Người Rohingya là một nhóm sắc tộc người Ấn-Arya (các dân tộc Ấn Độ) theo đạo Hồi và không được công nhận quốc tịch[21][22][23], cư trú tại Bang Rakhine của Myanmar (trước đây gọi là Miến Điện). Người ta ước tính có khoảng 1,4 triệu người Rohingya sống ở Myanmar, đây là con số ước tính trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng năm 2017 còn được gọi là Cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar 2016–17, khi hơn 740.000 người Rohingya chạy sang Bangladesh[24][25][26]. Những người Rohingya được các nhà báo và hãng thông tấn phương Tây mô tả như là một trong những dân tộc thiểu số bị ngược đãi nhất trên thế giới[27][28][29], người Rohingya còn bị từ chối quyền công dân chiểu theo luật quốc tịch Myanmar năm 1982[30][31][32]. Cuộc di cư hàng loạt gần đây nhất của người Rohingya vào năm 2017 đã làm Tòa án Hình sự Quốc tế phải điều tra về tội ác chống lại loài người, rồi Tòa án Công lý Quốc tế điều tra tội ác diệt chủng[33].

Người Rohingya
𐴌𐴗𐴥𐴝𐴙𐴚𐴒𐴙𐴝
Tổng dân số
1,547,778[1]–2,000,000+[2]
Khu vực có số dân đáng kể
Bangladesh1,300,000+ (2018)[3]
 Myanmar (Bang Rakhine)600,000 (2019)[4]
 Pakistan500,000 (2017)[5]
 Ả Rập Xê Út190,000 (2017)
 Malaysia150,000 (2017)[6]
 UAE50,000 (2017)[6]
 Ấn Độ40,000 (2017)[7][8]
 Hoa Kỳ12,000+ (2017)[9]
 Thái Lan5,000 (2017)[6]
 Úc3,000 (2018)[10]
 Trung Quốc3,000 (2014)[11]
 Indonesia1,000 (2017)[6]
 Nhật Bản300 (2018)[12]
   Nepal200 (2017)[13]
 Canada200 (2017)[14]
 Ireland107 (2017)[15]
 Sri Lanka36 (2017)[16]
 Phần Lan11 (2019)[17]
Ngôn ngữ
Rohingya
Tôn giáo
Đa số:
Hồi giáo[18]
Thiểu số:
Hindu giáo[19][20]

Người Rohingya họ nói tiếng Rohingya, luôn cho rằng họ là bản địa ở miền tây Myanmar hơn một thiên niên kỷ và chịu ảnh hưởng từ người Ả Rập, người Mông-gol (Mughals) và người Bồ Đào Nha, về mặt lịch sử, khu vực này là một vương quốc độc lập giữa Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ[34]. Trong khi đó, Chính quyền Myanmar coi những người Rohingya là những người di cư thuộc địa và hậu thuộc địa từ các nước láng giềng Chittagong/Đông Bengal là Bangladesh[35]. Ngoài ra, chính phủ Myanmar không công nhận thuật ngữ "Rohingya" và gọi đây cộng đồng là "Bangali"[36][37] Liên quan đến vấn đề của người Rohingya thì nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền là bà Aung San Suu Kyi khi ở cương vị lãnh đạo (Cố vấn tối cao Nhà nước) đã bị phương Tây (những lực lượng từng tung hô bà) chỉ trích vì những việc mà họ cho là "sự đàn áp sắc tộc Hồi giáo thiểu số ở tây bắc Myanmar", truyền thông phương Tây cho rằng Giải Nobel Hòa bình được trao cho Suu Kyi là một "nỗi hổ thẹn", và rằng "bà được tôn vinh vì đã chiến đấu cho sự tự do - và bây giờ bà ấy sử dụng sự tự do đó để biện hộ cho việc giết người của chính bà ta" nhưng bà Suu Kyi chỉ trích truyền thông phương tây đã thêu dệt nhiều thông tin sai lệch về tình hình Myanmar[38].

