Chiến tranh giành độc lập Venezuela
Bài hay đoạn này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (7-2024) |
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Bài viết này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. (tháng 11/2023) |
Chiến tranh giành độc lập Venezuela (tiếng Tây Ban Nha: Guerra de Independencia de Venezuela, 1810–1823) là một trong những cuộc Chiến tranh giành độc lập châu Mỹ Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XIX, khi các phong trào độc lập ở Nam Mỹ tiến hành một cuộc nội chiến đòi ly khai và chống lại sự thống nhất khỏi Đế chế Tây Ban Nha, hành động táo bạo sau những rắc rối của Tây Ban Nha trong Chiến tranh Napoleon.
Chiến tranh giành độc lập Venezuela | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh giành độc lập châu Mỹ Tây Ban Nha | |||||||||
La Batalla de Carabobo, Martín Tovar y Tovar | |||||||||
| |||||||||
Tham chiến | |||||||||
Phe Ái quốc 1810: Hội đồng Caracas 1811–1816: Venezuela Colombia 1816–1819: Venezuela Haiti[1] 1819–1823: Đại Colombia |
Đế chế Tây Ban Nha Phe Bảo hoàng Tây Ban Nha | ||||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||||
Fernando VII |
Bối cảnh
sửaKhủng hoàng Tây Ban Nha
sửaTháng 7 năm 1807, Pháp tuyên chiến với Bồ Đào Nha nhằm trừng phạt các hành động được xem là chống lại Pháp: mở cửa giao thương với Anh, cho Hải quân Anh sử dụng cảng Lisbon, từ chối tham gia liên minh Lục địa. Vua Carlos IV Tây Ban Nha và Hoàng đế Napoléon Bonaparte Pháp đã bí mật ký Hiệp ước Fontainebleau ngày 27 tháng 10 năm 1807, nhằm phân chia lãnh thổ Bồ Đào Nha. Theo Hiệp ước, quân đội Pháp sẽ đưa quân đi qua lãnh thổ Tây Ban Nha để tiến đánh Bồ Đào Nha. Ngày 30 tháng 11 năm 1807, quân Pháp chiếm được Lisbon, Hoàng gia Bồ Đào Nha trốn thoát sang thuộc địa Brazil. Bồ Đào Nha chính thức bị chia làm 3 phần cho Pháp, Tây Ban Nha và Công quốc Parma.
Đầu năm 1808, các sư đoàn Pháp tiến quân chiếm đóng một số thành phố dọc biên giới Pháp-Tây Ban Nha của Tây Ban Nha. Tây Ban Nha yêu cầu giải thích nhưng với kết quả bế tắc đã rút quân của mình từ Bồ Đào Nha về nước. Tháng 3 năm 1808, Sự kiện Aranjuez nổ ra giữa phe ủng hộ Manuel de Godoy và phe nổi loạn ủng hộ Fernando, kết quả phe ủng hộ Fernando giành chiến thắng buộc Thủ tướng Godoy từ chức và Vua Carlos IV thoái vị đồng thời đưa Fernando VII lên ngôi. Napoléon vờ giải quyết sự xung đột bằng cách đưa quân vào Madrid trên danh nghĩa trung gian và mời vua Carlos IV và vua Fernando VII đến Bayonne, Pháp. Tại đây Napoléon đã buộc cả hai phải từ bỏ ngai vàng và trao lại cho chính mình, sau đó phong anh trai mình là Joseph I làm vua Tây Ban Nha.
Để chống đối lại sự cai trị của người Pháp, một số chính quyền (junta) các tỉnh đã kêu gọi thành lập chính quyền trung ương. Sau các cuộc đàm phám giữa Hội đồng Castile và chính quyền, vốn ban đầu ủng hộ Joseph I, đã thành lập Hội đồng chính quyền và Trung ương Tối cao Tây Ban Nha và Ấn Độ (tiếng Tây Ban Nha: Junta Suprema Central y Gubernativa de España e Indias) ngày 25 tháng 9 năm 1808, tuyên thệ trung thành với ngôi vua Fernando VII. Từ cuối năm 1809, trước những thất bại nặng nề trên mặt trận quân sự, Hội đồng chính quyền và Trung ương Tối cao tuyến bố giải thể ngày 29 tháng 1 năm 1810 và thành lập Hội đồng Nhiếp chính Tây Ban Nha và Ấn Độ.
Cách mạng năm 1810
sửaKhủng hoảng chính trị ở chính mẫu quốc đã tạo ra khoảng trống quyền lực ở các thuộc địa Châu Mỹ của Tây Ban Nha. Đã có nhiều âm mưu thiết lập chính quyền tự trị thuộc địa riêng, nhưng Hội đồng Chính quyền và Trung ương Tối cao vẫn là cơ quan duy trì quyền hợp pháp.
