Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng

điều ước quốc tế năm 1948 quy định trừng trị tội diệt chủng

Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng hay Công ước về tội diệt chủng là một điều ước quốc tế quy định diệt chủng là một tội phạm và ràng buộc các quốc gia thành viên phải trừng trị tội diệt chủng. Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua vào ngày 9 tháng 12 năm 1948 tại khóa họp thứ ba và có hiệu lực vào ngày 12 tháng 1 năm 1951. Công ước là văn bản pháp lý đầu tiên quy định diệt chủng là một tội phạm và là hiệp ước nhân quyền đầu tiên.[1] Tính đến tháng 6 năm 2024, Công ước có 153 quốc gia thành viên.[2]

Công ước về tội diệt chủng
Tên đầy đủ:
  • Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng
Ngày kí9 tháng 12 năm 1948
Nơi kíPalais de Chaillot, Paris, Pháp
Ngày đưa vào hiệu lực12 tháng 1 năm 1951
Bên kí39
Bên tham gia153 (danh sách quốc gia thành viên)
Người gửi lưu giữTổng Thư ký Liên Hợp Quốc
Công ước về tội diệt chủng tại Wikisource

Công ước về tội diệt chủng ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai để ứng phó với những tội ác chiến tranh như Holocaust không có tiền lệ hoặc định nghĩa pháp lý. Luật sư người Ba Lan gốc Do Thái Raphael Lemkin, người đặt ra thuật ngữ diệt chủng vào năm 1944 để mô tả chính sách của Đức Quốc Xãchâu Âu bị Đức chiếm đóngcuộc diệt chủng Armenia, đã vận động cộng đồng quốc tế công nhận diệt chủng là một tội ác theo luật quốc tế.[3] Năm 1946, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết có tính bước ngoặt, công nhận diệt chủng là một tội ác quốc tế và kêu gọi thành lập một hiệp ước ràng buộc để ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng.[4]

Công ước định nghĩa tội diệt chủng là một trong năm "hành vi được thực hiện với với ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo", gồm giết các thành viên, gây thiệt hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên, cố ý tạo ra các điều kiện sống nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần, áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa việc sinh con và cưỡng ép chuyển giao trẻ em. Nạn nhân tội diệt chủng thực sự hoặc được cho là thành viên của một nhóm.[5] Công ước cũng quy định "đồng phạm, phạm tội chưa đạt hoặc xúi giục phạm tội diệt chủng" là tội phạm. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải trừng trị tội diệt chủng. Người nào phạm tội diệt chủng thì phải bị xét xử bất kể là thường dân, quan chức nhà nước hay lãnh đạo chính trị có quyền miễn trừ quốc gia.

Công ước về tội diệt chủng đã tác động đến luật quốc tế và luật pháp các quốc gia. Định nghĩa tội diệt chủng của Công ước đã được các tòa án quốc tế như Tòa án Hình sự Quốc tế chấp nhận và được nội luật hóa tại một số quốc gia.[6] Các điều khoản của Công ước được công nhận là phản ánh tập quán quốc tế và ràng buộc tất cả các quốc gia bất kể họ có phải là thành viên hay không. Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng các nguyên tắc cơ bản của Công ước là một quy phạm bắt buộc mà không chính phủ nào được vi phạm.[7] Công ước quy định Tòa án Quốc tế có thẩm quyền bắt buộc để giải quyết các tranh chấp về tội diệt chủng như vụ diệt chủng người Rohingya và cáo buộc Nga phạm tội diệt chủng đối với Ukraina trong cuộc xâm lược năm 2022.

Định nghĩa tội diệt chủng

sửa

Điều 2 Công ước về diệt chủng định nghĩa tội diệt chủng là:

... bất kỳ hành vi nào sau đây được thực hiện với ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo:

(a) Giết các thành viên của một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo;
(b) Gây thiệt hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo;
(c) Cố ý tạo ra các điều kiện sống nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo;
(d) Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa việc sinh con ở quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo;
(e) Cưỡng ép chuyển giao trẻ em từ quốc gia này sang quốc gia khác, dân tộc, chủng tộc này sang dân tộc, chủng tộc khác hoặc từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
— Điều 2 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng[8]

Điều 3 quy định những hành vi sau đây có thể bị trừng phạt:

(a) Tội diệt chủng;
(b) Âm mưu phạm tội diệt chủng;
(c) Trực tiếp hoặc công khai xúi giục phạm tội diệt chủng;
(d) Phạm tội diệt chủng chưa đạt;
(e) Đồng phạm tội diệt chủng.
— Điều 3 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng[8]

Công ước về tội diệt chủng được thông qua nhằm ngăn chặn những tội ác giống như cuộc diệt chủng ArmeniaHolocaust.

Bản thảo đầu tiên của Công ước quy định việc tiêu diệt một nhóm người có quan điểm chính trị hoặc địa vị xã hội tương tự là tội diệt chủng nhưng bị Liên Xô[9] và một số quốc gia khác phản đối[10] nên điều khoản này bị loại bỏ.

Những bản thảo đầu tiên của Công ước cũng quy định tội diệt chủng là gồm các hành vi tiêu diệt văn hóa nhưng bị những đế quốc thực dân châu Âu cũ và một số thuộc địa cũ phản đối.[11] Hiện tại, hành vi tiêu diệt văn hóa thường được gọi là diệt chủng văn hóa (một thuật ngữ không được luật quốc tế ghi nhận) mà Lemkin coi là một phần không thể thiếu của khái niệm tội diệt chủng. Tháng 6 năm 2021, Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành các hướng dẫn về việc xác định hành vi tiêu diệt văn hóa là chứng cứ của ý định phạm tội diệt chủng khi được thực hiện cùng với những hành vi diệt chủng khác được công nhận.[12]

Công ước về tội diệt chủng quy định trừng phạt năm hành vi được thực hiện với ý định phạm tội diệt chủng. Tội diệt chủng không chỉ được định nghĩa là hành vi thảm sát trên diện rộng mà còn được luật quốc tế công nhận là có nhiều hình thức bạo lực khác nhau.[13]

Giết các thành viên của một nhóm

sửa

Hành vi diệt chủng không cần phải có thảm sát nhưng hầu hết các vụ diệt chủng đều có hành vi thảm sát. Trong một số vụ diệt chủng như cuộc diệt chủng người Yazidi,[14] cuộc diệt chủng Armenia[15]cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar, đàn ông và nam thanh thiếu niên bị giết trước.[16] Đàn ông và trẻ em trai thường bị giết "nhanh" bằng những phương tiện như súng.[17] Phụ nữ và trẻ em gái thường bị giết "chậm" do bị chém, bị đốt hoặc bị bạo lực tình dục.[18] Án lệ của Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda và những tòa án quốc tế khác xác định rằng những vụ giết hại ban đầu và những vụ giết hại diễn ra sau những hành vi bạo lực cực đoan khác như hiếp dâmtra tấn đều là hành vi giết thành viên của một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.[19]

Một vấn đề chưa được giải quyết là liệu những hành vi bạo lực không gây tử vong ngay lập tức có cấu thành hành vi bị cấm thứ nhất hay không. Một số học giả pháp lý cho rằng những hành vi diệt chủng khác bao gồm gây thiệt hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần hoặc cố ý tạo ra các điều kiện sống để tiêu diệt sự sống mà gây tử vong thì nên được coi là hành vi giết người với ý định diệt chủng.[13]

