Bộ Không đuôi

Nhóm động vật lưỡng cư
(Đổi hướng từ Ếch nhái)

Bộ Không đuôi (tùy vào loài cụ thể còn gọi là ếch hay cóc) là một nhóm động vật lưỡng cư đa dạng và phong phú, chúng có cơ thể ngắn, không đuôi, có danh pháp khoa học là Anura (tiếng Hy Lạp cổ đại an-, thiếu + oura, đuôi). Hóa thạch "tiền không đuôi" cổ nhất xuất hiện vào đầu kỷ Trias ở Madagascar, nhưng nghiên cứu đồng hồ nguyên tử gợi ý rằng nguồn gốc của chúng có thể kéo dài đến kỷ Permi, 265 triệu năm trước. Bộ Không đuôi có phạm vi phân bố rộng, từ miền nhiệt đới tới vùng cận bắc cực, nhưng nơi tập trung sự đa dạng loài nhất là rừng mưa nhiệt đới. Hiện có khoảng 4.800 loài được ghi nhận, hơn 85% số loài lưỡng cư hiện đại. Đây cũng là bộ động vật có xương sống đa dạng thứ năm.

Bộ Không đuôi
Thời điểm hóa thạch: 250–0 triệu năm trước đây Kỷ Trias - Hiện tại
Một vài loài thuộc Bộ Không đuôi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Nhánh Salientia
Bộ (ordo)Anura
Merrem, 1820
Các khu vực sinh sống của ếch bản địa (màu đen)
Các khu vực sinh sống của ếch bản địa (màu đen)
Các phân bộ và họ

Quần thể các loài thuộc bộ này đã suy giảm đáng kể từ những năm 1950. Hơn một phần ba số loài được coi là bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng và hơn một trăm hai mươi loài được cho là đã bị tuyệt chủng từ những năm 1980.[1] Số lượng các cá thể ếch di tật đang tăng và loại bệnh nấm chytridiomycosis nổi lên, đã lan rộng trên toàn thế giới. Các nhà sinh học bảo tồn đang làm việc để tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề này và giải quyết chúng. Ếch có giá trị làm thức ăn cho con người và cũng có nhiều vai trò văn hóa trong văn học, biểu tượng và tôn giáo.

Tên gọi và phân loại

sửa

Từ "ếch" (tiếng Anh: frog) xuất phát từ tiếng Anh cổ frogga, viết tắt thành frox, forsc, và frosc, có lẽ lại xuất phát từ ngôn ngữ tiền Ấn-Âu preu = "để nhảy".[2] Khoảng 88% số loài lưỡng cư được phân loại trong bộ Anura.[3] Bao gồm khoảng 4.810 loài trong 33 họ, trong đó Leptodactylidae (1.100 loài), Hylidae (800 loài) và Ranidae (750 loài) là giàu số lượng loài nhất.[3]

 
Cóc tía châu Âu (Bombina bombina)

Cách sử dụng các tên thông thường như "ếch" và "cóc" không được dùng trong phân loại. Thuật ngữ "ếch" thường được sử dụng cho các loài thủy sinh hay bán thủy sinh với da trơn, có chất nhờn; thuật ngữ "cóc" dùng cho các loài có da khô, sần.[4][5] Có nhiều ngoại lệ trong quy tắc này. Cóc tía châu Âu (Bombina bombina) có da sần và thích sống nơi ẩm ướt[6] trong khi ếch vàng Panama (Atelopus zeteki) là một loài cóc trong họ Bufonidae (họ gồm các loài được xem là "cóc thực sự") và có da trơn.[7]

Bộ Anura gồm tất cả các loài ếch, nhái hiện đại và một vài hóa thạch phù hợp với định nghĩa bộ Không đuôi. Đặc điểm của cá thể trưởng thành trong bộ gồm: 9 đốt tiền xương cùng hay ít hơn, xương chậu dài và hơn nghiêng về phía trước, sự có mặt của xương cụt, không đuôi, chi trước ngắn hơn chi sau, xương quayxương trụ hợp nhất, xương chàyxương mác hợp nhất, xương mắt cá chân thuôn dài, thiếu xương trán, có xương móng, hàm dưới thiếu răng (với ngoại lệ là Gastrotheca guentheri) gồm ba cặp xương (xương góc hàm, xương hàm, và xương cằm Merkel (Pipoidea không có xương cằm Merkel),[8] bạch huyết ngay dưới da.[9] Ấu trùng bộ Không đuôi (nòng nọc) có một lỗ thở đơn, phần miệng có mỏ keratin và răng nhỏ.[9]

