Đông Ninh, thành phố Thanh Hóa
Đông Ninh là một xã thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Đông Ninh
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Đông Ninh | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Thành phố | Thanh Hóa | |
Địa lý | ||
| ||
Diện tích | 5,57 | |
Dân số | ||
Tổng cộng | 6.810 người (1999)[1] | |
Mật độ | 1.223 | |
Khác | ||
Mã hành chính | 16384[2] | |
Mã bưu chính | 44535 | |
Thông tin địa lý
sửaXã Đông Ninh có diện tích: 5,57 km²[1]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Đông Ninh có dân số 6.810 người[1].
Địa giới hành chính:
- Phía đông giáp xã Đông Minh và xã Đông Hòa;
- Phía đông nam giáp xã Đông Hòa;
- Phía nam giáp xã Khuyến Nông (huyện Triệu Sơn);
- Phía tây nam giáp xã Tiến Nông (huyện Triệu Sơn);
- Phía tây giáp xã Tiến Nông và xã Dân Lý (huyện Triệu Sơn);
- Phía tây bắc giáp xã Đông Hoàng;
- Phía bắc giáp xã Đông Khê.
Hành chính
sửaTừ thời nhà Nguyễn đến trước Cách mạng tháng Tám, xã Đông Ninh thuộc tổng Thạch Khê, gồm các làng: Hữu Bộc, Vạn Lộc, Trường Xuân (Quan Đức), Hạc Thành, Thanh Huy, Cẩm Tú.[3].
Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Ninh thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Đông Ninh lại thuộc huyện Đông Sơn.
Năm 1973, thôn Cẩm Tú thuộc xã Đông Ninh được cắt về xã Đông Hoàng.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, xã Đông Ninh được sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá.
Xã Đông Ninh ngày nay gồm các làng (thôn): Hữu Bộc, Vạn Lộc, Trường Xuân, Hạc Thành, Thanh Huy, Phú Bình, Phủ Trẩn, chia thành 12 thôn đặt tên từ thôn 1 đến thôn 12.
STT | Tên thôn/xóm/ấp/khu phố | Mã bưu chính |
---|---|---|
1 | Thôn Hữu Bộc | 445351 |
2 | Thôn Trường Xuân | 445352 |
3 | Thôn Vạn Lộc | 445353 |
4 | Thôn Hạc Thành | 445354 |
5 | Thôn Thanh Huy | 445355 |
6 | Thôn Phú Bình | 445356 |
7 | Thôn Phù Chẩn | 445357 |
Di tích lịch sử, văn hóa
sửa- Di tích Kinh đô Trường Xuân: Kinh đô Trường Xuân thuộc thôn Trường Xuân, xã Đông Ninh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Năm 618, Lê Ngọc là thái thú quận Cửu Chân đã phát động nhân dân chống lại nhà Đường. Lê Ngọc tự xưng là Hoàng đế, xây dựng kinh đô ở đây. Ngoài ra, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia cổ nhất Việt Nam gọi là bia Trường Xuân có tên "Đại Tuỳ Bải an đạo trường chi vi văn".. Có tài liệu nói khởi nghĩa Lê Ngọc diễn ra vào thời nhà Tuỳ.[3]
- Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chính (Nguyễn Chích): Nguyễn Chích là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn. Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH-QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992 của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).[4]
- Đền thờ Lê Lan – Lê Lệnh, là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn.[3]
- Từ đường họ Lê (thôn Hữu Bộc) thờ Lê Hy Liêu, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1661) đời vua Lê Thần Tông.[3]
Giáo dục
sửaXã Đông Ninh có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở.
Kinh tế
sửaKinh tế xã Đông Ninh chủ yếu làm nông nghiệp. Hiện tại thôn Hữu Bộc đời sống nhân dân được nâng cao. Ngoài nông nghiệp nghề phụ như buôn luồng, buôn than làng Hữu Bộc. Nuôi cá giống nhỏ như làng Phú Bình.
Tham khảo
sửa- ^ a b c Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b c d Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
- ^ “Danh sách di tích cấp quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hoá”. Website binhthuan.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2010.