Thổ dân châu Mỹ

dân cư tại châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo và hậu duệ của họ

Các dân tộc bản địa châu Mỹ (thổ dân châu Mỹ hay người Anh-điêng, ở Việt Nam còn gọi là người da đỏ để chỉ dân bản địa ở Hoa Kỳ mà bắt nguồn từ danh từ tiếng Anh "redskin" dù màu da của họ không thực sự đỏ) là các nhóm cư dân tiên khởi của Mỹ châu lục địa trước khi người châu Âu khám phá ra đại lục này vào cuối thế kỷ 15 (được gọi là thời kỳ tiền Colombo).

Các dân tộc bản địa châu Mỹ
Phân bố hiện tại của các dân tộc bản địa châu Mỹ (không bao gồm các dân tộc lai như mestizo, métis, zambopardo)
Tổng dân số
~54 triệu
Khu vực có số dân đáng kể
 Mexico11,8–23,2 triệu[1][2]
 Guatemala6,4 triệu[3]
 Peru5,9 triệu[4]
 Bolivia4,1 triệu[5]
 Hoa Kỳ2,9 triệu[6]
 Chile2,1 triệu[7]
 Colombia1,9 triệu[8]
 Canada1,6 triệu[9]
 Ecuador1 triệu[10]
 Argentina955.032[11]
 Brazil817.963[12]
 Venezuela724.592[13]
 Honduras601.019[14]
 Nicaragua443.847[15]
 Panama417.559[16]
 Paraguay117.150[17]
 Costa Rica104.143[18]
 Guyana78.492[19]
 Uruguay76.452[20]
 Greenland50.189[21]
 Belize36.507[22]
 Suriname20.344[23]
 Guyane thuộc Pháp~19.000[24]
 El Salvador13.310[25]
 Saint Vincent và Grenadines3.280[26]
 Dominica2.576[27]
 Cuba~1.600[28]
 Trinidad và Tobago1.394[29]
 Grenada162[30]
Ngôn ngữ
Các ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan, tiếng Đan Mạchtiếng Nga (trong lịch sử)
Tôn giáo
Sắc tộc có liên quan
Các dân tộc bản địa Siberia
Mestizo
Métis
Zambo
Pardo

Hầu hết các dân tộc bản địa châu Mỹ là các nhóm săn bắn hái lượm và hiện vẫn còn nhiều dân tộc giữ tập quán này, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Tuy vậy, cũng có nhiều dân tộc khác có nền nuôi trồng thủy sảnnông nghiệp phát triển.[31] Không những thế, còn có những xã hội bản địa kết hợp cả trồng trọt lẫn săn bắn và hái lượm. Ở một số vùng, các dân tộc bản địa đã phát triển thành những nền văn minh rực rỡ, xây dựng các công trình kiến trúc hoành tráng, sáng lập các thành bang, vương quốc và đế quốc có tổ chức đồ sộ. Một số đạt được những thành tựu văn hóa-khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ thuật, kiến ​​trúc, toán học, thiên văn học, chữ viết, vật lý, y học, trồng trọt, thủy lợi, địa chất, khai thác mỏ, luyện kim, điêu khắc và đúc vàng.

Nhiều khu vực tại Châu Mỹ hiện nay vẫn còn được định cư bởi các dân tộc gốc. Các đất nước có dân số bản địa đáng kể bao gồm: Bolivia, Canada, Ecuador, Guatemala, Mexico, PeruHoa Kỳ. Các nhà ngôn học ước tính rằng có tới hơn 1.000 ngôn ngữ bản địa khác nhau được nói ở Châu Mỹ. Một số ngôn ngữ, chẳng hạn như ngữ hệ Quechua, tiếng Aymara, tiếng Guaraní, ngữ hệ Maya hay tiếng Nahuatl, có số người nói lên đến hàng triệu. Nhiều dân tộc bản địa hiện vẫn tiếp tục duy trì và bảo tồn các khía cạnh của văn hóa của họ, bao gồm tôn giáo, tổ chức xã hội và tập quán tự cung tự cấp. Nhiều dân tộc bản địa dung hòa văn hóa của họ với văn hóa hiện đại, một số khác thì vẫn sống tương đối tách biệt khỏi văn hóa phương Tây và một số ít còn được coi là các dân tộc chưa tiếp xúc.

Thuật ngữ

sửa
 
Một cậu bé người Dineh tại hoang mạc Chihuahua, Mexico.

