Tuệ Minh

diễn viên điện ảnh Việt Nam
(Đổi hướng từ Bùi Trần Tuệ Minh)

Tuệ Minh (24 tháng 2 năm 1938 – 24 tháng 2 năm 2018) là nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bà được biết đến qua một số bộ phim Truyện vợ chồng anh Lực, Một ngày mùa thu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đồng thời là vợ của nhà văn Nguyễn Đình Thi. Năm 2016, bà được Nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Nghệ sĩ Nhân dân
Tuệ Minh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Bùi Trần Tuệ Minh
Ngày sinh
(1938-02-24)24 tháng 2, 1938
Nơi sinh
Hà Nội
Mất
Ngày mất
24 tháng 2, 2018(2018-02-24) (80 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Hôn nhân
Huy Vân (–1982)

Nguyễn Đình Thi (cưới 1983–2003)
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1962 – 1994
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnHương trong Truyện vợ chồng anh Lực
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1973
Nữ diễn viên chính xuất sắc

Tiểu sử

sửa

Tuệ Minh tên đầy đủ Bùi Trần Tuệ Minh, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1938 tại Hà Nội.[1][2] Năm 15 tuổi, bà tham gia cách mạng, rồi trở thành diễn viên Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương với vai trò diễn viên kịch, chèo, múa. Năm 1956, bà chuyển sang Xưởng phim Việt Nam. Đến năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam được thành lập,[3] Tuệ Minh theo học khóa diễn viên đầu tiên cùng với Trà Giang, Ngọc Lan, Minh Đức,... và tốt nghiệp năm 1962, sau đó về công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam.[4] Vai diễn đầu tay trong sự nghiệp điện ảnh của bà là vai Thơm trong phim Một ngày đầu thu. Sau đó bà tham gia một số bộ phim như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Ngày lễ Thánh, Vợ chồng anh Lực, Dòng sông âm vang, Nguyễn Văn Trỗi.[5] Trong đó vai diễn Hương trong phim Vợ chồng anh Lực bà đã đoạt giải "Nữ diễn viên xuất sắc" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2.[6]

Ở lĩnh vực sân khấu, bà nổi tiếng với vai diễn Phượng trong vở kịch Cách mạng của nhà văn Nguyễn Khải, Nora trong vở Chết lúc rạng đông, Phan Thị Quyên trong vở Anh Trỗi còn sống mãi và Chín Cưỡng trong Tuổi 17 (vai diễn đã được trao giải Diễn viên xuất sắc trong Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1981).[7][8] Nghỉ hưu từ năm 1994 nhưng bà vẫn làm biên kịch, đạo diễn các phim video như: Tô Thị (giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật 1995), Khi con tàu trở về, Bến bờ (giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật 2001), Chúng tôi ngày ấy.[8] Với chất giọng truyền cảm, Tuệ Minh còn là phát thanh viên chương trình "Đọc truyện đêm khuya" và "Văn nghệ thiếu nhi" trên Đài Tiếng nói Việt Nam.[4][5]

Tuệ Minh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đợt đầu năm 1984 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2015. Bà còn được tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất (1986) và Huân chương Lao động hạng Nhì (1998).[8][9]

Ngày 24 tháng 2 năm 2018, bà qua đời tại viện dưỡng lão ở Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.[1][10]

Tác phẩm

sửa
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1962 Một ngày đầu thu Thơm Huy Vân, NSND Hải Ninh [11]
1966 Nguyễn Văn Trỗi Chị Y NSND Bùi Đình Hạc, NSƯT Lý Thái Bảo [12]
1970 Mùa than Vợ Xướng NSND Huy Thành [13]
1972 Truyện Vợ chồng anh Lực Hương NSND Trần Vũ [14]
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm Thương NSND Hải Ninh [15]
Người đôi bờ Hiền NSND Huy Thành [12]
1973 Độ dốc Hoa NGND Lê Đăng Thực [16]
1974 Em bé Hà Nội Cô bán gạo NSND Hải Ninh [17]
Dòng sông âm vang Thủy Nguyễn Đỗ Ngọc [18]
1976 Cô gái và anh lái xe PGĐ Bệnh viện Nông Ích Đạt [19]
Ngày lễ Thánh Xơ Khuyên NSND Bạch Diệp [20]
1984 Ngọn đèn trong mơ Mẹ Trung Đỗ Minh Tuấn [21]
1988 Điều anh chưa kịp nói Bà chủ quán NSƯT Nguyễn Ngọc Trung

Đời tư

sửa

Tuệ Minh trải qua cuộc hôn nhân với đạo diễn Huy Vân – đạo diễn chính của bộ phim Một ngày đầu thu và có hai người con gái.[5][7] Sau khi Huy Vân mất năm 1982, Tuệ Minh tiến đến hôn nhân với nhà văn Nguyễn Đình Thi và chung sống với ông 20 năm đến khi ông mất năm 2003.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Mỹ Anh (25 tháng 2 năm 2018). “NSND Tuệ Minh - diễn viên 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm' qua đời”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Hồng Ngát (28 tháng 3 năm 2018). “Nhớ NSND Tuệ Minh!”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 68.
  4. ^ a b Lucy Nguyễn (24 tháng 2 năm 2018). “Diễn viên-NSND Tuệ Minh, vợ cố nhà văn Nguyễn Đình Thi qua đời”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ a b c d Nguyễn Đình San (20 tháng 8 năm 2018). “Nghệ sĩ trứ danh Tuệ Minh và duyên cuối... với nhà văn Nguyễn Đình Thi”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Mai An (26 tháng 2 năm 2018). “NSND Tuệ Minh, diễn viên gạo cội của điện ảnh cách mạng, qua đời”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ a b Ngọc Diệp (25 tháng 2 năm 2018). “Tuệ Minh, người phụ nữ cuối cùng bên Nguyễn Đình Thi”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ a b c Hồng Ngát (28 tháng 3 năm 2018). “Nhớ NSND Tuệ Minh!”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ “Diễn viên, NSƯT - BÙI TRẦN TUỆ MINH (TUỆ MINH)”. Hội Điện ảnh TP.HCM. 26 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Ý Ly (25 tháng 2 năm 2018). “NSND Tuệ Minh qua đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 209.
  12. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 234.
  13. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 173.
  14. ^ Hồng Lực (2000), tr. 58.
  15. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 68.
  16. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 72.
  17. ^ Phương Ngọc (20 tháng 10 năm 2014). “Em bé Hà Nội - Bản hùng ca nhân văn”. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ Fu & Yip (2019), tr. 16.
  19. ^ Văn nghệ Quân đội. Quân đội nhân dân Việt Nam. 1977. tr. 136. ISSN 2354-1296. OCLC 1796063. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  20. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 158.
  21. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 154.

Nguồn

sửa