Sau những thất bại quân sự trước quân Pháp năm 1810, đã có một số tin đồn về việc Tây Ban Nha đã thất trận lan truyền tới các thuộc địa. Hầu hết người Châu Mỹ gốc Tây Ban Nha không có lý do gì để công nhận một chính quyền yếu kém đang bị người Pháp đe dọa chiếm giữ bất cứ lúc nào, và nỗ lực thành lập các chính quyền địa phương để bảo vệ nền độc lập khỏi Pháp. Tối ngày 18 tháng 4 năm 1810, cabildo (hội đồng hành chính thuộc địa) bao gồm chủ yếu là các mantuano (tầng lớp thượng lưu tại địa phương) đã triệu tập một cuộc họp bất thường để thảo luận về tình hình Caracas với Thống đốc Venezuela Vicente Emparan. Cabildo đề xuất thành lập mội hội đồng quản lý địa phương độc lập khỏi Hội đồng Nhiếp chính, Emparan đã từ chối đề xuất. Ngày 19 tháng 4, cabildo đã kích động dân chúng phế truất Emparan và các chức sắc hoàng gia khác, đồng thời cũng thành lập Hội đồng Duy trì Tối cao Ngôi vua Fernando VII (còn được gọi Hội đồng Tối cao Caracas).
Ngày 20 tháng 4, hai đồng Chủ tịch (alcalde) Hội đồng Tối cao Caracas là José de las Llamozas và Martín Tovar Ponte đã gửi tuyên bố tới các tỉnh khác trong Venezuela, tuyên bố báo cáo về cách mạng và khuyến khích các tỉnh khác tham gia vào Hội đồng. Tất cả các tỉnh đều tham gia, ngoại trừ các tỉnh Coro (trước thuộc tỉnh Venezuela tự tách ra tuyên bố trung thành Ngôi vua), tỉnh Maracaibo và Guayana, những tỉnh này tuyên bố trung thành với Hội đồng Nhiếp chính.
Thành lập Đệ nhất Cộng hòa
sửaMặc dù mục tiêu chính thức Hội đồng Tối cao Caracas là bảo vệ lãnh thổ khỏi một cuộc xâm lược có thể xảy ra từ Pháp, ban đầu Hội đồng Tối cao ủng hộ "Ngôi vua Fernando VII", nhưng sau đó một số thành viên nhem nhóm ý tưởng biến Venezuela hoàn toàn độc lập, Francisco de Miranda, một người Venezuela xa xứ lâu năm, và Simón Bolívar, một quý tộc địa phương trẻ tuổi. Để biến ý tưởng thành hiện thực, Hội đồng Tối cao Caracas cử các đại diện ngoại giao đến Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, thành lập các chức vụ nhà nước và kêu gọi bầu cử quốc hội. Ngoài ra, Hội đồng còn thực hiện các biện pháp mang tính cách mạng khác, chẳng hạn như đại biểu người gốc châu Phi, bãi bỏ buôn bán nô lệ (nhưng không phải chế độ nô lệ), và tự do báo chí và thương mại.
Vào ngày 2 tháng 3 năm 1811, Đại hội đồng Venezuela (Quốc hội) được thành lập, thay thế Hội đồng Tối cao Caracas. Vào ngày 5 tháng 7 cùng năm, Quốc hội phê chuẩn nền độc lập với 43 phiếu ủng hộ và 1 phiếu chống, tuyên ngôn độc lập chính thức được thông qua, bắt đầu nền Cộng hòa đầu tiên.
Các chiến dịch quân sự nhằm đưa các tỉnh trung thành Hội đồng Nhiếp chính diễn ra:
Chiến dịch Coro
sửaChiến dịch diễn ra từ tháng 10 năm 1810 đến tháng 5 năm 1811, quân viễn chính Caracas do Francisco Rodríguez del Toro chỉ huy dẫn khoảng gần 5000 quân tiến vào Coro. Phe Bảo hoàng do Fernando Miyares và José Ceballos chỉ huy, lần lượt là thống đốc Coro và Maracaibo, có khoảng 2000 quân.
Phe Ái quốc lần lượt giành chiến thắng sau một loạt các Trận Aguanegra (4/11), Pedregal (14/11), Aribanaches (15/11) và vào ngày 28 tháng 11 quân Caracas tấn công Coro. Vào ngày 30 tháng 11, Trận Sabaneta bắt đầu, phe Ái quốc giành chiến thắng, và Trận Guedequis, nơi Fernando Miyares giành chiến thắng. Quân Caracas đang tiến hành chiến dịch rất thuận lợi cho đến khi có tin quân tiếp viện từ Maracaibo đang đến. Trước nguy cơ bị bao vây, Francisco Rodríguez del Toro đã rút lui.
Chiến dịch Valencia
sửaNgay sau khi tuyên ngôn độc lập ở Caracas được lan tới thành phố Valencia, người dân trong thành phố đã tuyên bố nổi dậy và chiếm doanh trại chống lại Phe Ái quốc. Phe Ái quốc đã cử một quân đoàn viễn chinh do Francisco Rodríguez del Toro chỉ huy nhưng đã phải dừng bước sau khi gặp phải kháng cự ở Mariara. Francisco de Miranda được cử thay thế Toro làm chỉ huy quân viễn chinh. Miranda tiến quân vòng quanh Hồ Valenica và sau nhiều trận đánh, đã đến được thành phố Valencia. Được phòng thủ vững chắc, thành phố đã chống lại nhiều cuộc tấn công từ phe Ái quốc nhưng cuối cùng đã đầu hàng vào ngày 13 tháng 8.
Chiến dịch Guayana
sửaSau khi tỉnh Guayana, cũng như tỉnh Coro, không công nhận Hội đồng Tối cao Caracas, một đội quân khoảng 2,000 người từ Caracas và các tỉnh được cử đến tỉnh Guayana để chiếm và đánh bại lực lượng bảo hoàng. Sau một số trận đánh giành chiến thắng từ hải quân cộng hòa và đặt thành phố Angostura vào vòng vây, nhưng việc hải quân cộng hòa bị phá hủy nặng nề trong Trận hải chiến Sorondo (26/03/1812) buộc quân cộng hòa phải vượt sông Orinoco rút lui và kết thúc chiến dịch.
Chiến dịch Monteverde
sửaDomingo Monteverde, Đề đốc Venezuela, bắt đầu cuộc tái chiếm Venezuela bằng việc đổ bộ 150 người vào thành phố Coro. Tại đó, Monteverde đã gia tăng hàng ngũ bằng cách bổ sung những người trong thành phố ủng hộ bảo hoàng, chống cộng hòa và trung thành với Ngôi vua. Từ Coro, Monteverde hành quân cùng 400 người đến Siquisique, nơi ông tập hợp lực lượng với những người theo ủng hộ bảo hoàng là Juan de los Reyes Vargas và Andrés Torellas. Ngày 7 tháng 4 năm 1812, Monteverde chiếm Barquisimeto mà không gặp phải sự kháng cự nào, và vào ngày 25 tháng 4 ông đã có mặt ở San Carlos. Monteverde đối đầu với Francisco de Miranda trên đèo La Cabrera, nơi giao tranh ác liệt không vượt qua được cho đến khi ông vượt qua được thung lũng Aragua. Miranda rút lui về La Victoria, một thành phố được Miranda củng cố để tạo ra một hệ thống phòng thủ phù hợp chống lại quân Monteverde, người đã hai lần tấn công thành phố này nhưng không thành công. Sau khi Puerto Cabello (dưới sự chỉ huy của Simón Bolívar) rơi vào tay phe bảo hoàng, các cuộc đào ngũ liên tục và những thất bại nặng nề trước quân Monteverde, Miranda buộc phải ký một Văn kiện đầu hàng ở San Mateo vào ngày 25 tháng 7 năm 1812, chấm dứt Đệ nhất Cộng hòa Venezuela.
Đệ nhị Cộng hòa
sửaTuyên ngôn Cartagena
sửaVới sự sụp đổ Đệ nhất Cộng hòa trước quân đội Monteverde, Simón Bolívar sống lưu vong, tới Curaçao và sau đó từ đó đến Các tỉnh thống nhất Tân Granada, nơi đã tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha khi đó.
Tại Cartagena, Bolívar viết một bản tuyên ngôn có tựa đề Hồi ký gửi tới các công dân Tân Granada bởi một người gốc Caracas, trong đó Bolívar tóm tắt những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nền Cộng hòa thứ nhất, tình hình mà người Mỹ gốc Tây Ban Nha đang gặp phải và đưa ra quan điểm của ổng về tương lai khu vực.
Sau khi viết tuyên ngôn, Bolivar đã yêu cầu Đại hội Tân Granada cho ông gia nhập quân đội và được thăng cấp Chuẩn tướng, được giao một đơn vị đồn trú mà ông sẽ thực hiện Chiến dịch Thần diệu.
Chiến dịch phía Đông
sửaSantiago Mariño cùng với 45 người sống lưu vong ở Trinidad đã gặp nhau vào ngày 11 tháng 1 năm 1813, trên đảo Chacachacare để xác định các bước tiếp theo cho tương lai Venezuela. Tại đây tất cả ký ban hành Đạo luật Chacachacare, trong đó chỉ định Santiago Mariño làm chỉ huy quân viễn chinh nhằm tái lập nền cộng hòa. Sau đó các thành viên đoàn viễn chinh lên đường đến Guiria, thực hiện chiến dịch phía Đông.
Nhóm viễn chinh chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất do Mariño chỉ huy và nhóm thứ hai do José Francisco Bermúdez chỉ huy. Ngày 13 tháng năm 1813, quân Mariño tấn công kiểu biệt kích vào Güiria,
Đội quân của Mariño tấn công Güiria vào ngày 13 tháng 1 bằng một cuộc tấn công kiểu biệt kích, quân Bermúdez đi theo hướng Cumaná và chiếm Irapa trên đường đi vào ngày 15 tháng 1. Francisco Cerveriz cố gắng tái chiếm Irapa nhưng bị đánh bại và rút lui về Yaguaraparo. Anh trai của Bermúdez, José Bernardo, dẫn đầu một đội quân về phía nam chiếm Maturín vào ngày 2 tháng 2.