Thuật ngữ "người Anh-điêng" (phiên âm từ tiếng Anh: Indians) bắt nguồn từ các chuyến thám hiểm của Christopher Columbus; ông ban đầu lầm tưởng là đã đổ bộ lên một đảo nào đó ở Đông Ấn (India) nhưng thực chất là một châu lục hoàn toàn mới.[32][33][34][35][36][37] Sau này, những hòn đảo đó được biết đến với tên thông tục là "Tây Ấn". Điều này làm nảy sinh thuật ngữ chung chung "Indies" và "Indians" (tiếng Tây Ban Nha: indios; tiếng Bồ Đào Nha: índios; tiếng Pháp: indiens; tiếng Hà Lan: indianen) để chỉ cư dân bản địa, ngụ ý một sự thống nhất về chủng tộc văn hóa giữa các dân tộc bản địa của Châu Mỹ. (Tất nhiên, đây chỉ là quan điểm của thực dân châu Âu, chứ người bản địa châu Mỹ chưa từng thống nhất về mặt chủng tộc hay văn hóa) Quan niệm thống nhất này, được hệ thống hóa về luật pháp, tôn giáo và chính trị, ban đầu không được chấp nhận bởi nhiều nhóm dân bản địa, nhưng đã được nhiều dân tộc chấp nhận trong vòng hai thế kỷ qua.[38] Thường thì thuật ngữ "Anh-điêng" không bao gồm các dân tộc ở vùng Bắc Cực của châu Mỹ, chẳng hạn như người Aleut, người Inuitngười Yupik. Những dân tộc này đến châu Mỹ muộn hơn hàng nghìn năm sau các cuộc di cư cổ; họ sở hữu nhiều đặc điểm di truyền và văn hóa tương đồng với các thổ dân vùng Viễn Đông Nga cận Bắc Cực của châu Á. Tuy vậy, những nhóm này dù sao cũng được coi là "các dân tộc bản địa châu Mỹ".

Lịch sử

sửa

Cuộc định cư châu Mỹ

sửa
 
Tranh vẽ người Anh-điêng cổ đang rình săn một con glyptodon

Các chi tiết cụ thể về cuộc di cư sang châu Mỹ và sự bành trướng của người Anh-điêng Cổ khắp châu lục (ví dụ như niên biểu và tuyến đường di cư) vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thảo luận.[39][40] Dựa trên các bằng chứng khảo cổ và di truyền học, châu Mỹ là lục địa cuối cùng mà con người chinh phục.[39] Trong giai đoạn băng hà Wisconsin (50–17.000 năm trước), mực nước biển triệt thoái làm lộ ra cây cầu đất liên lục địa Beringia nối Siberia với Alaska.[41][42] Alaska là một refugium băng hà vì lượng tuyết rơi ở đây thấp, có thể hỗ trợ một lượng dân cư nhỏ sinh sống. Dải băng Laurentide bao trùm hầu hết Bắc Mỹ, cầm chân các nhóm người du mục ở Alaska (phía Đông Beringia) trong hàng nghìn năm.[43][44]

Các nghiên cứu di truyền cho thấy rằng những cư dân đầu tiên của châu Mỹ là hậu duệ của một quần thể tổ tiên duy nhất (founding population), phát triển biệt lập, được phỏng đoán là ở Beringia.[45][46] Sự cô lập của những dân tộc này ở Beringia có lẽ kéo dài từ 10–20.000 năm.[47][48][49] Khoảng 16.500 năm trước, các sông băng bắt đầu tan chảy, cho phép con người di chuyển về phía nam, phía đông vào Canada và xa hơn nữa.[40][50][51] Những cộng đồng tiến vào Bắc Mỹ được cho là đã bám theo những đàn động vật lớn thế Canh Tân di cư sang châu Mỹ, dọc theo các hành lang không bị đóng băng xen giữa dải băng Laurentide và dải băng Cordilleran.[52]

Một tuyến di cư khác của con người cũng được các nhà khoa học đề xuất - đi trên đất liền hoặc chèo thuyền mộc - men theo bờ Tây Bắc Thái Bình Dương xuống phía nam, đến tận Nam Mỹ.[53] Ta chưa thể chứng minh giả thuyết này vì các bằng chứng khảo cổ, nếu thực sự tồn tại, thì cũng đã bị nhấn chìm dưới đáy biển do mực nước biển toàn cầu đã dâng 120 mét kể từ kỷ băng hà cuối cùng.[54]

Khoảng thời gian con người tới được châu Mỹ từ 40.000–16.500 năm trước vẫn còn gây tranh cãi và có lẽ vẫn sẽ bị bỏ ngỏ trong nhiều năm tới.[39][40] Một số điểm đồng thuận trong cộng đồng khoa học hiện nay bao gồm:[55][56]

Các công cụ bằng đá, đặc biệt là mũi phóngdụng cụ nạo, là bằng chứng cơ bản về hoạt động của con người ở châu Mỹ. Các nhà khảo cổ học và nhân chủng học đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các công cụ làm bằng gốm thủ công để phân loại các thời kỳ văn hóa.[58] Nền văn hóa Clovis là nền văn hóa Cổ Anh-điêng sớm nhất ở châu Mỹ, xuất hiện vào khoảng 11.500 RCBP (năm cácbon phóng xạ BP[59]), tương đương với 13.500-13.000 năm trước theo lịch.

