Biểu tình Liban 2019–2020
Biểu tình Liban 2019–2020, ở địa phương còn gọi là Cách mạng tháng 10, là một loại các cuộc biểu tình dân sự diễn ra tại Liban, xuất phát từ dự định áp thuế xăng, thuốc lá và các cuộc gọi VoIP trong những ứng dụng như WhatsApp,[11][12][13] nhưng nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc thành sự phản đối chính quyền bè phái,[14] kinh tế đình trệ, tỉ lệ thất nghiệp cao, tham nhũng trong khu vực công,[14] những đạo luật được cho là bảo vệ giới cầm quyền khỏi trách nhiệm (như là bảo mật ngân hàng)[15][16] và thất bại của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước và vệ sinh.[17] Các cuộc biểu tình nổ ra ngày 17 tháng 10 năm 2019, và đã kéo dài 1908 ngày kể từ khi bắt đầu.[18][19][20]
Cách mạng Liban | |||
---|---|---|---|
Một phần của biểu tình Ả Rập 2018–2020 và các cuộc biểu tình 2019 | |||
Ngày | 17 tháng 10 năm 2019 | – nay||
Địa điểm | |||
Nguyên nhân | |||
Hình thức | |||
Kết quả |
| ||
Các phe trong cuộc xung đột dân sự | |||
| |||
Nhân vật thủ lĩnh | |||
| |||
Thương vong | |||
|
Hậu quả của vụ biểu tình, Liban bước vào một cuộc khủng hoảng chính trị, với sự từ chức của Thủ tướng Saad Hariri.[21] Các chính trị gia khác bị cuộc biểu tình nhắm đến vẫn đang nắm quyền. Ngày 19 tháng 12 năm 2019, nguyên Bộ trưởng Giáo dục Hassan Diab được chỉ định là thủ tướng kế nhiệm và chịu trách nhiệm thành lập nội các mới.[22] Biểu tình và bất tuân dân sự vẫn tiếp tục, với người biểu tình chỉ trích và phản đối việc chỉ định Diab làm thủ tướng.[23][24][25] Ngày 21 tháng 1, Hassan Diab chính thức trở thành thủ tướng mới, điều hành nội các gồm 20 thành viên sau ba tháng biểu tình diện rộng. Diab được bầu với sự ủng hộ của Hezbollah và đồng minh, và Phong trào Yêu nước Tự do dẫn đầu bởi Gebran Bassil.[26]
Bối cảnh
sửaBối cảnh chính trị
sửaTheo tờ The Economist, sự rối loạn và yếu kém của Liban, một nguyên nhân của cuộc biểu tình, có nguồn gốc từ hệ thống chính trị bè phái hình thành sau thỏa thuận Taif năm 1989. Thỏa thuận Taif lập nên một hệ thống chính trị bè phái, trong đó quyền lực chính trị được phân chia dựa trên tôn giáo của các công chức. Hệ thống này được coi là bị các chính trị gia Liban đương thời lợi dụng, nhiều người trong số đó là những lãnh chúa từ thời Nội chiến Liban có nhiều quyền lực và không nhiều trách nhiệm.[27] Liban có nhiều bè Đảng tôn giáo, với 18 giáo phái khác nhau, bao gồm bốn giáo phái Hồi giáo, 12 Kitô giáo, giáo phái Druze, và Do Thái giáo.[28]
Cuộc biểu tình được quy về những khủng hoảng chồng chất trước đó của nước này. Liban vẫn chưa có mạng lưới điện ổn định 24 giờ kể từ năm 1975, với những ca cắt điện 8 tiếng mỗi ngày xuất hiện thường xuyên.[29] Liban cũng không có hệ thống nước uống ngoại trừ nước đóng chai bán bởi các công ty tư nhân kể từ cuộc Nội chiến Liban 1975–1990. Đồng thời, đất nước thiếu cơ sở hạ tầng xử lý chất thải và nước thải, dẫn đến "khủng hoảng rác thải" năm 2015, làm ngòi nổ cho biểu tình Liban 2015–16.[30]
Tháng 8 năm 2019, giá dầu và bánh mì đều tăng cùng nạn thất nghiệp và đói nghèo hoành hành khắp đất nước, với tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ là 37% và toàn dân là 25%.[31] Những ngày trước khi cuộc biểu tình diễn ra, một loạt các đám cháy ở Chouf, Saadiyat và những khu vực khác tại Liban khiến hàng trăm người mất nhà cửa và ảnh hưởng lớn đến khung cảnh thiên nhiên của Liban. Chính phủ Liban không thể điều động lực lượng chữa cháy do thiếu sót trong việc bảo trì và phải dựa vào sự trợ giúp của các nước xung quanh như Cộng hòa Síp, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.[32][33]
