gồm có hai châu Hà Cối, Tiên Yên. Châu Hà Côi gồm có các tổng Ninh Hải, Vạn Ninh, Hà Môn, Bát Trang. Châu Tiên Yên có các tổng Hà Thanh, Đôn Đạt, Kiến Duyên, Hậu Cơ, Bắc Lăng. Vạn Xuân là tên một làng thuộc tổng Vạn Ninh. Tổng Vạn Ninh gồm có các làng Vạn Xuân, Xuân Lạng, Xuân Ninh, Ninh Dương, Vạn Ninh, Đoan Tĩnh, Phục Thiên và Hòa Lạc. Hòa Lạc là tên nguyên thủy của Móng Cái.

Theo Ngô Vi Liễn đầu thế kỷ 20 tỉnh Hải Ninh cóː

Tỉnh Quảng Yên thời Pháp thuộc

sửa
 
Ảnh chụp Quảng Yên của người Pháp với chú thích "Decauville - Tonkin - Quảng Yên - Tramway de l'Hôpital (Collection J Chinh)"

Bản đồ năm 1890 cho thấy

  • Huyện Yên Hưng
  • Huyện Ngieu Phong
  • Huyện Hoàng Bồ

Các công sứ Pháp ở Quảng Yên gồm: Boissière (1886), Martin-Dupont (1887), Benoit (1889), Groleau (1891), Doumergue (1892), G. Benoit (1893, lần 2), N. Auer (1900), Benoit (lần 3, 1901), Guerrier (1905), Perret (1906), Fitte (1907), Conrandy (1910), Pellereau (1911), Petitet (1912)...[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Sắc lệnh số 130/SL năm 1949
  2. ^ Sắc lệnh số 31/SL năm 1950
  3. ^ Sắc lệnh số 221/SL năm 1955
  4. ^ a b Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 82-84.
  5. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, trang 138.
  6. ^ “Indochine annamite : la connaissance du pays jusqu'en 1900”. Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. 21 (1): 197–278. 1921. doi:10.3406/befeo.1921.2895. ISSN 0336-1519.

Liên kết ngoài

sửa