Vào năm 2014, hài cốt của một đứa trẻ sơ sinh được chôn cất với một số đồ tạo tác văn hóa Clovis[60] 12.500 tuổi từ Montana được giải trình ADN nhiễm sắc thể thường. Đứa bé được đặt tên là Anzick-1, được tìm thấy tại Di chỉ chôn cất Anzick Clovis ở Montana, Hoa Kỳ. Dữ liệu chỉ ra rằng cá nhân này có quan hệ di truyền với các quần thể bản địa hiện tại ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ADN của nó trùng với tổ tiên của các quần thể bản địa ở Trung và Nam Mỹ. Chứng minh rằng có một sự tách biệt sớm giữa các dân tộc Bắc Mỹ và các dân tộc Trung-Nam Mỹ. Giả thuyết cho rằng các cuộc xâm lược của văn hóa Clovis đã lấn át hoặc đồng hóa những dân tộc di cư trước đó vào châu Mỹ hiện đã bị bác bỏ.[60] Hài cốt của đứa trẻ được trao trả về Motana và được người bản địa tái chôn cất.

Bộ xương của một thiếu nữ (được đặt tên là 'Naia' theo tên một nữ thủy thần trong thần thoại Hy Lạp) được khai quật vào năm 2007 ở hang chìm Sistema Sac Actun tại bán đảo Yucatán phía đông Mexico. ADN của cô đã được chiết xuất và tính niên đại. Hài cốt này đã 13.000 năm tuổi và được coi là bộ xương người nguyên vẹn về mặt di truyền lâu đời nhất từng được tìm thấy ở châu Mỹ. ADN ty thể của cô gái chỉ ra "có nguồn gốc châu Á", cũng có thể được thấy trong các quần thể người Mỹ bản địa hiện đại.[61]

Hài cốt của hai trẻ sơ sinh được tìm thấy tại di chỉ sông Upward Sun có niên đại khoảng 11.500 năm trước. Bằng chứng di truyền của chúng cho thấy rằng quần thể người Mỹ bản địa được nghiên cứu có nguồn gốc từ một quần thể sáng lập duy nhất, tách ra từ quần thể gốc Đông Á-Basal ở Đông Nam Á lục địa khoảng 36.000 năm trước, cùng thời điểm với những người Jōmon tách ra khỏi quần thể Đông Á-Basal, có lẽ cùng thời điểm với tổ tiên người Mỹ bản địa hoặc thuộc một làn sóng mở rộng khác biệt. Các tác giả cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các nhánh cơ bản phía bắc và phía nam của thổ dân châu Mỹ đã phân kỳ khoảng 16.000 năm trước.[62][63] Một mẫu vật người Mỹ bản địa lấy từ Idaho 16.000 năm TCN, có hộp sọ tương tự như người Mỹ bản địa hiện đại và cư dân Siberia Cổ, mang gien gần giống với người Đông Âu-Á và cho thấy mối quan hệ cao với người Đông Á đương thời, cũng như các mẫu từ thời kỳ Jōmon của Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này xác nhận "bằng chứng về di sản di truyền được chia sẻ giữa các dân tộc cuối thế Canh Tân ở miền bắc Nhật Bản và Bắc Mỹ."[64]

Thời kỳ tiền Columbus

sửa
 
Các ngữ hệ bản địa Bắc Mỹ phân bố ở Canada, Greenland, Hoa Kỳ, và miền Bắc Mexico

Thời kỳ tiền Columbus đề cập đến tất cả các phân chia thời kỳ trong lịch sử và tiền sử của châu Mỹ trước khi người Âu và Phi có ảnh hưởng đáng kể lên châu Mỹ, kéo dài từ thời kỳ con người đặt chân đến tới thời kỳ đồ đá cũ Thượng rồi tới thời thuộc địa của châu Âu.[65]

 
Người Kogi, hậu duệ của người Tairona, là một văn hóa biệt lập, hầu như mang đậm yếu tố tiền Columbus.[66] Người Tairona có vẻ như là nền văn minh Andes duy nhất không hoàn toàn bị đồng hóa và chinh phục.

Thuật ngữ có vẻ như chỉ khoảng thời gian trước các chuyến hải hành của Christopher Columbus từ 1492 đến 1504, nhưng trên thực tế, thuật ngữ này bao gồm lịch sử của các nền văn hóa bản địa trước khi người châu Âu chinh phục hoặc ảnh hưởng đáng kể đến họ.[67] Thuật ngữ "Tiền-Columbus" được sử dụng đặc biệt thường xuyên trong các cuộc thảo luận học thuật về các xã hội bản địa Trung Bộ châu Mỹ trước các cuộc tiếp xúc, bao gồm: Olmec; Toltec; Teotihuacan; Zapotec; Mixtec; các nền văn minh AztecMaya; cùng các nền văn minh phức tạp ngự ở dãy Andes: Đế quốc Inca, văn hóa Moche, Liên minh MuiscaCañari.