Gây thiệt hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần

sửa

Hành vi bị cấm thứ hai bao gồm nhiều hành vi phạm tội diệt chủng không gây tử vong. Tòa án Hình sự Quốc tế RwandaTòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ đã phán quyết rằng hiếp dâmbạo lực tình dục có thể cấu thành hành vi bị cấm thứ hai vì gây thiệt hại về thể chất và tinh thần. Trong một quyết định có tính bước ngoặt, Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda khẳng định rằng hiếp dâm và bạo lực tình dục dẫn đến "sự hủy hoại về thể chất và tâm lý".[20] Bạo lực tình dục là một dấu hiệu đặc trưng của bạo lực diệt chủng, với hầu hết các vụ diệt chủng đều công khai hoặc ngầm chấp thuận bạo lực tình dục.[13] Trong nạn diệt chủng Rwanda, ước tính rằng có từ 250.000 đến 500.000 phụ nữ bị hiếp dâm, nhiều người bị hiếp dâm nhiều lần hoặc hiếp dâm tập thể.[21] Ở Darfur, nhiều phụ nữ bị hiếp dâm và cắt xẻo bộ phận sinh dục một cách có hệ thống.[22] Ở Myanmar, có những vụ người Rohingya bị lực lượng an ninh Myanmar hiếp dâm công khai và hiếp dâm tập thể.[23] Nô lệ tình dục được ghi nhận trong cuộc diệt chủng Armenia và cuộc diệt chủng người Yazidi.[24]

Tra tấn và những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm là hành vi phạm tội diệt chủng khi được thực hiện với ý định tiêu diệt một nhóm bằng cách gây thiệt hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của một nhóm. Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ đã phán quyết rằng việc bị hành quyết bất thành và chứng kiến các thành viên trong gia đình bị giết hại đều có thể cấu thành hành vi tra tấn.[25] Ủy ban Điều tra Syria nhận định rằng việc bắt làm nô lệ, đưa con cái vào trại cải tạo hoặc nô lệ tình dục và các hành vi bạo lực thể chất, bạo lực tình dục cũng được coi là hành vi tra tấn. Tuy vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi, Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ và Ủy ban Điều tra Syria cũng nhận định rằng việc trục xuất và cưỡng ép chuyển giao cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần trong một số trường hợp.[26]

Cố ý tạo ra các điều kiện sống nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần

sửa
 
Trong cuộc diệt chủng người Mỹ bản địa, chính phủ liên bang Hoa Kỳ khuyến khích săn bò bison châu Mỹ để phá hủy kế mưu sinh của thổ dân Đồng bằng nhằm ép họ phải ở tại các biệt khu thổ dân châu Mỹ.[27]

Hành vi bị cấm thứ ba là tạo ra các điều kiện sống nhằm tiêu diệt sự sống, khác với hành vi giết hại vì cái chết không xảy ra ngay lập tức (hoặc thậm chí có thể không xảy ra).[28] Do khoảng thời gian dài hơn trước khi sự diệt chủng sẽ đạt được, Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda phán quyết rằng tòa án phải xem xét khoảng thời gian áp đặt các điều kiện sống như một yếu tố của hành vi.[29] Vào thế kỷ 19, chính phủ liên bang Hoa Kỳ khuyến khích việc săn bò rừng, loài động vật mà người Mỹ bản địa ở vùng Đại Bình nguyên coi là nguồn thực phẩm, chủ yếu để ép buộc họ phải ở tại những biệt khu thổ dân châu Mỹ. Một số chuyên gia về diệt chủng mô tả đây là một ví dụ về tội diệt chủng bằng cách loại bỏ các phương tiện sinh tồn.[27]

Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda đã ban hành hướng dẫn về những yếu tố cấu thành hành vi bị cấm thứ ba. Trong quyết định Akayesu, Tòa xác định việc "bắt một nhóm người phải tuân theo chế độ ăn uống tối thiểu, đuổi khỏi nhà ở có hệ thống và cắt giảm các dịch vụ y tế thiết yếu xuống dưới mức tối thiểu"[30] là hành vi phạm tội diệt chủng. Trong quyết định Kayishema và Ruzindana, Tòa bổ sung những điều kiện sống: "thiếu nhà ở, quần áo, vệ sinh và chăm sóc y tế phù hợp hoặc làm việc quá sức hoặc tiêu hao thể lực".[29] Tòa cũng lưu ý rằng hiếp dâm cũng có thể cấu thành hành vi bị cấm thứ ba.[29] Tháng 8 năm 2023, Luis Moreno Ocampo, công tố viên trưởng sáng lập của Tòa án Hình sự Quốc tế, công bố một báo cáo trình bày bằng chứng cho thấy Azerbaijan đang phạm tội diệt chủng đối với người Armenia ở Nagorno-Karabakh thuộc Cộng hòa Artsakh bằng cách phong tỏa toàn diện khu vực, cắt đứt quyền tiếp cận thực phẩm, vật tư y tế, điện, khí đốt, Internet và ngăn chặn di chuyển giữa khu vực và Armenia.[31]

Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa việc sinh con

sửa

Hành vi bị cấm thứ tư là ngăn ngừa việc sinh con của một nhóm, bao gồm các hành vi tác động đến sinh sản và các mối quan hệ thân mật như triệt sản bắt buộc, phá thai cưỡng bức, cấm kết hôn và tách biệt lâu dài giữa nam và nữ.[28] Hiếp dâm được xác định là hành vi ngăn ngừa việc sinh con trên hai cơ sở: khi hiếp dâm được thực hiện với ý định làm cho một người phụ nữ mang thai và buộc cô ấy phải sinh con của một nhóm khác (trong những xã hội mà bản sắc nhóm được xác định theo chế độ phụ hệ) và khi người bị hiếp dâm sau đó từ chối sinh con do sang chấn.[32] Theo đó, hiếp dâm là một biện pháp ngăn ngừa việc sinh con cả về thể chất và tinh thần.

Cưỡng ép chuyển giao trẻ em

sửa

Hành vi bị cấm cuối cùng là hành vi duy nhất không dẫn đến sự tiêu diệt về mặt vật lý hoặc sinh học mà là sự tiêu diệt về mặt văn hóa và xã hội,[13] điều này xảy ra khi trẻ em bị chuyển giao từ nhóm sang này nhóm khác. Các bé trai thường bị đổi tên thành tên phổ biến của nhóm khác, cải đạo và sử dụng làm lao động hoặc làm lính.[33] Các bé gái thường bị ngược đãi như nô lệ như trong cuộc diệt chủng người Yazidi và cuộc diệt chủng Armenia.[13]

Quốc gia thành viên

sửa
 
Quốc gia thành viên Công ước về diệt chủng
  Ký và phê chuẩn
  Tham gia hoặc kế thừa
  Chỉ ký

Tính đến tháng 6 năm 2024, có 153 quốc gia thành viên Công ước về tội diệt chủng, chiếm đại đa số các quốc gia có chủ quyền. Zambia là quốc gia thành viên mới nhất, tham gia Công ước vào tháng 4 năm 2022. Cộng hòa Dominica đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước. 44 quốc gia chưa ký và cũng chưa phê chuẩn Công ước.[2]

Tuy đóng vai trò chủ chốt trong việc soạn thảo nhưng mãi đến năm 1988 Hoa Kỳ mới tham gia Công ước, tròn 40 năm sau khi Công ước được bắt đầu ký,[34] nhưng bảo lưu quyền từ chối thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp về tội diệt chủng của Tòa án Công lý Quốc tế.[35] Điều này xuất phát từ sự nghi ngờ thâm căn cố đế của dư luận Mỹ đối với bất kỳ cơ quan quốc tế nào cao hơn luật pháp Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ William Proxmire là người có công lớn trong việc vận động Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước, ông phát biểu ủng hộ Công ước tại mỗi phiên họp Thượng viện từ năm 1967 đến năm 1986.[36]

Bảo lưu

sửa

Quyền miễn truy tố

sửa

Những quốc gia thành viên sau bảo lưu quyền từ chối thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp về tội diệt chủng của Tòa án Công lý Quốc tế:[37][38]

