Nguyễn Văn Trỗi (phim)

phim điện ảnh Việt Nam năm 1966

Nguyễn Văn Trỗi là một bộ phim điện ảnh Việt Nam do Lý Thái BảoNghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc đạo diễn.[1] Đây là bộ phim về Nguyễn Văn Trỗi thứ 2 mà Lý Thái Bảo và Bùi Đình Hạc hợp tác thực hiện, do Hãng phim Hà Nội sản xuất và ra mắt vào năm 1966.[2]

Nguyễn Văn Trỗi
Đạo diễn
Tác giả
Dựa trênTiểu thuyết Sống như anh
Diễn viên
  • Quang Tùng
  • Thu Hiền
Quay phim
Âm nhạcĐỗ Nhuận
Hãng sản xuất
Hãng phim Hà Nội
Công chiếu
1966
Thời lượng
90 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Nội dung

sửa

Bộ phim quãng đời tiêu biểu nhất của Nguyễn Văn Trỗi từ khi anh nhận nhiệm vụ gài mìn trên cầu Công Lý để ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara, đến khi anh bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa xử bắn trên pháp trường. Gắn liền với đó là sự thay đổi trong cuộc đời của Phan Thị Quyên, từ người vợ yêu thương, hiểu hoạt động của chồng đến khi cô chính thức tham gia vào cách mạng.

Không chỉ xoay quanh cuộc đời cách mạng của Nguyễn Văn Trỗi, bộ phim còn thể hiện tình cảm của anh đối với vợ, với gia đình.

Diễn viên

sửa

Sản xuất

sửa

Nguyễn Văn Trỗi là bộ phim thứ 2 làm về nhân vật cùng tên của hai đạo diễn Bùi Đình Hạc và Lý Thái Bảo. Sau khi hoàn thành Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi, vì thể loại phim tài liệu mà Bùi Đình Hạc quyết định làm bộ phim này.[9] Trong quá trình viết kịch bản, đoàn làm phim đã nhận được tác phẩm "Sống như anh" của nhà báo Thái Duy (nhà văn Trần Đình Vân) ghi chép lại theo lời của chị Phan Thị Quyên, vợ của Nguyễn Văn Trỗi.[10] Đoàn làm phim đã hoàn thiện kịch bản theo tác phẩm này.[11]

Tính từ thời điểm Nguyễn Văn Trỗi bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa xử bắn[12] đến thời điểm bộ phim được công chiếu thì thời gian chỉ mới 2 năm, chưa kể đến bộ phim tài liệu trước đó của cùng đạo diễn, khán giả Việt Nam vẫn còn nhớ rõ khuôn mặt của người chiến sĩ trẻ này. Vì vậy, đoàn làm phim đã bỏ rất nhiều thời gian để có thể tìm kiếm một nam diễn viên có khuôn mặt gần giống nhất với hình mẫu nhân vật vào vai. Sau một thời gian, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã chọn được 2 gương mặt là Quang Tùng và Thu Hiền. Vì cả hai đều là diễn viên múa nên đoàn làm phim đã mất thêm một khoảng thời gian ngắn để bồi dưỡng cấp tốc nghiệp vụ diễn xuất cho cả hai.[9][13]

Bộ phim được quay ở miền Bắc Việt Nam, nhưng để có những hình ảnh bối cảnh miền Nam chân thực nhất, đoàn làm phim đã phải tìm những nơi có nhiều dừa, và dựng trường quay nguyên bối cảnh căn nhà của vợ chồng Nguyễn Văn Trỗi.[9]

Công chiếu

sửa

Bộ phim chính thức công chiếu ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 12 năm 1966.[14][15] Sang tháng 7 năm 1967, bộ phim được trình chiếu tại Liên Xô khi tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva. Cùng khoảng thời gian đó, bộ phim được công chiếu tại Hungary với tên gọi "Igaz történet" (tạm dịch: Câu chuyện có thật).

Đánh giá và đón nhận

sửa

Mặc dù được quay và công chiếu trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn chưa tái thống nhất và đang trong giai đoạn ác liệt của Chiến tranh Việt Nam,[16] nhưng bộ phim vẫn là một bộ phim về Nguyễn Văn Trỗi được đánh giá cao. Giới phê bình điện ảnh và báo chí lúc bấy giờ đều cho rằng đây là một bộ phim thành công của điện ảnh Việt Nam.[17] Không chỉ trở thành 1 trong 3 bộ phim giành được Bông sen vàng cho điện ảnh đầu tiên vào năm 1970 mà bộ phim còn nhận được bằng khen của Hội Nhà báo Liên xô tại Liên hoan phim quốc tế Moskva.[18]

Năm 2007, đạo diễn Bùi Đình Hạc đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong đợt trao giải thứ 3 nhờ 5 bộ phim tài liệu và 2 phim truyện nhựa, trong đó có Nguyễn Văn Trỗi.[19][20]

Giải thưởng và đề cử

sửa
Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng Kết quả Nguồn
1967 Liên hoan phim quốc tế Moskva Giải thưởng Hội Nhà báo Liên Xô Bằng khen [21]
Grand Prix Đề cử [22]
Giải thưởng của Tạp chí Nghệ thuật điện ảnh (en) Thu Hiền Đoạt giải [23][24]
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim điện ảnh xuất sắc Bông sen vàng [25]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lý Phương Dung (12 tháng 3 năm 2013). “Những người "chép sử" bằng điện ảnh”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Nguyễn Thành Hữu (16 tháng 10 năm 2014). “Nguyễn Văn Trỗi - Lời anh vọng mãi!”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Trảng Sa (17 tháng 3 năm 2007). “Nuôi cháu của "anh Trỗi". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 147.
  5. ^ Xuân Trường (1971), tr. 220.
  6. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 234.
  7. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 349.
  8. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 477.
  9. ^ a b c Việt Ba (18 tháng 10 năm 2014). “50 năm ngày hy sinh của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1954-15/10/2014): "Có cái chết hóa thành bất tử". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ Ngô Vĩnh Bình (11 tháng 7 năm 2017). "Sống như anh" và một thời như anh đã sống”. Sự kiện và Nhân chứng - Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 479.
  12. ^ Shore, Zachary (2015). “Provoking America: Le Duan and the Origins of the Vietnam War”. Journal of Cold War Studies. 17 (4): 93. ISSN 1520-3972.
  13. ^ Vân Thảo (1 tháng 1 năm 2021). “Đạo diễn - Nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc: Mang hơi thở cuộc sống lên màn ảnh”. Báo Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 15.
  15. ^ Phạm Vũ Dũng (2000), tr. 249.
  16. ^ Fu & Yip (2019), tr. 20.
  17. ^ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), tr. 522.
  18. ^ Đinh Tiếp (22 tháng 7 năm 2005). “Hình ảnh thương binh, liệt sĩ trong phim truyện Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ Lan Dung (13 tháng 2 năm 2007). “Thêm 5 tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  20. ^ Nguyễn Tuấn (2 tháng 3 năm 2012). “Cánh diều 2011 tôn vinh 2 NSND từng được Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  21. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 863.
  22. ^ “1967 :: Московский Международный кинофестиваль”. Liên hoan phim quốc tế Moskva (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  23. ^ ССОД (1967), tr. 47.
  24. ^ Guber (1970), tr. 434.
  25. ^ Nguyễn Quý (2005), tr. 576.

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa