Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới
Giải vô địch bóng đá U–20 thế giới (tiếng Anh: FIFA U–20 World Cup) là giải vô địch bóng đá thế giới hai năm một lần dành cho các cầu thủ nam giới độ tuổi từ 20 trở xuống, được tổ chức bởi FIFA. Giải đấu đã được tổ chức hai năm một lần kể từ giải đấu đầu tiên vào năm 1977 được tổ chức ở Tunisia.[1] Cho đến năm 2005, giải đấu được gọi là Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới (tiếng Anh: FIFA World Youth Championship). Đội vô địch hiện tại là Uruguay, đội đã giành được danh hiệu đầu tiên tại giải đấu năm 2023 ở Argentina.
Thành lập | 1977 |
---|---|
Khu vực | Quốc tế (FIFA) |
Số đội | 24 (trận chung kết) |
Đội vô địch hiện tại | Uruguay (1 lần) |
Đội bóng thành công nhất | Argentina (6 lần) |
Trang web | www.fifa.com/u20worldcup/ |
Các giải đấu | |
---|---|
Vòng loại
sửa24 đội tuyển tham dự trong vòng chung kết. 23 quốc gia, bao gồm cả đội đương kim vô địch, phải vượt qua vòng loại trong giải vô địch trẻ của sáu liên đoàn. Nước chủ nhà tự động vượt qua vòng loại.
Kết quả
sửa- 1977–2005: "Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới"
- 2007–nay: "Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới"
- s.h.p.: sau hiệp phụ
- p: trận đấu kết thúc bằng loạt sút luân lưu
Các đội tuyển đạt được tốp bốn
sửaĐội tuyển | Vô địch | Á quân | Hạng ba | Hạng tư |
---|---|---|---|---|
Argentina | 6 (1979, 1995, 1997, 2001, 2005, 2007) | 1 (1983) | 1 (2003) | |
Brasil | 5 (1983, 1985, 1993, 2003, 2011) | 4 (1991, 1995, 2009, 2015) | 3 (1977, 1989, 2005) | |
Bồ Đào Nha | 2 (1989, 1991) | 1 (2011) | 1 (1995) | |
Serbia1 | 2 (1987, 2015) | |||
Uruguay | 1 (2023) | 2 (1997, 2013) | 1 (1979) | 3 (1977, 1999, 2017) |
Ghana | 1 (2009) | 2 (1993, 2001) | 1 (2013) | 1 (1997) |
Tây Ban Nha | 1 (1999) | 2 (1985, 2003) | 1 (1995) | |
Nga2 | 1 (1977) | 1 (1979) | 1 (1991) | 1 (1985) |
Đức3 | 1 (1981) | 1 (1987) | ||
Anh | 1 (2017) | 1 (1993) | 1 (1981) | |
Pháp | 1 (2013) | 1 (2011) | ||
Ukraina | 1 (2019) | |||
Nigeria | 2 (1989, 2005) | 1 (1985) | ||
Ý | 1 (2023) | 1 (2017) | 1 (2019) | |
México | 1 (1977) | 1 (2011) | ||
Hàn Quốc | 1 (2019) | 1 (1983) | ||
Qatar | 1 (1981) | |||
Nhật Bản | 1 (1999) | |||
Cộng hòa Séc | 1 (2007) | |||
Venezuela | 1 (2017) | |||
Mali | 2 (1999, 2015) | |||
Israel | 1 (2023) | |||
Ba Lan | 1 (1983) | 1 (1979) | ||
Chile | 1 (2007) | 1 (1987) | ||
România | 1 (1981) | |||
Đông Đức | 1 (1987) | |||
Cộng hòa Ireland | 1 (1997) | |||
Ai Cập | 1 (2001) | |||
Colombia | 1 (2003) | |||
Hungary | 1 (2009) | |||
Ecuador | 1 (2019) | |||
Úc | 2 (1991, 1993) | |||
Hoa Kỳ | 1 (1989) | |||
Paraguay | 1 (2001) | |||
Maroc | 1 (2005) | |||
Áo | 1 (2007) | |||
Costa Rica | 1 (2009) | |||
Iraq | 1 (2013) | |||
Sénégal | 1 (2015) |
- 1 = bao gồm các kết quả đại diện cho Nam Tư
- 2 = bao gồm các kết quả đại diện cho Liên Xô
- 3 = bao gồm các kết quả đại diện cho Tây Đức
Các thành tích theo vùng lục địa
sửaMọi khu vực trừ châu Đại Dương đều đã có đại diện góp mặt trong trận chung kết. Tới tới nay, Nam Mỹ đang dẫn đầu với 12 chức vô địch, theo sau là châu Âu với 10 chức vô địch và châu Phi với một danh hiệu. Các đội tuyển từ châu Á và Bắc Mỹ đã 3 lần vào chung kết, nhưng đều gây thất vọng. Vị trí thứ tư tính tới thời điểm này đang là thành tích tốt nhất của châu Đại Dương, họ giành được vị trí này vào năm 1993.
Liên đoàn (lục địa) | Thành tích | |||
---|---|---|---|---|
Vô địch | Á quân | Hạng ba | Hạng tư | |
CONMEBOL (Nam Mỹ) | 12 danh hiệu: Argentina (6), Brasil (5), Uruguay (1) | 8 lần: Brasil (4), Uruguay (2), Argentina (1), Venezuela (1) | 7 lần: Brasil (3), Chile (1), Colombia (1), Uruguay (1), Ecuador (1) | 6 lần: Uruguay (3), Argentina (1), Chile (1), Paraguay (1) |
UEFA (châu Âu) | 10 danh hiệu: Bồ Đào Nha (2), Serbia1 (2), Tây Ban Nha (1), Liên Xô (1), Tây Đức (1), Anh (1), Pháp (1), Ukraina (1) | 7 lần: Tây Ban Nha (2), Cộng hòa Séc (1), Tây Đức (1), Bồ Đào Nha (1), Liên Xô (1), Ý (1) | 10 lần: Anh (1), Đông Đức (1), Hungary (1), Cộng hòa Ireland (1), Ý (1), Ba Lan (1), Bồ Đào Nha (1), România (1), Liên Xô (1), Israel (1) | 7 lần: Áo (1), Anh (1), Pháp (1), Ba Lan (1), Liên Xô (1), Tây Ban Nha (1), Ý (1) |
CAF (châu Phi) | 1 danh hiệu: Ghana (1) | 4 lần: Ghana (2), Nigeria (2) | 5 lần: Mali (2), Ai Cập (1), Ghana (1), Nigeria (1) | 3 lần: Ghana (1), Maroc (1), Sénégal (1) |
AFC (châu Á) | Không có | 3 lần: Nhật Bản (1), Qatar (1), Hàn Quốc (1) | Không có | 3 lần: Hàn Quốc (2), Iraq (1) |
CONCACAF (Bắc, Trung Mỹ và Caribe) | Không có | 1 lần: México (1) | 1 lần: México (1) | 2 lần: Hoa Kỳ (1), Costa Rica (1) |
OFC (châu Đại Dương) | Không có | Không có | Không có | 2 lần: Úc2 (2) |
Giải thưởng
sửa- Giải thưởng Quả bóng vàng của Adidas được trao thưởng cho cầu thủ đang chơi bóng đá xuất sắc nhất trong giải đấu.
- Giải thưởng Chiếc giày vàng của Adidas được trao thưởng cho cầu thủ ghi nhiều bàn nhất của giải đấu.
- Giải thưởng Găng tay vàng được trao thưởng cho thủ môn xuất sắc nhất của giải đấu.
- FIFA Fair Play là giải thưởng được trao cho đội chơi đẹp nhất giải đấu và được bầu chọn bởi Hội đồng Fair Play của FIFA.
Kỷ lục và thống kê
sửa- Tham dự nhiều nhất
- Brasil (18 lần)
- Tham dự liên tiếp nhiều nhất
- Cầu thủ vô địch nhiều nhất
Có 3 cầu thủ đã vô địch giải đấu này 2 lần:
- Fernando Brassard (1989 và 1991)
- João Vieira Pinto (1989 và 1991)
- Sergio Agüero (2005 và 2007)
- Trận đấu có tỷ số có cách biệt lớn nhất
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng trong một trận đấu nhất
- 9 bàn Erling Haaland ghi cho Na Uy đối đầu với Honduras, 2019)[2]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửaLiên kết ngoài
sửa- Trang web chính thức Lưu trữ 2013-06-07 tại Wayback Machine
- Lưu trữ giải đấu Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine tại fifa.com
- Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới tại rsssf
- Danh sách đội hình của đội tuyển vô địch tại rsssf