Sau khi biết tin, Monteverde bắt đầu từ La Guaira với khoảng 550 người tiến về phía đông. Vào ngày 25 tháng 5, ông cố gắng chiếm Maturín nhưng bị Manuel Piar đánh bại trong Trận Alto de Los Godos. Đây là một trong những nỗ lực phe bảo hoàng nhằm chiếm lấy Venezuela và điều đáng chú ý là có sự tham gia phụ nữ trong trận chiến, chẳng hạn như Juana Ramírez "La Avanzadora".
Sau nhiều nỗ lực không thành công, Monteverde giao các hoạt động ở phía đông cho Chuẩn tướng Juan Manuel Cajigal và tiến về Caracas qua Barcelona để cố gắng ngăn chặn bước tiến quân Bolivar ở phía tây. Vào ngày 3 tháng 8, Mariño tiến vào Cumaná và vào ngày 19 tới Barcelona.
Chiến dịch Thần diệu
sửaChiến dịch Thần diệu do Simón Bolívar chỉ huy, ông đã dẫn quân từ Tân Granada tái chiếm Venezuela.
Trận Cucuta
sửaVào ngày 8 tháng 1 năm 1813, Bolívar chiếm thành phố Ocaña (thành phố quan trọng thứ hai ở Norte de Santander, sau Cúcuta) sau khi để lại một lối đi tự do ở Magdalena Medio, nhờ đó tạo ra một con đường đi lại giữa Bogotá và Cartagena.
Vào ngày 16 tháng 2, Bolívar lên đường đến Cúcuta vì lực lượng bảo hoàng do Ramón Correa chỉ huy truy kích. Trên đường đến Cúcuta, Bolívar đã đánh bại một lực lượng bảo hoàng đang chặn tại La Aguada. Vào ngày 28 tháng 2, tại Cúcuta đã nổ ra trận đánh giữa tướng Correa và Bolívar, trận chiến kéo dài trong 4 tiếng, quân bảo hoàng bị thiệt hại và phải rút lui. Thành phố Cúcuta được trao quyền độc lập khỏi quân bảo hoàng.
Bolívar đã yêu cầu sự giúp đỡ từ chính quyền Tân Granada thông qua Tuyên ngôn Cartagena, tuyên ngôn được chấp thuận ông được thực hiện những hành động quân sự tại Tân Granada.
Trận Agua Obispo
sửaNgay sau khi nhận được sự ủy quyền từ chính quyền Tân Granada, vào ngày 14 tháng 5 năm 1813, Bolívar bắt đầu tiến quân về Venezuela. Đoàn viễn chinh gồm hai sư đoàn, Đại tá Atanasio Girardot chỉ huy đội tiên phong và Đại tá José Félix Ribas chỉ huy đội hậu cần. Các lực lượng này hành quân dọc theo tuyến đường San Cristóbal - La Grita - Mérida - Trujillo.
Sau đó, trước khi chỉ huy quân bảo hoàng Manuel Cañas rút lui về Carache, Girardot cùng đội quân tiên phong tiến vào Carache vào buổi chiều ngày 17 tháng 6. Vào buổi tối, chỉ huy quân bảo hoàng từ bỏ phòng tuyến mà mình chiếm giữ và đưa quân lên điểm cao Agua de Obispos. Vào ngày 18 tháng 6, cuộc đối đầu giữa lực lượng Girardot và Cañas đã diễn ra, kết quả quân Girardot đã giành chiến thắng và loại bỏ những đội quân có thể cản trở bước tiến quân Bolivar, đang ở tại thành phố Trujillo ngày 14 tháng 6. Tại Trujillo, Bolivar ra lệnh cho Ribas hành quân càng nhanh càng tốt từ Mérida về phía Boconó, với mục đích tạo yếu tố bất ngờ. Trong khi đó Girardot được lệnh rút lui về Trujillo.
Trận Niquitao
sửaVào rạng sáng ngày 2 tháng 7 năm 1813, tại vùng đất hoang Niquitao (Boconó, Bang Trujillo) lực lượng Ái quốc tiếp cận quân Tây Ban Nha. Lúc 9 giờ sáng José Félix Ribas chỉ huy lực lượng Ái quốc tại đây, quan sát trang thiết bị phòng thủ quân Tây Ban Nha, xây dựng kế hoạch tác chiến. Khi gần đến gần quân Tây Ban Nha, Ribas ra lệnh cho binh lính ở trung quân, do Thiếu tá Rafael Urdaneta chỉ huy, nổ súng vào các vị trí quân Tây Ban Nha. Kết hợp với lệnh này, cánh phải đội trưởng José María Ortega thực hiện cuộc tấn công vào cánh trái quân Tây Ban Nha.
Cuộc tấn công khiến phe bảo hoàng phải rút khỏi phòng tuyến và chuyển sang một phòng tuyến quan trọng hơn. Cuộc tấn công quân Ái quốc tiếp tục trong ba giờ nữa nhưng không có kết quả rõ ràng ngoài việc chiếm một số vị trí không quan trọng. Bất ngờ Ribas ra lệnh cho kỵ binh hành quân tấn công hậu quân Tây Ban Nha.