Đấu tranh

sửa
 
Trẻ em Rohingya
 
Trại tị nạn của người Rohingya

Người Rohingya, theo truyền thông phương Tây đã liên tục phải đối mặt với các hành vi phạm nhân quyền bởi chính quyền Myanmar, họ thậm chí còn không được chính quyền Myanmar công nhận là công dân của nước này, người Rohingya đã bị từ chối quyền công dân Myanmar kể từ khi ban hành Luật công dân 1982.[39]. Chính phủ Myanmar đã cố gắng trục xuất người Rohingya ra khỏi đất nước và đưa những người không phải là người Rohingya thay thế họ[40] - chính sách này đã dẫn đến việc trục xuất khoảng một nửa (400.000) người Rohingya ra khỏi Myanmar. Người Rohingya được mô tả "một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp nhiều nhất thế giới"[40][41][42].

Người Rohingya cũng không được phép di chuyển mà không có sự cho phép, bị cấm sở hữu đất đai và phải ký cam kết không có nhiều hơn hai con. Đến tháng 7 năm 2012, người Rohingya vẫn không nằm trong danh sách hơn 130 dân tộc tại Myanmar của chính phủ, kể từ năm 1982 họ được chính phủ Myanmar phân loại là người Hồi giáo Bengali không quốc tịch có nguồn gốc từ Bangladesh - do đó, chính phủ Myanmar tuyên bố rằng những người Rohingya không được cấp quốc tịch Myanmar[43]. Kể từ khi quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ bắt đầu vào năm 2011, bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra khi 280 người Rohingya thiệt mạng và 140.000 người buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ ở bang Rakhine[44]. Một phái viên của Liên Hợp Quốc đưa tin vào tháng 3 năm 2013 rằng tình trạng bất ổn đã tái xuất hiện giữa cộng đồng Phật giáoHồi giáo của Myanmar, với bạo lực lan rộng đến các thị trấn nằm gần Yangon hơn[45].

Các nhóm vận động Rohingya và các tổ chức nhân quyền đã tranh đấu đòi quyền "tự quyết trong nội bộ Myanmar"[46] Các cuộc nổi dậy vũ trang khác nhau của người Rohingya đã diễn ra từ những năm 1940 và toàn bộ cư dân nơi đây đã phải đối mặt với các cuộc đàn áp của quân đội trong nhiều năm và đặc biệt là vào năm 2016-2018, khi hầu hết người Rohingya của Myanmar đã bị đuổi ra khỏi đất nước chạy sang nước láng giềng Bangladesh[47][48][49][50][51][52]. Đến tháng 12 năm 2017, ước tính có khoảng 625.000 người tị nạn từ Rakhine của Myanmar đã vượt biên sang Bangladesh tính từ tháng 8 năm 2017[53][54][55][56][57]. Các quan chức Liên Hợp Quốc và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã mô tả cuộc đàn áp người Rohingya của Myanmar là sự thanh trừng sắc tộc[58][59]. Đặc phái viên nhân quyền của Liên Hợp Quốc tại Myanmar đã báo cáo cho rằng "lịch sử triền miên trong việc sự phân biệt đối xử và đàn áp đối với cộng đồng người Rohingya có thể dẫn đến tội ác chống lại loài người"[60] đồng thời, cũng đã có những cảnh báo về một cuộc diệt chủng đang diễn ra[61][62].

Tình cảnh

sửa
 
Cuộc sống của người Rohingya trong trại tỵ nạn

Ước tính có khoảng 92.000 người Rohingya đã bị ly tán vì bạo lực vào tháng 1 năm 2017:[63]. Khoảng 65.000 đã chạy trốn khỏi Myanmar vào nước láng giềng Bangladesh giữa tháng 10 năm 2016 và tháng 1 năm 2017,[64][65], trong khi 23.000 người khác đã bị phân tán trong nước.[63]. Vào tháng 2 năm 2017, Chính phủ Bangladesh đã thông báo rằng họ dự định chuyển nơi ở của những người tị nạn mới đến và 232.000 người tị nạn Rohingya khác đã ở sẵn trong nước đến Thengar Char, một hòn đảo bồi đắp bởi trầm tích ở vịnh Bengal[64][66]. Các nhóm nhân quyền đã mô tả kế hoạch như một sự di dời cưỡng bách. Ngoài ra, mối lo ngại về điều kiện sống trên các đảo, là nơi mà đất trũng thấp và dễ bị ngập lụt.