Nền văn minh Norte Chico (ở Peru ngày nay) là 1 trong 6 nền văn minh nguyên thủy của thế giới, phát sinh độc lập cùng thời với nền văn minh Ai Cập.[68][69] Nhiều nền văn minh tiền Colombus sau này đạt được sự phức tạp lớn, nổi bật với các khu định cư đô thị, nông nghiệp, kỹ thuật, thiên văn học, thương mại, kiến ​​trúc hoành tráng, và hệ thống phân tầng xã hội phức tạp. Một số nền văn minh đã tàn lụi từ lâu trước cả thời của người châu Âu và châu Phi đến được lục địa (khoảng cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16), và chỉ được biết đến qua lịch sử truyền miệng và các cuộc điều tra khảo cổ. Những dân tộc khác sống ở thời kỳ tiếp xúc và thuộc địa, đã được ghi chép vào sử sách. Một số ít, chẳng hạn như các dân tộc Maya, Olmec, Mixtec, Aztec và Nahua, có hệ chữ viết của riêng họ. Tuy nhiên, hầu hết những ghi chép của người bản địa về truyền thống, văn hóa, tôn giáo và lịch sử của họ đã bị người châu Âu thiêu đốt. Chỉ có một số tài liệu được giấu kín còn tồn tại, để lại cho các nhà sử học hiện nay một tia sáng nhỏ nhoi về văn hóa và kiến ​​thức cổ đại đã mất từ lâu.

Theo các sử liệu của người bản địa và người châu Âu, các nền văn minh Châu Mỹ trước đó và vào thời điểm tiếp xúc đã đạt được nhiều thành tựu lớn.[70] Ví dụ, người Aztec đã xây dựng một trong những thành phố lớn nhất thế giới, Tenochtitlan (bị phá hủy trong cuộc vây hãm năm 1521 và thay thế bằng thành phố Mexico) với dân số ước tính vào tầm 200.000 và họ cai trị đế quốc rộng lớn với 5 triệu người sinh sống.[71] Để đối chiếu, các thành phố lớn nhất ở châu Âu vào thế kỷ 16 là ConstantinopleParis với dân số lần lượt là 300.000 và 200.000.[72] Dân số ở London, MadridRome bấy giờ không vượt quá 50.000 người. Năm 1523, trong cuộc chinh phục Tân Thế giới của Tây Ban Nha, toàn bộ dân số nước Anh chỉ dưới 3 triệu người.[73] Thực tế này nói lên mức độ tinh vi của nền nông nghiệp, bộ máy chính phủ và pháp quyền tồn tại ở Tenochtitlan, đòi hỏi để quản lý một lượng công dân lớn như vậy. Các nền văn minh bản địa cũng khám phá ra nhiều điều trong thiên văn học và toán học, bao gồm tạo ra loại lịch chính xác nhất trên thế giới. Việc thuần hóa ngô cần một quá trình lai tạo chọn lọc hàng nghìn năm, và việc tiếp tục trồng trọt chúng được thực hiện với quy hoạch và chọn lọc, thường là bởi phụ nữ.

Thời kỳ thực dân châu Âu

sửa

Công cuộc thuộc địa hóa châu Mỹ của người Âu đã thay đổi cuộc sống và nền văn hóa của các dân tộc bản địa gốc. Mặc dù ta không biết dân số chính xác thời kỳ tiền thuộc địa của châu Mỹ, các học giả ước tính rằng dân số bản địa đã giảm từ 80% đến 90% trong những thế kỷ đầu của cuộc tiếp xúc với người châu Âu. Phần lớn sự suy vong dân số này là do các loại bệnh Á-Âu mới du nhập vào châu Mỹ. Dịch bệnh đậu mùa, sởi, và dịch tả từ thực dân châu Âu mang sang đã tàn phá dân cư bản địa.

Sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm ban đầu rất chậm, vì hầu hết người châu Âu không bị lây nhiễm chủ động hoặc rõ ràng, do khả năng miễn dịch thừa hưởng từ các thế hệ trước đó tiếp xúc với các bệnh này ở châu Âu. Điều này đã thay đổi khi người châu Âu bắt đầu buôn người với số lượng lớn từ Tây và Trung Phi làm nô lệ sang châu Mỹ. Giống như các dân tộc bản địa, những người châu Phi này mới tiếp xúc với các bệnh châu Âu, thiếu sức đề kháng đối với các bệnh của châu Âu. Năm 1520, một người châu Phi bị nhiễm bệnh đậu mùa đến Yucatán. Tới năm 1558, căn bệnh này đã lan rộng khắp Nam Mỹ và đến lưu vực sông Plata.[74] Các chiến dịch quân sự của châu Âu đã làm tăng thêm thiệt hại về nhân mạng. Thực dân châu Âu còn khơi mào nhiều cuộc tàn sát đối với các dân tộc bản địa và bắt họ làm nô lệ.[75][76][77] Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ (1894), các cuộc chiến tranh da đỏ ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 19 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 19.000 người châu Âu và 30.000 người Mỹ bản địa.[78]