Quân Tây Ban Nha bị đánh bại, bỏ chạy tán loạn. Lực lượng Ái quốc đã bắt 445 người quân bảo hoàng làm tù binh, thu được 450 khẩu súng trường, 60 thanh kiếm, 160 phát đại bác và một lượng lớn đạn dược. Tây Ban Nha thất bại nặng nề đến mức chủ huy bảo hoàng José Marti phải trốn thoát với sáu lính đồng hành. Đây là trận chiến đầu tiên mà đại tá Ribas giành chiến thắng. Sau trận chiến này, lực lượng Ái quốc tiếp tục hành quân tiến về đô thành Caracas.
Trận Los Horcones
sửaTrận chiến nổ ra ngày 22 tháng 7 năm 1813 giữa phe Ái quốc do José Félix Ribas và Jacinto Lara chỉ huy đã đánh bại phe Bảo hoàng do Francisco Oberto chỉ huy. Oberto đã lựa chọn đồng bằng Los Horcones (bang Lara ngày nay) chiếm các vị trí quan trọng chờ quân Ribas. Đây là một trận chiến nhanh chóng và quyết tâm, khiến Ribas trở thành bậc thầy về pháo binh và giành chiến thắng với vọn vẻn hơn 500 quân. Quân Oberto với quân số đông hơn gấp đôi bị đánh bại, phe Ái quốc thu giữ được nhiều vũ khi trang thiết bị, bắt sống hơn 300 tù binh.
Trận Caracas
sửaVới việc khải hoàn tiến vào Caracas vào ngày 6 tháng 8 năm 1813, phe Ái quốc đã hoàn thành Chiến dịch Thần diệu sau khi giành được những chiến thắng vĩ đại trước phe bảo hoàng, Bolívar được tuyên bố là Anh hùng giải phóng Venezuela và nền Cộng hòa thứ hai được khôi phục. Tuy nhiên việc giải phóng hoàn toàn Venezuela mới chỉ là bước đầu.
Thành lập Đệ nhị Cộng hòa
sửaNgay sau khi tiến vào Caracas, vào ngày 7 tháng 8 năm 1813, Bolívar tuyên bố thành lập nên Cộng hòa thứ hai. Tuyên bố này diễn ra sau sự thất bại phe bảo hoàng do Domingo Monteverde chỉ huy trước Bolívar trong Chiến dịch Thần diệu ở phía tây và Santiago Mariño trong chiến dịch phía đông. Tuy nền Cộng hòa được tái lập nhưng vẫn còn những nhóm thân bảo hoàng rải rác khắp Venezuela. Theo ước tính chính thức từ những người cách mạng vào ngày 11 tháng 1 năm 1814, có 2,200 người thân bảo hoàng ở tỉnh Coro do Carlos Miguel Salomón lãnh đạo, 500 người ở San Felipe do José de Milliet lãnh đạo, 1,500 người ở Apure dp José Antonio Yáñez và Sebastián de la Calzada lãnh đạo, và 2,000 ở Calabozo do José Tomás Boves lãnh đạo, ngoài ra còn các thành phố Maracaibo và Puerto Cabello. Điều kỳ lạ là Boves và Yáñez chưa bao giờ hợp lực. Rõ ràng, mỗi bên đều thích hoạt động độc lập: Boves ở vùng đồng bằng Calabozo (tỉnh Caracas) và Yáñez ở tỉnh Barinas.
Nền cộng hòa kết thúc vào năm 1814, sau một loạt thất bại dưới tay José Tomás Boves.
Cuộc hành quân miền Trung, miền Tây Venezuela và miền nam Caracas
sửaBolivar một lần nữa mở các cuộc hành quân chống lại các cuộc tấn công quân Tây Ban Nha vốn đang lan rộng ra khắp đất nước. Từ Caracas, ông cử trung tá Tomás Montilla đến vùng đồng bằng Calabozo đang bị quân Tây Ban Nha do José Tomás Boves chiếm đóng và Vicente Campo Elías áp sát thung lũng Tuy để bình định nơi có một cuộc nổi dậy phe bảo hoàng đang diễn ra.
Ngày 21 tháng 9 năm 1813, Boves đã đánh bại đội quân tiền phương của Montilla trong cuộc bao vây Santa Catalina và tiến vào Calabozo mà không gặp phải sự phản kháng nào. Tại thung lũng Tuy, Elías đến Ocumare del Tuy vào ngày 26 tháng 8 và trong một thời gian ngắn đã bình định được khu vực, sau đó Elías đưa quân trở về về Caracas. Tại đô thành, Elías nhận được lệnh đến Calabozo để hỗ trợ Montilla, kết quả đánh bại Boves ở Mosquiteros vào ngày 14 tháng 10. Boves trốn thoát cùng Francisco Morales và chỉ 17 người đi theo.