Quốc gia thành viên bảo lưu quyền miễn truy tố Ghi chú
  Bahrain
  Bangladesh
  Trung Quốc
  Ấn Độ
  Malaysia Bị Hà LanVương quốc Anh phản đối bảo lưu
  Maroc
  Myanmar
  Singapore Bị Hà Lan và Vương quốc Anh phản đối bảo lưu
  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
  Hoa Kỳ Bị Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Hy Lạp, Cộng hòa Ireland, Ý, México, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ KỳVương quốc Anh phản đối bảo lưu
  Venezuela
  Việt Nam Bị Vương quốc Anh phản đối bảo lưu
  Yemen Bị Vương quốc Anh phản đối bảo lưu

Phạm vi áp dụng đối với lãnh thổ không tự trị

sửa

Các quốc gia thành viên Công ước có thể thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bất cứ lúc nào về việc mở rộng phạm vi áp dụng Công ước này đến toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ mà quốc gia thành viên Công ước chịu trách nhiệm tiến hành quan hệ đối ngoại

— Điều 12 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng[8]

Những quốc gia thành viên sau bảo lưu đối với Điều 12 vì cho rằng Công ước này nên được áp dụng cho các lãnh thổ không tự trị:

Bảo lưu của những quốc gia trên bị những quốc gia sau phản đối:

Tranh chấp

sửa

Hoa Kỳ

sửa

Một trong những cáo buộc đầu tiên về tội diệt chủng được đệ trình lên Liên Hợp Quốc sau khi Công ước có hiệu lực liên quan đến nghịch cảnh của người Mỹ gốc Phi. Đại hội Dân quyền đã soạn thảo một bản cáo trạng dài 237 trang lập luận rằng ngay cả sau năm 1945, Hoa Kỳ vẫn phải chịu trách nhiệm gây ra hàng trăm cái chết oan uổng, cả hợp pháp và phi pháp, cũng như nhiều hành vi ngược đãi khác được cho là diệt chủng. Bản kiến nghị được những nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Phi và nhà hoạt động cánh tả William Patterson, Paul Robeson và W. E. B. Du Bois trình lên Liên Hợp Quốc vào tháng 12 năm 1951 nhưng bị bác bỏ vì sử dụng Công ước sai mục đích.[39] Bản cáo trạng cáo buộc Hoa Kỳ phạm tội diệt chủng khi hành hình linsơ hơn 10.000 người Mỹ gốc Phi, trung bình hơn 100 vụ mỗi năm, chưa tính những vụ chưa được báo cáo.[40]

Nam Tư

sửa

Quốc gia thành viên đầu tiên bị xác định vi phạm Công ước về tội diệt chủng là SerbiaMontenegro cùng nhiều lãnh đạo người Serbia ở Bosna. Ngày 26 tháng 2 năm 2007, Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra phán quyết trong vụ Bosna và Hercegovina kiện Serbia và Montenegro, xác định Serbia không trực tiếp dính líu đến cuộc diệt chủng trong Chiến tranh Bosnia. Tòa xác định "lực lượng người Serbia tại Bosna đã phạm tội diệt chủng với ý định tiêu diệt 40.000 người Hồi giáo Bosna ở Srebrenica ... hội đồng xét xử gọi tội ác này bằng tên gọi phù hợp của nó là tội diệt chủng ..." nhưng những cá nhân phạm tội diệt chủng vẫn chưa bị kết án. Một số tòa án, cơ quan lập pháp quốc gia đã xác định những sự kiện này đáp ứng các tiêu chí của tội diệt chủng và Tòa đã xác định có hành vi và ý định tiêu diệt.[41][42] Tuy nhiên, Tòa phán quyết rằng Serbia đã vi phạm luật quốc tế vì không ngăn chặn vụ thảm sát Srebrenica năm 1995 và không đưa ra xét xử hoặc chuyển giao những người bị buộc tội diệt chủng cho Tòa để tuân thủ các nghĩa vụ theo Công ước về tội diệt chủng, nhất là Tướng Ratko Mladić.[43][44]

Myanmar

sửa

Myanmar bị cáo buộc diệt chủng người Rohingya tại Rakhine sau khi khoảng 800.000 người Rohingya chạy trốn dưới họng súng sang Bangladesh vào năm 2016 và 2017 trong khi làng quê của họ bị đốt cháy một cách có hệ thống. Năm 2018, Tòa án Công lý Quốc tế ban hành thông tư đầu tiên yêu cầu Myanmar bảo vệ người Rohingya khỏi nạn diệt chủng.[45][46][47] Ngày 1 tháng 2 năm 2021, chính phủ Myanmar bị quân đội lật đổ, tiếp tục thách thức Tòa án Công lý Quốc tế vì quân đội bị coi là thủ phạm chính gây ra tội diệt chủng.

Cáo buộc Ukraina phạm tội diệt chủng của Nga

sửa

Tháng 2 năm 2022, Nga xâm lược Ukraina với lý do bảo vệ người Ukraina nói tiếng Nga khỏi nạn diệt chủng. Cáo buộc của Nga bị nhiều quốc gia lên án và được các chuyên gia về diệt chủng gọi là một hình thức xúi giục phạm tội diệt chủng mạnh mẽ đã xảy ra trong lịch sử.[28]

Cáo buộc Nga phạm tội diệt chủng tại Ukraina

sửa

Nga bị Canada, Cộng hòa Séc, Estonia, Cộng hòa Ireland, Latvia, Litva, Ba LanUkraina cáo buộc phạm tội diệt chủng. Tháng 4 năm 2022, tổ chức Genocide Watch ban hành cảnh báo diệt chủng cho Ukraina.[48][49] Một báo cáo tháng 5 năm 2022 của 35 chuyên gia pháp lý và diệt chủng kết luận rằng Nga đã vi phạm Công ước về tội diệt chủng bằng cách trực tiếp và công khai xúi giục phạm tội diệt chủng, những tội ác của Nga biểu thị ý định tiêu diệt dân tộc Ukraina và các quốc gia thành viên Công ước có nghĩa vụ ngăn chặn nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng tại Ukraina.[28][50]

Israel

sửa

Tháng 12 năm 2023, Cộng hoà Nam Phi chính thức khởi kiện Israel vi phạm Công ước về tội diệt chủng tại Tòa án Công lý Quốc tế vì những hành động của Israel trong Chiến tranh Israel – Hamas. Ngoài ra, Nam yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế áp dụng biện pháp tạm thời để buộc Israel phải ngừng các hoạt động quân sự ở Dải Gaza.[51][52]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide” (PDF). United Nations Audiovisual Library of International Law. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ a b “United Nations Treaty Collection”. treaties.un.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Auron, Yair, The Banality of Denial, (Transaction Publishers, 2004), 9.
  4. ^ “A/RES/96(I) - E - A/RES/96(I) -Desktop”. undocs.org. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Genocide Background”. United Nations Office on Genocide Prevention and the Responsibility to Protect.
  6. ^ “United Nations Office on Genocide Prevention and the Responsibility to Protect”. www.un.org. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ “United Nations Office on Genocide Prevention and the Responsibility to Protect”. United Nations. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023. The ICJ has also stated that the prohibition of genocide is a peremptory norm of international law (or ius cogens) and consequently, no derogation from it is allowed.
  8. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Convention-text
  9. ^ Gellately, Robert; Kiernan, Ben (2003). The Specter of Genocide: Mass Murder in Historical Perspective. Cambridge, UK: Cambridge University Press. tr. 267. ISBN 0-521-52750-3. where Stalin was presumably anxious to avoid his purges being subjected to genocidal scrutiny.
  10. ^ Staub, Ervin (1989). The Roots of Evil: The Origins of Genocide and Other Group Violence. Cambridge, UK: Cambridge University Press. tr. 8. ISBN 0-521-42214-0.
  11. ^ Luck, Edward C. (2018). “Cultural Genocide and the Protection of Cultural Heritage. J. Paul Getty Trust Occasional Papers in Cultural Heritage Policy Number 2, 2018” (PDF). J Paul Getty Trust. tr. 24. Current or former colonial powers—Belgium, Denmark, France, Netherlands, and the United Kingdom—opposed the retention of references to cultural genocide in the draft convention. So did settler countries that had displaced indigenous peoples but otherwise were champions of the development of international human rights standards, including the United States, Canada, Sweden, Brazil, New Zealand, and Australia.
  12. ^ International Criminal Court (ICC), Office of the Prosecutor. “Policy on Cultural Heritage” (PDF). International Criminal Court.
  13. ^ a b c d e Ashraph, Sareta. “Beyond Killing: Gender, Genocide, & Obligations Under International Law 3” (PDF). Global Justice Center 2018. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2024. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Ashraph” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  14. ^ OHCHR 2016, paras. [32–41].
  15. ^ Dadrian, Vahakn (1994). “The Secret Young Turk Ittihadist Conference and the Decision for World War I Genocide of the Armenians”. Holocaust and Genocide Studies. 7 (2): 173, at [164]. doi:10.1093/hgs/7.2.173. ISSN 1476-7937.
  16. ^ Amnesty International (tháng 6 năm 2018). 'We Will Destroy Everything:' Military Responsibility for Crimes Against Humanity in Rakhine State, Myanmar (Bản báo cáo).; Fortify Rights; US Holocaust Memorial Museum (tháng 11 năm 2017). 'They Tried to Kill Us All' Atrocity Crimes against Rohingya Muslims in Rakhine State, Myanmar (Bản báo cáo).
  17. ^ Prosecutor v. Karadžić, Case No. IT-95-5/18-T, Trial Judgment, Int'l Crim. Trib. for the Former Yugoslavia, 24 March 2016
  18. ^ Human Rights Watch (1 tháng 3 năm 1999). Leave None to Tell the Story: Genocide in Rwanda (Bản báo cáo). [215]. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết); Human Rights Watch (24 tháng 9 năm 1996). Shattered Lives: Sexual Violence during the Rwandan Genocide and its Aftermath (Bản báo cáo). tr. 39. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Prosecutor v. Semanza, Case No. ICTR-97-20-T, Trial Judgment, para. [320], 15 May 2003; Prosecutor v. Ntagerura, Case No. ICTR-99-46-T, Trial Judgment, para. [664], 24 February 2004,
  20. ^ Prosecutor v. Akayesu, Case No. ICTR-96-4-T, Judgment, 2 September 1998, para. 731.
  21. ^ Wood, Stephanie K. (2004). “A Woman Scorned for the "Least Condemned" War Crime: Precedent and Problems with Prosecuting Rape as a Serious Crime in the International Criminal Tribunal for Rwanda”. Columbia Journal of Gender & Law. 13: 299–301.
  22. ^ Darfur in Flames: Atrocities in Western Sudan (Bản báo cáo). Human Rights Watch. 2004. tr. 26–29.