Bộ Không đuôi được phân loại thành ba phân bộ và một chi đơn loài độc lập Aerugoamnis paulus[10]: Archaeobatrachia, bao gồm bốn họ không đuôi nguyên thủy; Mesobatrachia, bao gồm năm họ các loài ếch trung gian; và Neobatrachia, nhóm lớn nhất, bao gồm 24 họ không đuôi phát triển, bao gồm hầu hết các loài phổ biết được tìm thấy toàn thế giới. Phân bộ Neobatrachia lại được chia thành hai siêu họ HyloideaRanoidea.[11] Phân loại này dựa trên hình thái học cùng với số lượng đốt sống, cấu trúc đai ngực, và hình thái nòng nọc. Mặc dù phân loại này được công nhận rộng rãi, mối quan hệ giữa các họ vẫn bị tranh cãi.[12]

Một vài loài không đuôi dễ dàng lai ghép. Ví dụ, Pelophylax esculentus là loài lai giữa Pelophylax lessonaePelophylax ridibundus.[13] Cóc tía châu Âu (Bombina bombina) và Cóc tía bụng vàng (B. variegata) tương tự trong việc tạo ra con lai. Các con lai này ít có khả năng sinh sản hơn bố mẹ chúng.[14]

Phát sinh chủng loài

sửa

Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ giữa các họ không đuôi khác nhau trong nhánh Anura như thể hiện trong hình dưới đây. Biểu đồ này, dưới dạng cây phát sinh chủng loài, chỉ ra mối quan hệ giữa các họ, với mỗi nút đại diện cho điểm có tổ tiên chung. Biểu đồ dựa theo Frost et al. (2006)[15] và Heinicke et al. (2009).[16] và Pyron & Wiens (2011).[17]

Trong văn hóa

sửa

Ếch xuất hiện trong nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, và trong văn hóa đại chúng. Chúng có xu hướng được mô tả là những con vật tốt bụng, xấu xí, và vụng về, nhưng có tài năng tiềm ẩn. Một vài ví dụ bao gồm Michigan J. Frog, "Hoàng tử ếch", và Kermit the Frog.

Cóc lại được mô tả chủ yếu về điều xấu. Trong những truyện cổ tích châu Âu, nó bị cho rằng là phụ tá của phù thủy và có sức mạnh ma thuật. Chất độc từ da chúng được sử dụng để chế biến thuốc độc, nhưng cũng được dùng để tạo ra thuốc trị các căn bệnh ma thuật cho con người và động vật. Cóc cũng liên kết với quỷ dữ, trong Thiên đường đã mất của John Milton, Satan đã sai một con cóc đổ chất độc vào tai Eve.[18]

Người MochePeru cổ đại tôn thờ những động vật này, và thường mô tả chúng trong nghệ thuật của họ.[19] Tại Panama, truyền thuyết địa phương cho rằng may mắn sẽ đến với bất cứ ai phát hiện ra một con ếch vàng Panama. Vài người tin rằng khi một con ếch vàng Panama chết, nó sẽ biến thành một lá bùa được biết đến như huaca. Ngày nay, mặc dù đã tuyệt chủng hầu hết trong tự nhiên, ếch vàng Panama vẫn là một biểu tượng văn hóa quan trọng và có thể được tìm thấy trên vải trang trí Molas được thực hiện bởi người Kuna. Chúng cũng xuất hiện trên cầu vượt tại thành phố Panama, trên áo thun hay thậm chí vé số.[20]