Bolivar đến Valencia cùng với đội quân Rafael Urdaneta, nơi ông tập trung quân và chia chúng thành 3 đội hình: đội hình đầu tiên do Garcia de Sena chỉ huy đến Barquisimeto chống lại Reyes Vargas người da đỏ, đội hình thứ hai do Atanasio Girardot chỉ huy đến Puerto Cabello bằng đường qua Aguas Calientes và đội hình thứ ba do Rafael Urdaneta cũng đến Puerto Cabello nhưng bằng đường qua San Esteban. Sena giành chiến thắng Reyes Vargas ở Cerritos Blancos trong khi ở Puerto Cabello thì Urdaneta và Girardot chiếm các pháo đài Vigía Alta và Vigía Baja cũng như thị trấn xung quanh.
Monteverde nhận được quân tiếp viện từ Tây Ban Nha và mở cuộc tấn công vào Valencia. Bolívar chuẩn bị quân chặn đánh Monteverde ở Naguanagua; vào ngày 30 tháng 9, Bolívar đánh bại Monteverde trong trận Bárbula và một lần nữa ngày 3 tháng 10 trong trận Las Trincheras. Monteverde, bị thương nặng và quân đội bị tiêu diệt, buộc rút lui về Puerto Cabello; Bolívar quay trở lại Caracas sau khi chỉ đạo Urdaneta chống lại Coro.
Các cuộc hành quân Bolívar tại miền Tây
sửaChuẩn tướng José Ceballos rời Coro vào ngày 23 tháng 9 để nhận quân tiếp viện, bổ sung thêm 1300 người. Sự di chuyển này khiến cuộc tấn công của Urdaneta, đang ở Galemotal chờ quân tiếp viện, không có tác dụng. Bolívar đưa đến đây một tiểu đoàn và hai đại đội đến từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 11.
Ceballos tấn công thành công Barquisimeto vào ngày 10 tháng 11, trong khi Đại tá Salomón rời Puerto Cabello và tiến về Valencia qua Vigirima-Guacara nhưng bị đẩy lùi sau một trận giao tranh kéo dài vào các ngày 23, 24 và 25 tháng 11 và quay trở lại Puerto Cabello. Chiến thắng đã giúp Bolívar khai thông con đường di chuyển đến San Carlos, nơi ông tập trung quân và tổ chức quân đội thành 4 sư đoàn.
Bolívar tiến về Araure với một đội quân 5,000 người, trong thành phố có Ceballos đến từ Barquisimeto và Yanez đến từ Apure. Vào ngày 5 tháng 12, Bolívar đánh bại họ trong trận Araure sau đó ông quay trở lại Caracas.
Chiến dịch Barinas
sửaSau chiến thắng tại Araure, Urdaneta rời Guanare và García de Sena đến Barinas. Từ đó, Tướng Urdaneta tiếp tục hành quân về phía Barquisimeto theo hướng Coro, để bình định tỉnh Coro. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1814, ông đánh bại Reyes Vargas người da đỏ ở Baragua sau một trận chiến ngắn nhưng ông phải quay trở lại Barinas để giúp García de Sena đang bị Yáñez, Puy và Remigio Ramos bao vây. Urdaneta không đến kịp nên García de Sena đã bỏ Barinas. Khi Barinas bị mất, Urdaneta quay sang Ospino, sau đã củng cố và đưa Đại tá José María Rodríguez làm chỉ huy chiến trường trong khi ông đến Barquisimeto để tìm quân tiếp viện. Khi ở Barquisimeto, Urdaneta cử tiểu đoàn "Valencia" đến Ospino vào ngày 2 tháng 2, vào thời điểm Yáñez đang bao vây trận chiến. Trận chiến ngay lập tức nổ ra, phe bảo hoàng bị đánh bại và Yáñez bị giết.
Vicente Campo Elías chống lại José Tomás Boves tấn công
sửaTrong khi Bolivar đánh bại Jose Ceballos tại Araure (ngày 5 tháng 12), Jose Tomás Boves tiến về Calabozo và trong cuộc vây hãm San Marcos đã đánh bại Đại tá Pedro Aldao vào ngày 8 tháng 12 năm 1813. Phe Ái quốc rút lui về Flores. Vicente Campo Elias ở San Juan de los Morros với 1,500 lính bộ binh, 300 kỵ binh và 2 khẩu pháo, và khi biết được bước tiến quân Boves, Elias rút lui đến khe núi La Puerta, gần San Juan de los Morros. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1814, Boves tấn công và đánh bại phe Ái quốc. Elias, cùng với tàn quân rút lui về La Cabrera.
José Tomás Boves tiến vào thung lũng Tuy và Aragua=
sửaBoves thoát khỏi mọi sự kháng cự, nhờ chiến thắng tại La Puerta (ngày 3 tháng 2), Boves phân bổ lực lượng thành 3 đội hình: đội hình đầu tiên (Francisco Tomás Morales), hành quân đến Caracas qua La Victoria; đội thứ hai (Francisco Rosete), cũng lấy Caracas làm mục tiêu và sẽ hành quân qua thung lũng Tuy; đội hình thứ ba là lực lượng dự bị ở Villa de Cura, dưới sự chỉ huy Boves. Những cuộc hành quân này dẫn tới Tướng José Félix Ribas cũng thực hiện hành quân chống lại Boves ở La Victoria, Charallave và Ocumare; và Tướng Simón Bolívar ở San Mateo. Ribas được huy động từ Caracas với một đội quân khoảng 1,500 người và đồng thời đã tổ chức phòng thủ ở La Victoria. Vào ngày 12 tháng 2, đội hình Morales tấn công quân Ribas, cuộc tấn công đã bị đẩy lùi và gần như bị tiêu diệt sau sự kháng cự phe Ái quốc. Ribas quay trở lại Caracas và từ đó hành quân đến thung lũng Tuy, nơi ông đánh bại quân Rosete trong các trận chiến Charallave (20 tháng 2) và Ocumare (20 tháng 3). Đồng thời với những trận đánh này, Bolívar đã đẩy lui thành công Boves trước các vị trí gần San Mateo (28/2 và 25/3).