Biểu tình bắt đầu với số lượng nhỏ xung quanh Beirut vào cuối tháng 9.[34][35] Động lực cho một phong trào cách mạng đã hiển diện trước khi cuộc biểu tình xảy ra và có thể thấy trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa của Liban, như bài hát "Tar Al Balad" của nghệ sĩ Ragheb Alama tháng 12 năm 2018[36] và bài "Chedd Halak" của nhạc sĩ-ca sĩ IJK tháng 6 năm 2019.[37]
Bối cảnh kinh tế
sửaKể từ năm 1997, các chính quyền thay phiên nhau giữ một tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng bảng Liban và đồng đô la Mỹ.[38] Triển vọng của nền kinh tế Liban tệ đi trong thập kỷ 2010 và đến năm 2019 GDP bình quân đầu người đạt mức thấp nhất kể từ 2008 và tỉ lệ nợ trên GDP đạt mức cao nhất kể từ 2008 tại 151%.[39][40] Hậu quả là, các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế hạ thấp xếp hạng của trái phiếu chính phủ.[41] Sự kết hợp của kinh tế đình trệ trong một quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu và hệ thống tỉ giá hối đoái cố định khiến thâm hụt ngân sách nhà nước tăng cao và buộc phải sử dụng dự trữ ngoại tệ từ ngân hàng trung ương của nước này để giữ tỉ giá cố định.[42] Một sự thiếu hụt đô la cuối năm 2019 càng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, khi mà các doanh nghiệp và công nhân không thể tiếp cận đô la ở tỉ giá chính thực, dẫn đến sự hình thành các chợ đen.[43][44] Chính phủ Liban lâm thời dẫn đầu bởi Saad Hariri đưa ra chính sách thắt lưng buộc bụng gồm tăng thuế và giảm tiêu dùng, với mục đích giảm thâm hụt ngân sách nhà nước đồng thời giữ được tỉ giá với đồng đô la Mỹ.[45][46][47] Việc giảm thâm hụt nhà nước là điều kiện của một gói cho vay trị giá 10,2 tỷ USD và một khoản trợ cấp 860 triệu USD thỏa thuận năm 2018 với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, và Ả Rập Xê Út.[48]
Ngày 1 tháng 10, Ngân hàng Trung ương Liban đề ra một chính sách kinh tế với hy vọng cung cấp đô la cho tất cả doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì, xăng dầu và thuốc men có thể tiếp tục vận hành. Đây được coi là một giải pháp tạm thời bởi các nhà phân tích kinh tế.[49]
Trong một buổi họp nội các ngày 17 tháng 10 năm 2019, chính phủ đề xuất các chính sách nhằm tăng doanh thu nhà nước trong năm 2020. Có 36 đề mục được thảo luận, bao gồm việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) thêm 2 điểm phần trăm năm 2021 và 2 điểm phần trăm nữa năm 2022, đạt mức 15%. Ngoài ra, truyền thông đưa tin về kế hoạch thu phí 0,2 đô la Mỹ với mỗi cuộc gọi VoIP, như là những cuộc gọi qua FaceTime, Facebook và WhatsApp.[50] Buổi họp cuối cùng về dự thảo ngân sách dự kiến diễn ra ngày 19 tháng 10 năm 2019, nhưng bị hủy dưới sự đồng ý bởi Thủ tướng Saad Hariri và Tổng thống Michel Aoun.[51][52]
Tham khảo
sửa- ^ “On Ground Activism”. Kafeh.org. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Political and socio-economic program regarding the uprising and the transitional phase”. lcparty.org. Lebanese Communist Party. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2020.
- ^ “لبنان ينتفض”. mmfidawla.com. Citizens in a State. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
- ^ “اللبنانيون الجدد”. اللبنانيون الجدد.
- ^ Raidy, Gino. “It's Time to Talk About Sabaa”. Gino's Blog. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Nasrallah: Lebanon is facing two major menaces; the first is the financial and economic collapse and the second is the Lebanese people's rage at the political elite”. MTV Lebanon (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.
- ^ “OHCHR | Press briefing note on Lebanon”.
- ^ “عضو بلدية الشويفات علاء أبو فخر يسقط بالرصاص تحت جسر خلدة”. An-Nahar. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Anger breaks out after two die in roadblock crash”. The Daily Star. ngày 25 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2019.