Nhóm bản địa đầu tiên mà Columbus gặp gỡ là 250.000 người Taínos của Hispaniola, đại diện cho nền văn hóa thống trị ở Đại AntillesBahamas. Trong vòng ba mươi năm, khoảng 70% dân số Taínos đã chết.[79] Họ không có khả năng miễn dịch đối với các bệnh châu Âu, vì vậy các đợt bùng phát bệnh sởi và đậu mùa đã tàn phá dân số của họ.[80] Một đợt bùng phát như vậy xảy ra trong một trại nô lệ Châu Phi, bệnh đậu mùa lây lan sang người Taíno gần đó khiến 50% dân số thiệt mạng.[74] Người Taínos liên tục nổi dậy chống lại lao động cưỡng bức, bất chấp các biện pháp do encomienda (một kiểu thái ấp, cho phép một địa chủ Tây Ban Nha sở hữu và bóc lột lao động bản địa trong đất của người đó) đưa ra để giáo dục tôn giáo và bảo vệ các bộ lạc khỏi chiến tranh,[81] cuối cùng dẫn đến cuộc đại khởi nghĩa của người Taíno (1511–1529).

Tình trạng hiện tại

sửa

Hiện nay, dân tộc da đỏ chiếm khoảng 1% dân số Hoa Kỳ. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây.

 
Một phụ nữ người Quechua cõng con ở Thung lũng Urubamba (Thung Lũng Thiêng), Andes, Peru