Quân đội miền Đông hỗ trợ Quân đội Simón Bolívar
sửaQuân đội miền Đông (4,300 người) bắt đầu hành quân về phía trung tâm Venezuela từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 1 năm 1814. Quân đội được tổ chức thành 4 đội hình: bên phải, đại tá Manuel Valdés; ở giữa là đại tá José Francisco Bermúdez; bên trái, đại tá Agustín Arrioja; dự bị, trung tá Manuel Isava; và một lữ đoàn pháo binh. Vào ngày 23 tháng 3, những đội quân này tập trung tại Camatagua, sau khi giành chiến thắng ở Cabruta, Tucupido, Agua Negra, các thị trấn Orituco và những nơi khác. Vào ngày 27, Santiago Mariño tiếp tục cuộc hành quân đến phòng tuyến được hình thành bởi khe núi Bocachica, nơi ông chiếm giữ các vị trí. Tại đây, ông bị quân José Tomás Boves, đến từ Villa de Cura, tấn công. Phe Ái quốc giành chiên thắng. Chỉ huy phe Bảo hoàng, bị truy đuổi bởi một đội quân do Bolívar cử đến, đã rút lui qua Güigüe về phía Valencia và từ đó hướng tới vùng đồng bằng Calabozo, qua Tocuyito và El Pao.
Rafael Urdaneta chống lại José Ceballos ở Barquisimeto
sửaSau trận Ospino (ngày 2 tháng 2 năm 1814), Urdaneta quay trở lại Barquisimeto, sẵn sàng tăng cường lực lượng cho cuộc tái chiếm Barinas, nhưng ông phải hủy bỏ do phải cử khoảng 700 người đến San Mateo theo yêu cầu của Bolivar. Urdaneta vẫn ở Barquisimeto với khoảng 650 người, trong đó ông phải tham chiến chống lại quân đội Chuẩn tướng José Ceballos, đang đe dọa chiếm Carora và Đại tá Sebastián de la Calzada đang chiếm Guanare. Ceballos tiến quân về phía Barquisimeto, trong khi Calzada tiến về phía San Carlos. Urdaneta cố gắng kháng cự ở Barquisimeto, nhưng bị lực lượng phe Bảo hoàng vượt trội tấn công trực diện, ông phải rút lui về phía San Carlos và sau đó đến Valencia, nơi ông nhận được lệnh bảo vệ vị trí. Vào ngày 28 tháng 3, quân Ceballos và quân Calzada xuất hiện trước Valencia, với 4,000 người và bao vây thành phố, cuộc bao vây duy trì cho đến ngày 3 tháng 4, khi tàn quân Boves đến sau khi trốn thoát khỏi Bocachica và thông báo cho Ceballos về trận chiến mà mình phải hứng chịu bởi Bolivar. Ceballos rút lui về San Carlos và Boves về Calabozo. Chiều cùng ngày, Bolivar và Montilla tiến vào Valencia cùng một số quân.
Trận Arao
sửaTại Valencia, Bolivar tổ chức một sư đoàn gồm 2.800 người và do Tướng Santiago Mariño chỉ huy; Mariño đã đưa quân đến El Tinaco, theo dõi Ceballos đang ở San Carlos. Cùng lúc đó Bolivar lên đường đến Puerto Cabello cùng với 2 tiểu đoàn. Từ Tinaco, Mariño tiếp tục đến San Carlos, nhưng trước khi đến thành phố này, vào ngày 16 tháng 4, Mariño chạm trán với quân Ceballos, cả hai bên đã triển khai trận chiến ở thảo nguyên Arao (Trận Arao). Sau trận chiến, Ceballos đánh bại Mariño, phe Bảo hoàng giành chiến thắng. Vào ngày 19 tháng 4, khi Bolivar chuẩn bị mở cuộc tấn công vào Puerto Cabello, ông nhận được tin Mariño thất bại nên rút lui về Valencia, nơi ông tập trung quân lại.