- ^ SECURITIES, PT INDO PREMIER (ngày 20 tháng 10 năm 2019). “Tens of thousands protest in Lebanon for third day”. IPOTNEWS (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanese govt to charge USD 0.20 a day for WhatsApp calls”. The Daily Star. ngày 17 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Protests erupt in Lebanon over plans to impose new taxes”. aljazeera.com. ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanon: WhatsApp tax sparks mass protests”. DW (bằng tiếng Anh). Deutsche Welle. ngày 10 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ a b “Lebanon Protesters Found Strength in Unity, Ditched Sectarianism”. Report Syndication. ngày 27 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Protesters march from Al Nour Square to Central Bank in Tripoli”. MTV Lebanon (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Protesters block Karakoul Druze-Mar Elias road”. MTV Lebanon (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2019.
- ^ Khraiche, Dana (ngày 17 tháng 10 năm 2019). “Nationwide Protests Erupt in Lebanon as Economic Crisis Deepens”. Bloomberg News. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ Fadi Tawil (ngày 17 tháng 10 năm 2019). “Protests spread across Lebanon over proposed new taxes”. Washington Post (bằng tiếng Anh). AP. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Protests erupt over taxes as govt races to wrap up budget”. The Daily Star. ngày 18 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanon scraps WhatsApp tax as protests rage” (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ The961, News (ngày 1 tháng 11 năm 2019). “Lebanese Protesters Addressed President Aoun with an Urgent Demand/”. the961.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Lebanon protests: University professor Hassan Diab nominated to be PM”. BBC.
- ^ “Lebanese president asks Hassan Diab to form government”. Al Jazeera. ngày 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Roadblocks across Lebanon as anger rises over Diab pick as PM”. Al Jazeera. ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Day 76: New Year's Revolution”. The Daily Star. ngày 31 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Lebanon forms new government after three months of protest”. CPI Financial. ngày 22 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ “A surge of public anger sends Lebanon's politicians reeling”. The Economist. ngày 26 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanon - Religious Sects”. Global Security.
- ^ “As energy problems fuel protests, Lebanon eyes gas revolution”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Lebanon: what protests against the sectarian elite mean for Hezbollah”. The Conversation (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Unemployment: The paralysis of Lebanese youth”. An-Nahar (bằng tiếng Anh). ngày 2 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Lebanon wildfires: Hellish scenes in mountains south of Beirut”. Al Jazeera. ngày 16 tháng 10 năm 2019.
- ^ Khamis, Reem (ngày 16 tháng 10 năm 2019). “Lebanon's wildfires call for an appropriate disaster risk management plan”. An-Nahar. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanon: Protests over worsening economic crisis”. aljazeera.com. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Watch: Protests in Lebanon's capital over worsening economic crisis”. gulfnews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanese MP Hikmat Dib calls for the beheading of Lebanese pop star Ragheb Alameh”. gulfnews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ Imad Jack Karam (IJK) on La Bonne HUmeur (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019
- ^ Brennan, Sam. “A closer look into Lebanon's fixed currency”. Al-Monitor. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ GDP per capita, PPP (constant 2017 international $) - Lebanon. World Bank. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ “The tragic disintegration of Lebanon - ARAB TIMES - KUWAIT NEWS”. ARAB TIMES - KUWAIT NEWS. ngày 10 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Editorial, Reuters (ngày 1 tháng 10 năm 2019). “UPDATE 1-Moody's puts Lebanon's Caa1 rating under review for downgrade”. Hoa Kỳ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ “A long-feared currency crisis has begun to bite in Lebanon”. The Economist. ngày 5 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Holtmeier, Lauren (ngày 7 tháng 10 năm 2019). “How Lebanon's dollar shortage sparked an economic crisis”. Al Arabiya English. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Lebanon gas stations to go on strike over dollar 'shortage'”. France 24. ngày 26 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Editorial, Reuters (ngày 21 tháng 10 năm 2019). “Lebanon approves 2020 budget with 0.6% deficit - Hariri”. Hoa Kỳ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Barrington, Lisa (ngày 16 tháng 8 năm 2018). “Lebanon banks suck in dollars to maintain peg, but economy stagnates”. Hoa Kỳ. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Lebanon's parliament passes 2019 austerity budget”. Al Jazeera. ngày 19 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Irish, John; Pennetier, Marine (ngày 8 tháng 8 năm 2020). “Lebanon wins pledges exceeding $11 billion in Paris”. Reuters. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Kranz, Michal (ngày 4 tháng 10 năm 2019). “Protesters rise up as Lebanon's leaders grapple with multiple economic crises”. Al-Monitor (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Cabinet meets as backlash grows over tax proposals”. The Daily Star. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Lebanon cabinet sets 'final session' on Friday for 2020 draft budget: minister”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Hariri Contacts Aoun, Both Men Agree to Cancel Today's Cabinet Session – Al-Manar TV Lebanon”. english.almanar.com.lb. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.