Chú thích

sửa
  1. ^ Stuart, S. N.; Chanson, J. S.; Cox, N. A.; Young, B. E.; Rodrigues, A. S. L.; Fischman, D. L.; Waller, R. W. (2 004). “Status and trends of amphibian declines and extinctions worldwide”. Science. 306 (5702): 1783–1786. doi:10.1126/science.1103538. PMID 15486254. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  2. ^ Harper, Douglas. “Frog”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ a b Pough, F. H.; Andrews, R. M.; Cadle, J. E.; Crump, M. L.; Savitsky, A. H.; Wells, K. D. (2003). Herpetology: Third Edition. Benjamin Cummings. ISBN 0-13-100849-8.
  4. ^ Cannatella, David C. (1997). “Salientia”. Tree of Life Web Project. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ Badger, D.; Netherton, J. (1995). Frogs. Airlife Publishing. tr. 19. ISBN 1-85310-740-9.
  6. ^ Kuzmin, Sergius L. (ngày 29 tháng 9 năm 1999). Bombina bombina. AmphibiaWeb. University of California, Berkeley. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2019). Atelopus zeteki. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T54563A54341110. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T54563A54341110.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Biology of Amphibians - William E. Duellman
  9. ^ a b Cannatella, David (ngày 11 tháng 1 năm 2008). “Anura”. Tree of Life web project. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  10. ^ Aerugoamnis paulus, New Genus and New Species (Anura: Anomocoela): First Reported Anuran from the Early Eocene (Wasatchian) Fossil Butte Member of the Green River Formation, Wyoming Amy C. Henrici, Ana M. Báez, & Lance Grande, Annals of Carnegie Museum 81(4):295-309. Tháng 9 năm 2013 doi:dx.doi.org/10.2992/007.081.0402
  11. ^ Ford, L.S.; Cannatella, D. C. (1993). “The major clades of frogs”. Herpetological Monographs. 7: 94–117. doi:10.2307/1466954. JSTOR 1466954.
  12. ^ Faivovich, J.; Haddad, C. F. B.; Garcia, P. C. A.; Frost, D. R.; Campbell, J. A.; Wheeler, W. C. (2005). “Systematic review of the frog family Hylidae, with special reference to Hylinae: Phylogenetic analysis and revision”. Bulletin of the American Museum of Natural History. 294: 1–240. doi:10.1206/0003-0090(2005)294[0001:SROTFF]2.0.CO;2.
  13. ^ Kuzmin, S. L. (ngày 10 tháng 11 năm 1999). Pelophylax esculentus. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2012.
  14. ^ Köhler, S. (2003). “Mechanisms for partial reproductive isolation in a Bombina hybrid zone in Romania” (PDF). Dissertation for thesis. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2012.
  15. ^ Frost, D. R.; Grant, T.; Faivovich, J. N.; Bain, R. H.; Haas, A.; Haddad, C. L. F. B.; De Sá, R. O.; Channing, A.; Wilkinson, M.; Donnellan, S. C.; Raxworthy, C. J.; Campbell, J. A.; Blotto, B. L.; Moler, P.; Drewes, R. C.; Nussbaum, R. A.; Lynch, J. D.; Green, D. M.; Wheeler, W. C. (2006). “The Amphibian Tree of Life”. Bulletin of the American Museum of Natural History. 297: 1–291. doi:10.1206/0003-0090(2006)297[0001:TATOL]2.0.CO;2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Heinicke M. P.; Duellman, W. E.; Trueb, L.; Means, D. B.; MacCulloch, R. D.; Hedges, S. B. (2009). “A new frog family (Anura: Terrarana) from South America and an expanded direct-developing clade revealed by molecular phylogeny” (PDF). Zootaxa. 2211: 1–35.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ R. Alexander Pyron and John J. Wiens (2011). “A large-scale phylogeny of Amphibia including over 2800 species, and a revised classification of extant frogs, salamanders, and caecilians” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 61: 543–583. doi:10.1016/j.ympev.2011.06.012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2014.
  18. ^ Burns, William E. (2003). Witch Hunts in Europe and America: An Encyclopedia. Greenwood Publishing Group. tr. 7. ISBN 0-313-32142-6.
  19. ^ Berrin, Katherine; Larco Museum (1997). The Spirit of Ancient Peru: Treasures from the Museo Arqueológico Rafael Larco Herrera. New York: Thames and Hudson. ISBN 0-500-01802-2.
  20. ^ Gratwicke, B. (2009). “The Panamanian Golden Frog”. Panama Amphibian Rescue and Conservation Project.

Liên kết ngoài

sửa