Chiến dịch Carabobo thứ nhất
sửaThống chế Juan Manuel Cajigal, được bổ nhiệm làm Đề đốc Venezuela, ông rời Coro với một đoàn quân hướng về Valencia. Kế hoạch của ông là tiếp tục phòng thủ, chờ đợi quân José Tomás Boves xuất hiện, ở thung lũng Aragua. Ngày 16 tháng 5 Bolivar rời Valencia với 4 sư đoàn (Jose Francisco Bermudez, Manuel Valdes, Florence Palacios và Leandro Palacios); vào ngày 17 tháng 5, quân hai bên quan sát thấy nhau và chuẩn bị hình thành trận chiến. Quân cộng hòa tiến hành tấn công nhưng Cajigal né tránh. Vào ngày 20 tháng 5, chỉ huy phe bảo hoàng rút lui về hướng San Carlos. Bolivar quay trở lại Valencia, để chuẩn bị tấn công quân Boves, nhưng được thông báo rằng Cajigal đã đảm nhận các vị trí ở thảo nguyên Carabobo, ông quyết định tiếp tục các hoạt động chống lại chỉ huy phe bảo hoàng này. Vào ngày 26, Bolivar rời Valencia với 5 sư đoàn (Bermudez, Valdés, Florencio Palacios, Diego Jalon và Leandro Palacios), với tất cả kỵ binh sẵn có, pháo binh do Đại tá Antonio Freites chỉ huy. Vào ngày 28 tháng 5, quân cộng hòa (5,000 người) tấn công phe bảo hoàng (6,000 người) và gây thất bại nặng nề cho phe bảo hoàng. Tướng Rafael Urdaneta chịu trách nhiệm truy kích tàn quân bảo hoàng. Bolivar quay trở lại Valencia cùng với đội hình còn lại.
José Tomás Boves chuẩn bị tấn công
sửaTừ thảo nguyên Carabobo, Santiago Mariño hành quân đến thung lũng Aragua và từ đó đến Villa de Cura, để đối đầu với Boves, ông có khoảng 3000 người. Từ Villa de Cura ông tiếp tục đến La Puerta, nơi ông chiếm các vị trí vào ngày 14 tháng 6 (1814). Vào ngày 15 Bolivar đến và vài giờ sau, vị trí này bị Boves tấn công với 3,800 quân chia thành 3 đội hình. Sau 2 giờ chiến đấu, các vị trí này bị phe Bảo hoàng chiếm (Trận La Puerta lần thứ hai). Quân Ái quốc tổn thất nặng nề, khoảng 4,000 quân thương vong. Bolivar phải rút lui về La Victoria và từ đó tới Caracas. Về phần mình, Boves đến Valencia, thành phố mà ông đã bao vây và sau khi chiếm được, ông hành quân đến Caracas.
Cuộc hành quân Miền Đông
sửaSau trận La Puerta lần thứ hai, với tổn thất nặng nề, Bolívar không thể đối mặt với bất kỳ cuộc tấn công nào của quân Boves, ông cho rút quân vào ngày 7 tháng 7 năm 1814 đến khu vực Miền Đông (Di tản về phía Đông), theo sau là một đội quân bảo hoàng do Chuẩn tướng Morales chỉ huy truy đuổi. Sau 23 ngày hành quân, Bolívar đến Barcelona và từ đó đi đến thị trấn Aragua de Barcelona, nơi ông bị quân Morales đánh bại vào ngày 17 tháng 8 (Trận Aragua de Barcelona. Trận chiến này là trận đầu tiên trong một loạt trận chiến, qua đó phe bảo hoàng đã tiêu diệt tất cả sức mạnh chiến đấu phe Ái quốc và bằng cách này phe bảo hoàng đã tái lập quyền kiểm soát chính trị và quân sự Venezuela, quyết định sự sụp đổ nền Cộng hòa thứ hai. Cuộc hành quân phía đông lên đến đỉnh điểm là trận Úrica (ngày 5 tháng 12 năm 1814), mặc dù quân bảo hoàng giành chiến thắng nhưng Boves bỏ mạng, và trận Maturín lần thứ năm (ngày 11 tháng 12 năm 1814) trận phe bảo hoàng cũng chiến thắng.
Rafael Urdaneta rút lui
sửaUrdaneta đang truy đuổi những kẻ bại trận và trên đường đi, ông phải thu thập gia súc và kiếm nguồn cung cấp cho quân đội. Urdaneta đang ở Barquisimeto khi biết về Bolivar thất bại tại La Puerta, Valencia thất thủ và cuộc di cư về phía Đông. Không thể đến trợ giúp Bolivar, ông quyết định rút lui về Tân Granada, qua dãy Andes, quân Sebastian de la Calzada thực hiện một chiến dịch truy đuổi liên tục quân Urdaneta. Vào cuối tháng 9 năm 1814, Urdaneta cùng quân của mình đến thành phố Cúcuta.
Cộng hòa thứ hai sụp đổ
sửaNền Cộng hòa thứ hai bắt đầu suy tàn sau những cuộc giao tranh không ngừng và sự mất đoàn kết giữa các hạt nhân cộng hòa ở Caracas và Cumaná. Sau thất bại trong Trận Maturín lần thứ năm theo đó phe Ái quốc bị đánh bại, được coi là sự kết thúc Đệ nhị Cộng hòa Venezuela.
Giai đoạn giữa hai nền Cộng hòa
sửa- ^ Arana, M., 2013, Bolivar, New York: Simon & Schuster, ISBN 9781439110195, pp. 186