  23. ^ Shubin, Grant; Sarver, Elena; Smith, Kristin (2018). “Discrimination to Destruction: A Legal Analysis of Gender Crimes Against the Rohingya”. Global Justice Center. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2021.
  24. ^ OHCHR 2016, paras. 32–41.
  25. ^ Prosecutor v. Karadžić, Case No. IT-95-5/18-T, Trial Judgment, para. [545], Int'l Crim. Trib. for the Former Yugoslavia, 24 March 2016, para. 5664; Patricia Viseur Sellers, "Genocide Gendered: The Srebrenica Cases", The Fifth Annual Katherine B. Fite Lecture, Proceedings of the Ninth International Humanitarian Law Dialogs, 30 Aug. – 1 September 2015.
  26. ^ Popović, Case No. IT-05-88-T, para. [846]; Tolimir, IT-05-88/2-A, para. [209]; Karadžić, IT-95-5/18-T, para. [545]; OHCHR 2016
  27. ^ a b Hinton, Alexander; Woolford, Andrew; Benvenuto, Jeff (2014). Colonial Genocide in Indigenous North America. Duke University Press. tr. 292. ISBN 9780822376149.
  28. ^ a b c d Stanton, Gregory H. “What is genocide?”. Genocide Watch. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016.
  29. ^ a b c Kayishema and Ruzindana, (Trial Chamber), 21 May 1999, para. 548
  30. ^ Prosecutor v. Akayesu, Case No. ICTR-96-4-T, Judgment, 2 September 1998, para. 506.
  31. ^ “REPORT ARMENIA – Luis Moreno Ocampo”.
  32. ^ Prosecutor v. Akayesu, Case No. ICTR-96-4-T, Judgment, 2 September 1998, para. 507.
  33. ^ Holslag, Antonie (2015). “Exposed Bodies: A Conceptual Approach to Sexual Violence during the Armenian Genocide”. Genocide and Gender in the Twentieth Century: A Comparative Study. Bloomsbury. tr. 96–97.
  34. ^ Korey, William (tháng 3 năm 1997). “The United States and the Genocide Convention: Leading Advocate and Leading Obstacle”. Ethics & International Affairs. 11: 271–290. doi:10.1111/j.1747-7093.1997.tb00032.x.
  35. ^ Bradley, Curtis A.; Goldsmith, Jack L. (2000). “Treaties, Human Rights, and Conditional Consent” (PDF). University of Pennsylvania Law Review. doi:10.2139/SSRN.224298. SSRN 224298. The United States attached a reservation to its ratification of the Genocide Convention, for example, stating that 'before any dispute to which the United States is a party may be submitted to the jurisdiction of the International Court of Justice under [Article IX of the Convention], the specific consent of the United States is required in each case.'
  36. ^ “U.S. Senate: William Proxmire and the Genocide Treaty”. www.senate.gov. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  37. ^ Prevent Genocide International: Declarations and Reservations to the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide
  38. ^ United Nations Treaty Collection: Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide Lưu trữ 20 tháng 10 2012 tại Wayback Machine, STATUS AS AT: 1 October 2011 07:22:22 EDT
  39. ^ John Docker, "Raphaël Lemkin, creator of the concept of genocide: a world history perspective", Humanities Research 16(2), 2010.
  40. ^ “UN Asked to Act Against Genocide in the United States”. The Afro-American. 22 tháng 12 năm 1951. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  41. ^ Chambers, The Hague. “ICTY convicts Ratko Mladić for genocide, war crimes and crimes against humanity | International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia”. www.icty.org (bằng tiếng Anh).
  42. ^ Hudson, Alexandra (26 tháng 2 năm 2007). “Serbia cleared of genocide, failed to stop killing”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  43. ^ “ICJ: Summary of the Judgment of 26 February 2007 – Bosnia v. Serbia”. International Court of Justice. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2008.
  44. ^ “Court Declares Bosnia Killings Were Genocide”. The New York Times. 26 tháng 2 năm 2007.. A copy of the ICJ judgement can be found here Lưu trữ 28 tháng 2 2007 tại Wayback Machine
  45. ^ “Top UN court orders Myanmar to protect Rohingya from genocide”. UN News (bằng tiếng Anh). 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  46. ^ “Interview: Landmark World Court Order Protects Rohingya from Genocide”. Human Rights Watch (bằng tiếng Anh). 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  47. ^ Paul, Stephanie van den Berg, Ruma (23 tháng 1 năm 2020). “World Court orders Myanmar to protect Rohingya from acts of genocide”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ “Genocide Emergency Update: Ukraine”. Genocide Watch. 13 tháng 4 năm 2022.
  49. ^ “Genocide Emergency: Ukraine”. Genocide Watch. 4 tháng 9 năm 2022.
  50. ^ “Russia is guilty of inciting genocide in Ukraine, expert report concludes”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  51. ^ Corder, Mike (29 tháng 12 năm 2023). “South Africa launches case at top UN court accusing Israel of genocide in Gaza”. AP News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2024.
  52. ^ “APPLICATION INSTITUTING PROCEEDINGS” (PDF). International Court of Justice. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2024.

Thư mục

sửa

Đọc thêm

sửa