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Censo de Población y Vivienda 2020: Presentación de resultados” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística y Geografía. tr. 49. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022. Note: Indigenous population was identified as the total population in households where the head of the household, his or her spouse or any of their ascendants claimed to speak an indigenous language.
  2. ^ “Censo de Población y Vivienda 2020: Resultados complementarios” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística y Geografía. tr. 27. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022. It was estimated that 19.41% of population aged 3 years and older considered themselves to be indigenous.
  3. ^ “Principales Resultados del Censo 2018” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística. tr. 10. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2021. Tổng số người tự xưng là Maya (6.207.503) và Xinka (264.167)
  4. ^ “Perú: Perfil Sociodemográfico” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística e Informática. tr. 214. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021. Tổng số người tự xưng là Quechua (5.176.809), Aimara (548.292), thổ dân vùng Amazon (79.266), Ashaninka (55.489), một số người bản địa và chính gốc khác (49.838), Awajun (37.690) và Shipibo Konibo (25.222)
  5. ^ “Características de la Población – Censo 2012” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística. tr. 103. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021. Không tính người Bolivia gốc Phi (23.330)
  6. ^ United States Census Bureau. The American Indian and Alaska Native Population: 2010 Corresponding to "American Indian and Alaska Native alone"
  7. ^ “Síntesis de Resultados Censo 2017” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadísticas. tr. 16. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021. Không tính người Rapa Nui (9,399)
  8. ^ “Población Indígena de Colombia” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Departamento Administrativo Nacional de Estadística. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ “Total population by Aboriginal identity and Registered or Treaty Indian status, Canada, 2016”. Statistics Canada. 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ “Informe Nacional del Ecuador” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Ministerio de Desarrollo Urbano y Vivienda. tr. 16. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ “Censo Nacional de Población Hogares y Viviendas 2010” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística y Censos. tr. 281. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ “2010 Census graphics of Brazil government”. IBGE (Brazilian Institute of Geograph and Statistic. ngày 9 tháng 2 năm 2015.
  13. ^ “Censo Nacional de Población Hogares y Viviendas 2010” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística y Censos. tr. 281. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ “Población total por grupo poblacional al que pertenece, según total nacional, departamento, área, sexo y grupo de edad” (XLSX). Instituto Nacional de Estadística. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021. Tổng số người tự xưng là Maya-Chortí (33.256), Lenca (453.672), Misquito (80.007), Nahua (6.339), Pech (6.024), Tolupán (19.033) và Tawahka (2.690)
  15. ^ “Resultados - Censo de Poblacion y Vivienda 2005” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadísticas y Censos. tr. 184. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  16. ^ “Distribución de la población indígena, por grupo étnico, en la República de Panamá, según provincia y comarca indígena” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de Estadística y Censo. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ “Tierra y territorio, fundamentos de vida de los pueblos indígenas, 2012” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Dirección General de Estadística, Encuestas y Censos. tr. 20. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ “Población indígena por pertenencia a un pueblo indígena, según provincia y sexo”. Instituto Nacional de Estadística y Censos. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  19. ^ “Final 2012 Census Compendium 2” (PDF). Cục thống kế. tr. 5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  20. ^ Cabella, Wanda; Nathan, Mathías; Tenenbaum, Mariana. “Atlas sociodemográfico y de la desigualdad en Uruguay” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Agencia Española de Cooperación Internacional para el Desarrollo. tr. 15. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021. Corresponding to "Main ancestry"
  21. ^ “Greenland in Figures 2020” (PDF). Statistics Greenland. tr. 37. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021. Corresponding to "Born in Greenland"
  22. ^ “Population and Housing Census 2010” (PDF). Statistical Institute of Belize. tr. 20. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  23. ^ “Demografische en Sociale Karakteristieken en Migratie” (PDF) (bằng tiếng Hà Lan). Algemeen Bureau voor de Statistiek. tr. 46. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  24. ^ “Les populations indigènes de la Guyane française : une mémoire environnementale essentielle à protéger” (bằng tiếng Pháp). 3 tháng 5 năm 2021.
  25. ^ “VI Censo de población y V de vivienda 2007” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Dirección General de Estadística y Censos. tr. 273. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  26. ^ “Total Household Population by Ethnic Group and Sex, 1991 to 2012”. Statistical Office. Bản gốc (XLSX) lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2021.
  27. ^ “Ethnic Groups by Sex 1991 2001 and 2011” (XLSX). Central Statistics Office.
  28. ^ Baker, Christopher P. “Cuba's Taíno people: A flourishing culture, believed extinct”. www.bbc.com.