Người Rohingya không có sự bảo hộ hợp pháp và chỉ được coi là những người tị nạn từ Bangladesh và phải đối mặt với sự thù địch từ nước này. Để thoát khỏi tình trạng thảm khốc từ Myanmar, người Rohingya đã cố gắng di cư bất hợp pháp đến các nước Đông Nam Á, cầu xin sự hỗ trợ nhân đạo từ các nước. Ngày 1 tháng 5 năm 2015, khoảng 32 ngôi mộ nông đã được tìm ra trên khu vực hẻo lánh và núi đá gồ ghề ở Thái Lan, tại đây được gọi là "khu ngồi chờ" cho người di cư bất hợp pháp trước khi họ được đưa qua biên giới vào Malaysia.[67] Duy nhất 1 người di cư Bangladesh còn sống trong tình trạng sức khỏe rất kém và đã được đưa tới một bệnh viện gần thị trấn biên giới Padang Besar để điều trị. Ngày 24/5/2015, hơn 30 ngôi mộ tập thể với gần hàng trăm thi thể, trại giam của kẻ buôn người nghi ngờ được cảnh sát Malaysia phát hiện tại 2 địa điểm khác nhau ở bang Perlis gần biên giới Thái Lan.[68].

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Mahmood; Wroe; Fuller; Leaning (2016). “The Rohingya people of Myanmar: health, human rights, and identity”. Lancet. 389 (10081): 1–10. doi:10.1016/S0140-6736(16)00646-2. PMID 27916235. S2CID 205981024.
  2. ^ Mathieson, David (2009). Perilous Plight: Burma's Rohingya take to the seas. Human Rights Watch. tr. 3. ISBN 978-1-56432-485-6.
  3. ^ “WHO appeals for international community support; warns of grave health risks to Rohingya refugees in rainy season”. ReliefWeb. 29 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ “600,000 Rohingya still in Myanmar”. The Straits Times. 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Far From Myanmar Violence, Rohingya in Pakistan Are Seething”. The New York Times. 12 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ a b c d “Myanmar Rohingya: What you need to know about the crisis”. BBC News. 19 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ “India in talks with Myanmar, Bangladesh to deport 40,000 Rohingya”. Reuters. 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “India plans to deport thousands of Rohingya refugees”. Al Jazeera. 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ Mclaughlin, Timothy (20 tháng 9 năm 2016). “Myanmar refugees, including Muslim Rohingya, outpace Syrian arrivals in U.S.”. Reuters. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “Australia has an obligation to the Rohingya people: So why is the federal government prevaricating?”. ABC News. 3 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ Chen, Chun-yan (2016). “旅居瑞丽的缅甸罗兴伽人生存策略探析” [Research on Survival Strategy of Myanmar's Rohingya in Ruili]. Journal of Guangxi University for Nationalities (Philosophy and Social Science Edition) (bằng tiếng Trung). 38 (2): 98–104. ISSN 1673-8179.
  12. ^ “Report on International religious freedom”. United States Department of State. 20 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  13. ^ “200 Rohingya Refugees are not being accepted as Refugees and the Nepali Government considers them illegal migrants”. Republica. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. An estimated 36,000 Rohingya Refugess living in India
  14. ^ “200 'We have the right to exist': Rohingya refugees call for intervention in Myanmar”. Canadian Broadcasting Corporation.
  15. ^ Pollak, Sorcha (15 tháng 2 năm 2015). “I'm really excited to see my girls growing up in Ireland”. The Stateless Rohinga. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  16. ^ “Sri Lanka Navy detains Rohingya – majority children”. The Stateless Rohinga. 12 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2018.
  17. ^ “Finland helps Myanmar's Rohingya refugees through the Red Cross”. Valtioneuvosto.
  18. ^ “Who are Rohingya”. nationalgeographic. 8 tháng 2 năm 2019.
  19. ^ “Rohingya Hindu women share horror tales”. Dhaka Tribune. 19 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  20. ^ “Rohingya Hindus now face uncertainty in Myanmar”. Al Jazeera. 21 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  21. ^ “Who are the Rohingya people?”. Culture. ngày 8 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  22. ^ “What Forces Are Fueling Myanmar's Rohingya Crisis?”. Council on Foreign Relations. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  23. ^ “Aung San Suu Kyi 'should have resigned' over Rohingya Muslim genocide, says UN human rights chief”. The Independent. ngày 30 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  24. ^ UNHCR news briefing, ngày 20 tháng 10 năm 2020, https://www.unhcr.org/news/briefing/2020/10/5f8d7c004/unhcr-calls-solidarity-support-solutions-rohingya-refugees-ahead-urgent.html,accessed ngày 20 tháng 12 năm 2020
  25. ^ “Myanmar Buddhists seek tougher action against Rohingya”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  26. ^ Simpson, Andrew (2007). Language and National Identity in Asia. United Kingdom: Oxford University Press. tr. 267. ISBN 978-0-19-922648-1.
  27. ^ “Nobel Peace Prize winner accused of overlooking 'ethnic cleansing' in her own country”. The Independent. ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  28. ^ Hofman, Lennart (ngày 25 tháng 2 năm 2016). “Meet the most persecuted people in the world”. The Correspondent.
  29. ^ “Rohingya Muslims Are the Most Persecuted Minority in the World: Who Are They?”. Global Citizen.
  30. ^ Nitta, Yuichi (ngày 25 tháng 8 năm 2017). “Myanmar urged to grant Rohingya citizenship”. Nikkei Asian Review.
  31. ^ “Annan report calls for review of 1982 Citizenship Law”. The Stateless. ngày 24 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2021.
  32. ^ “Discrimination in Arakan”. Burma/Bangladesh - Burmese Refugees in Bangladesh: Still No Durable Solution (Bản báo cáo). 12. Human Rights Watch. tháng 5 năm 2000.
  33. ^ ICC "Bangladesh/Myanmar Investigation", https://www.icc-cpi.int/bangladesh-myanmar; ICJ Order ngày 23 tháng 1 năm 2020 https://www.icj-cij.org/public/files/case-related/178/178-20200123-ORD-01-00-EN.pdf, both accessed ngày 20 tháng 12 năm 2020
  34. ^ Ghosh, Partha S. (ngày 23 tháng 5 năm 2016). Migrants, Refugees and the Stateless in South Asia. SAGE Publications. tr. 161. ISBN 978-93-5150-855-7.
  35. ^ Final Report of the Advisory Commisssion on Rakhine State, 2017 https://storage.googleapis.com/kofiannanfoundation.org/2017/08/FinalReport_Eng.pdf Lưu trữ 2019-04-10 tại Wayback Machine
  36. ^ “Why Myanmar's Rohingya are forced to say they are Bengali”. The Christian Science Monitor. ngày 2 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  37. ^ Twitter rage from Myanmar ngày 11 tháng 6 năm 2012 www.pri.org, accessed ngày 10 tháng 6 năm 2020
  38. ^ https://www.nytimes.com/interactive/2017/09/09/opinion/kristof-nobel-prize-aung-san-suu-kyi-shame.html?mcubz=0
  39. ^ Head, Jonathan (ngày 5 tháng 2 năm 2009). “What drive the Rohingya to sea?”. BBC. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2012.
  40. ^ a b Islam, Syed; Islam, Serajul (2007). “Chapter 16, State Terrorism in Arakan”. Trong Tan, Andrew T. H. (biên tập). A Handbook of Terrorism and Insurgency in South East Asia. Edward Elgar Publishing. tr. 342. ISBN 978-1-84542-543-2.
  41. ^ “Myanmar, Bangladesh leaders 'to discuss Rohingya'. Agence France-Presse. ngày 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2014.
  42. ^ Bento, Lucas; Yusuf, Guled (ngày 9 tháng 10 năm 2012). “The Rohingya: Unwanted at Home, Unwelcome Abroad”. The Diplomat.
  43. ^ “Rohingyas are not citizens: Myanmar minister”. The Hindu. Chennai, India. ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  44. ^ “Exodus grows as Muslim Rohingya flee persecution in Myanmar homeland,”. Japan Times. ngày 18 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2014.
  45. ^ 'Brutal efficiency' in Myanmar attacks: UN”. The Australian. Australian Associated Press. ngày 27 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
  46. ^ “Who we are?”. Arakan Rohingya National Org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2021.
  47. ^ Human rights situations that require the Council’s attention: Report of the Independent International Fact-Finding Mission on Myanmar, (Advance Unedited Version: English) ngày 24 tháng 8 năm 2018, United Nations, Human Rights Council, 39th session, 10–ngày 28 tháng 9 năm 2018, Agenda item 4. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018
  48. ^ "U.N. calls for Myanmar generals to be tried for genocide, blames Facebook for incitement," ngày 27 tháng 8 năm 2018, Reuters News Service. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018
  49. ^ "Myanmar Rohingya: UN says military leaders must face genocide charges," ngày 27 tháng 8 năm 2018, BBC News. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018
  50. ^ "Investigators call for genocide prosecutions over slaughter of Rohingyas," ngày 27 tháng 8 năm 2018, CBS News. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018
  51. ^ "Myanmar Generals Had 'Genocidal Intent' Against Rohingya, Must Face Justice: U.N.," ngày 27 tháng 8 năm 2018, U.S. News. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018
  52. ^ "Year After Rohingya Massacres, Top Generals Unrepentant and Unpunished," ngày 27 tháng 8 năm 2018, The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018
  53. ^ “Rohingya widows find safe haven in Bangladesh camp”. Reuters. ngày 7 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2018.
  54. ^ “Rohingyas facing 'catastrophic' situation”. BBC News. ngày 14 tháng 9 năm 2017.
  55. ^ Judah, Jacob (ngày 2 tháng 9 năm 2017). “Thousands of Rohingya flee Myanmar amid tales of ethnic cleansing”. The Observer.
  56. ^ “Hindus too fleeing persecution in Myanmar”. Daily Star. ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  57. ^ “Hindus From Myanmar Join Muslim Rohingyas in Seeking Refuge in Bangladesh”. The Wire. ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2020.
  58. ^ “Myanmar wants ethnic cleansing of Rohingya – UN official”. BBC News. ngày 24 tháng 11 năm 2016.
  59. ^ “Crimes Against Humanity and Ethnic Cleansing of Rohingya Muslims in Burma's Arakan State”. Human Rights Watch. ngày 22 tháng 4 năm 2013.
  60. ^ "UN expert alarmed at worsening human rights situation in Myanmar’s Rakhine state", ngày 7 tháng 4 năm 2014, United Nations News Centre. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017
  61. ^ Ibrahim, Azeem (ngày 11 tháng 10 năm 2016). “The Rohingya Are At The Brink Of Mass Genocide”. HuffPost.
  62. ^ “Burmese government accused of trying to 'expel' all Rohingya Muslims”. The Independent. ngày 14 tháng 3 năm 2017.
  63. ^ a b “Myanmar: Humanitarian Bulletin, Issue 4 | October 2016 - January 2017”. ReliefWeb (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2017.
  64. ^ a b “Rohingya refugees in Bangladesh face relocation to island”. BBC News. BBC News. ngày 30 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  65. ^ “Bangladesh Rohingya relocation plan to prevent 'intermingling'. ABC News (bằng tiếng Anh). Reuters. ngày 1 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  66. ^ “Bangladesh pushes on with Rohingya island plan”. www.aljazeera.com. Al Jazeera. AFP. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
  67. ^ “SGGP Online- Thái Lan phát hiện mộ tập thể người tị nạn Myanmar và Bangladesh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2015. Truy cập 25 tháng 5 năm 2015.
  68. ^ “Phát hiện nhiều mộ tập thể gần biên giới Thái Lan-Malaysia”. Thông tấn xã Việt Nam. 24 tháng 5 năm 2015. Truy cập 25 tháng 5 năm 2015.