  29. ^ “2011 Population and Housing Census Demographic Report”. Central Statistical Office. tr. 94. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2021.
  30. ^ “Population and Housing Census 2011” (PDF). Central Statistics Office. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2021.
  31. ^ Mann, Charles C. (2005). 1491: New Revelations of the Americas Before Columbus. New York: Knopf Publishing Group. ISBN 978-1-4000-4006-3. OCLC 56632601.
  32. ^ Wilton, David (2 tháng 12 năm 2004). Word myths: debunking linguistic urban legends. Oxford University Press, USA. tr. 163. ISBN 978-0-19-517284-3. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.
  33. ^ Adams, Cecil (25 tháng 10 năm 2001). “Does "Indian" derive from Columbus's description of Native Americans as "una gente in Dios"?”. The Straight Dope. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.
  34. ^ Zimmer, Ben (12 tháng 10 năm 2009). “The Biggest Misnomer of All Time?”. VisualThesaurus.
  35. ^ Hoxie, Frederick E. (1996). =Encyclopedia of North American Indians. Houghton Mifflin Harcourt. tr. 568. ISBN 978-0-395-66921-1.
  36. ^ Herbst, Philip (1997). The Color of Words: An Encyclopaedic Dictionary of Ethnic Bias in the United States. Intercultural Press. tr. 116. ISBN 978-1-877864-97-1.
  37. ^ Gómez-Moriana, Antonio (12 tháng 5 năm 1993). “The Emerging of a Discursive Instance:Columbus and the invention of the "Indian". Discourse Analysis as Sociocriticism : The Spanish Golden Age. University of Minnesota Press. tr. 124–32. ISBN 978-0-8166-2073-9. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
  38. ^ Grey, C.G.P. (24 tháng 11 năm 2019). 'Indian' or 'Native American'? [Reservations, Part 0]”. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020 – qua YouTube.
  39. ^ a b c Pauketat, Timothy R. (2012). The Oxford Handbook of North American Archaeology [Sổ tay Oxford về Khảo cổ học Bắc Mỹ]. NXB Đại học Oxford. tr. 86. ISBN 978-0-19-538011-8.
  40. ^ a b c Linda S. Cordell; Kent Lightfoot; Francis McManamon; George Milner (2008). Archaeology in America: An Encyclopedia. 4. ABC-CLIO. tr. 3. ISBN 978-0-313-02189-3.
  41. ^ “An mtDNA view of the peopling of the world by Homo sapiens”. Cambridge DNA Services. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  42. ^ Goebel T, Waters MR, O'Rourke DH (2008). “The Late Pleistocene Dispersal of Modern Humans in the Americas [Sự phân tán thế Canh Tân muộn của người hiện đại ở châu Mỹ]” (PDF). Science. 319 (5869): 1497–502. Bibcode:2008Sci...319.1497G. doi:10.1126/science.1153569. PMID 18339930. S2CID 36149744. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  43. ^ “Pause Is Seen in a Continent's Peopling”. The New York Times. 13 tháng 3 năm 2014.
  44. ^ Pielou, E. C. (2008). After the Ice Age: The Return of Life to Glaciated North America [Hậu kỷ Băng hà: Sự trở lại của sự sống ở Bắc Mỹ bị đóng băng]. NXB Đại học Chicago. ISBN 978-0-226-66809-3.
  45. ^ Wells, Spencer; Read, Mark (2002). The Journey of Man – A Genetic Odyssey. Random House. tr. 138–140. ISBN 978-0-8129-7146-0. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  46. ^ “The peopling of the Americas: Genetic ancestry influences health”. Scientific American. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  47. ^ Than, Ker (2008). “New World Settlers Took 20,000-Year Pit Stop”. Hội Địa lý Quốc gia. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.
  48. ^ Sigurğardóttir, S; Guicher JR; Stefansson K; Donnelly P (2000). “The mutation rate in the human mtDNA control region”. Am J Hum Genet. 66 (5): 1599–609. doi:10.1086/302902. PMC 1378010. PMID 10756141.
  49. ^ “First Americans Endured 20,000-Year Layover – Jennifer Viegas, Discovery News”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2009. Archaeological evidence, in fact, recognizes that people started to leave Beringia for the New World around 40,000 years ago, but rapid expansion into North America didn't occur until about 15,000 years ago, when the ice had literally broken [Bằng chứng khảo cổ, thực tế, cho thấy con người bắt đầu rời khỏi Beringia để sang Tân Thế giới vào khoảng 40,000 năm trước, nhưng sự bành trướng nhanh chóng vào Bắc Mỹ không xảy ra cho đến khoảng 15,000 năm trước, khi băng đã hoàn toàn vỡ tan] page 2 Lưu trữ 13 tháng 3 2012 tại Wayback Machine
  50. ^ Dyke, A.S., A. Moore, and L. Robertson, 2003, Deglaciation of North America. Lưu trữ 16 tháng 2 2012 tại Wayback Machine Geological Survey of Canada Open File, 1574. (Thirty-two digital maps at 1:7 000 000 scale with accompanying digital chronological database and one poster (two sheets) with full map series.)
  51. ^ Jordan, David K (2009). “Prehistoric Beringia”. Đại học California-San Diego. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2010.
  52. ^ “The peopling of the Americas: Genetic ancestry influences health”. Scientific American. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2009.
  53. ^ Fladmark, K. R. (tháng 1 năm 1979). “Alternate Migration Corridors for Early Man in North America”. American Antiquity. 44 (1): 55–69. doi:10.2307/279189. JSTOR 279189.
  54. ^ “68 Responses to "Sea will rise 'to levels of last Ice Age'"”. Center for Climate Systems Research, Columbia University. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2009.
  55. ^ Bonatto, S. L.; Salzano, F. M. (1997). “A single and early migration for the peopling of the Americas supported by mitochondrial DNA sequence data”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 94 (5): 1866–1871. Bibcode:1997PNAS...94.1866B. doi:10.1073/pnas.94.5.1866. PMC 20009. PMID 9050871.
  56. ^ “Journey of mankind”. Brad Shaw Foundation. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2009.
  57. ^ Jennie Cohen, "Native Americans Hailed From Siberian Highlands, DNA Reveals" (discussing article in American Journal of Human Genetics), at History.com, 26 January 2012; retrieved 6 January 2017
  58. ^ “Method and Theory in American Archaeology”. Gordon Willey and Philip Phillips. University of Chicago. 1958. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  59. ^ The Concise Oxford Dictionary of Archaeology.. Enotes.com. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  60. ^ a b Rasmussen, M.; Anzick, S. L.; Waters, M. R.; Skoglund, P.; DeGiorgio, M.; Stafford, T. W.; Rasmussen, S.; Moltke, I.; Albrechtsen, A.; Doyle, S. M.; Poznik, G. D.; Gudmundsdottir, V.; Yadav, R.; Malaspinas, A. S.; White, S. S.; Allentoft, M. E.; Cornejo, O. E.; Tambets, K.; Eriksson, A.; Heintzman, P. D.; Karmin, M.; Korneliussen, T. S.; Meltzer, D. J.; Pierre, T. L.; Stenderup, J.; Saag, L.; Warmuth, V. M.; Lopes, M. C.; Malhi, R. S.; Brunak, S. R.; Sicheritz-Ponten, T.; Barnes, I.; Collins, M.; Orlando, L.; Balloux, F.; Manica, A.; Gupta, R.; Metspalu, M.; Bustamante, C. D.; Jakobsson, M.; Nielsen, R.; Willerslev, E. (13 tháng 2 năm 2014). “The genome of a Late Pleistocene human from a Clovis burial site in western Montana”. Nature. 506 (7487): 225–229. Bibcode:2014Natur.506..225R. doi:10.1038/nature13025. PMC 4878442. PMID 24522598.
  61. ^ "13,000-year-old skeleton found in Mexican cave oldest ever uncovered in the Americas: study", ABC Online, 16 May 2014
  62. ^ Moreno-Mayar, J. Víctor; Potter, Ben A.; Vinner, Lasse; Steinrücken, Matthias; Rasmussen, Simon; Terhorst, Jonathan; Kamm, John A.; Albrechtsen, Anders; Malaspinas, Anna-Sapfo; Sikora, Martin; Reuther, Joshua D.; Irish, Joel D.; Malhi, Ripan S.; Orlando, Ludovic; Song, Yun S.; Nielsen, Rasmus; Meltzer, David J.; Willerslev, Eske (3 tháng 1 năm 2018). “Terminal Pleistocene Alaskan genome reveals first founding population of Native Americans” (PDF). Nature. 553 (7687): 203–207. Bibcode:2018Natur.553..203M. doi:10.1038/nature25173. ISSN 1476-4687. PMID 29323294. S2CID 4454580.
  63. ^ Gakuhari, Takashi; Nakagome, Shigeki; Rasmussen, Simon; Allentoft, Morten E.; Sato, Takehiro; Korneliussen, Thorfinn; Chuinneagáin, Blánaid Ní; Matsumae, Hiromi; Koganebuchi, Kae; Schmidt, Ryan; Mizushima, Souichiro (25 tháng 8 năm 2020). “Ancient Jomon genome sequence analysis sheds light on migration patterns of early East Asian populations”. Communications Biology (bằng tiếng Anh). 3 (1): 437. doi:10.1038/s42003-020-01162-2. ISSN 2399-3642. PMC 7447786. PMID 32843717.
  64. ^ Davis, Loren G.; Madsen, David B.; Becerra-Valdivia, Lorena; Higham, Thomas; Sisson, David A.; Skinner, Sarah M.; Stueber, Daniel; Nyers, Alexander J.; Keen-Zebert, Amanda; Neudorf, Christina; Cheyney, Melissa (30 tháng 8 năm 2019). “Late Upper Paleolithic occupation at Cooper's Ferry, Idaho, USA, ~16,000 years ago”. Science (bằng tiếng Anh). 365 (6456): 891–897. Bibcode:2019Sci...365..891D. doi:10.1126/science.aax9830. PMID 31467216. S2CID 201672463. We interpret this temporal and technological affinity to signal a cultural connection with Upper Paleolithic northeastern Asia, which complements current evidence of shared genetic heritage between late Pleistocene peoples of northern Japan and North America.
  65. ^ “Method and Theory in American Archaeology”. Gordon WilleyPhilip Phillips. Đại học Chicago. 1958. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  66. ^ “What Colombia's Kogi people can teach us about the environment”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  67. ^ Fernández-Armesto, Felipe (1987). Before Columbus: Exploration and Colonisation from the Mediterranean to the Atlantic: 1229-1492. New studies in medieval history series. Basingstoke, Hampshire: Macmillan Education. ISBN 978-0-333-40382-2. OCLC 20055667.
  68. ^ Shady Solis, Ruth; Jonathan Haas; Winifred Creamer (27 tháng 4 năm 2001). “Dating Caral, a Preceramic Site in the Supe Valley on the Central Coast of Peru”. Science. 292 (5517): 723–726. Bibcode:2001Sci...292..723S. doi:10.1126/science.1059519. PMID 11326098. S2CID 10172918.
  69. ^ Haas, Jonathan; Winifred Creamer; Alvaro Ruiz (23 tháng 12 năm 2004). “Dating the Late Archaic occupation of the Norte Chico region in Peru”. Nature. 432 (7020): 1020–1023. Bibcode:2004Natur.432.1020H. doi:10.1038/nature03146. PMID 15616561. S2CID 4426545.
  70. ^ Wright, Ronald (2005). Stolen Continents: 500 Years of Conquest and Resistance in the Americas (ấn bản thứ 1). Boston, Massachusetts: Houghton Mifflin. ISBN 978-0-618-49240-4. OCLC 57511483.
  71. ^ Drake, Thomas. “1519”. English 257: Literature of Western Civilization. University of Idaho. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  72. ^ Bucholz, Robert. “Europe in 1500”. University of Hawaii. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  73. ^ Munro, John. “Medieval Population Dynamics to 1500” (PDF). University of Toronto. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  74. ^ a b Curtin, Philip D. (1993). “Disease Exchange Across the Tropical Atlantic”. History and Philosophy of the Life Sciences. 15 (3): 329–356. JSTOR 23331729. PMID 7529931.
  75. ^ Martin, Stacie E (2004). “Native Americans”. Trong Dinah Shelton (biên tập). Encyclopedia of Genocide and Crimes against Humanity. Macmillan Library Reference. tr. 740–746.
  76. ^ Stannard, David E. (1993). American Holocaust:The Conquest of the New World: The Conquest of the New World. Oxford University Press, USA. ISBN 978-0-19-508557-0.
  77. ^ Thornton, Russel (1987). American Indian Holocaust and Survival: ˜a Population History Since 1492. Norman : University of Oklahoma Press. ISBN 978-0-8061-2074-4.
  78. ^ Thornton, Russell (1990). American Indian Holocaust and Survival: A Population History since 1492. University of Oklahoma Press. p. 48. ISBN 978-0-8061-2220-5
  79. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Histoire
  80. ^ Smallpox Through History. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  81. ^ Rodriguez, Junius P. (2007). Encyclopedia of slave resistance and rebellion, Volume 1. ISBN 978-0-313-33272-2. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa