Đông Hòa, thành phố Thanh Hóa

xã thuộc thành phố Thanh Hóa

Đông Hòa là một thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Đông Hòa
Xã Đông Hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Địa lý
MapBản đồ xã Đông Hòa
Diện tích6,00 [1]
Dân số
Tổng cộng5.923 người (1999)[1]
Mật độ987
Khác
Mã hành chính16390[2]

Thông tin địa lý

sửa

Xã Đông Hòa có diện tích: 6,00 km2;[1]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Đông Hòa có dân số 5.923 người[1].

Địa giới hành chính:

Hành chính

sửa

Năm 420, địa phận xã Đông Hòa ngày nay có tên là Đông Phố (Đồng Pho), là lị sở của quận Cửu Chân. Từ thời nhà Nguyễn đến trước Cách mạng tháng Tám, thuộc tổng Thạch Khê.[3].

Năm 1948 thành lập xã Đông Hòa gồm các làng của hai xã Đông Hòa và Đông Minh hiện nay.

Sau cải cách ruộng đất (1953), chia tách xã Đông Hòa thành hai xã là Đông Hòa (mới) và Đông Minh..

Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Hòa thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Đông Hòa lại thuộc huyện Đông Sơn.

Trước năm 2018, xã Đông Hòa gồm 12 thôn đánh số từ 1 đến 12, tương ứng với các làng: Minh, Phú, Hiền, Thư, Bình, Chính, Thượng, Tự, Cựu, Tân, Đại, Hòa.

Từ tháng 7 năm 2018, xã Đông Hòa gồm 6 thôn như sau:

  • Thôn Phú Minh, diện tích 94,66 ha, 269 hộ, 991 nhân khẩu.
  • Thôn Hiền Thư, diện tích 92,23 ha, 287 hộ, 1036 nhân khẩu.
  • Thôn Chính Bình, diện tích 95,86 ha, 279 hộ, 964 nhân khẩu.
  • Thôn Thượng Hòa, diện tích 70,15 ha, 193 hộ, 655 nhân khẩu.
  • Thôn Cựu Tự, diện tích 105,43 ha, 304 hộ, 1193 nhân khẩu.
  • Thôn Tân Đại, diện tích 99,15 ha, 296 hộ, 1179 nhân khẩu.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, xã Đông Hoà được sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá.

Di chỉ khảo cổ học

sửa

Di chỉ Đông Hoà

sửa

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1981, tại xã Đông Hoà, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hố thám sát 4,20 m. Hiện vật thu được:

  • đồ đá: nhiều mảnh vòng cỡ, 1 khuyên tai bằng đá ngọc;
  • đồ gốm: 12 chiếc nồi to nhỏ có hoa văn hoặc phủ men xám bạc;
  • đồ đồng: chiếm một số lượng khá lớn, gồm:
    • kiếm đồng: 1 chiếc dài 82 cm rộng 2,5 cm;
    • giáo đồng: 1 chiếc hình búp đa dài 12 cm, rộng 5 cm;
    • bát đồng: 1 chiếc miệng 16 cm cao 11 cm;
    • thạp đồng: 1 chiếc cỡ nhỏ miệng 18 cm cao 26 cm;
    • trống đồng: 2 chiếc: trống Đông Hoà I, Đông Hoà II.

Trống Đông Hoà I cao 36 cm, đường kính mặt là 38 cm. Chính giữa mặt là ngôi sao nổi 12 cánh. Từ trong ra ngoài có 5 vành hoa văn. Vành 1, 5 văn răng lược, vành 2 chữ N, vành 3 là những vòng tròn chấm giữa, vành 4 có hình chim bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang có văn răng lược, lưng có trang trí nhưng không rõ hoa văn. Trống có 4 quai kép trang trí vặn thừng. Thuộc nhóm B, kiểu B2, tức loại Hêgơ sớm.

Trống Đông Hoà II bị vỡ nát phần thân chỉ còn lại mặt, đường kính mặt là 36 cm, mặt tràn ra khỏi tang. Trang trí đơn giản. Chính giữa là ngôi sao nổi 10 cánh. Trong ra ngoài có 5 vành hoa văn gồm các loại răng lược, vòng tròn có chấm và vành 6 chim bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Gần rìa có 4 khối cóc ngồi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Trống này thuộc nhóm C, kiểu C2, tức trống loại Hêgơ.

Di chỉ Bãi Phủ

sửa

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện tại khu vực trường trung học cơ sở xã Đông Hoà, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hiện vật thu được có: một đồ đá là rìu và ba đồ đồng là rìu xoè cân và dao là mía. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Di chỉ Cồn Sồng

sửa

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên một gò đất rộng tại xã Đông Hoà, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đào thám sát 4 m2, tầng văn hoá dày 0,45 m. Hiện vật có: 1 đồ đá là rìu; 6 đồ đồng là: rìu lưỡi xéo, rìu lưỡi cân, dao găm, lưỡi giáo, chắn tay. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Di chỉ Cồn Trôi

sửa

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện tại gò Cầu Trôi, xã Đông Hoà, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tầng văn hoá từ 0,20 m đến 0,50 m. Hiện vật có 1 trống đồng minh khí và 1 rìu đồng lưỡi cân. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Di tích lịch sử, văn hóa

sửa
  • Đền thờ Hoàng đế Lê Ngọc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc (608 – 618), thời Tuỳ.[3]
  • Đền thờ, bía ký, lăng mộ Quận công Nguyễn Đăng Khoa (thế kỉ 17).[3]
  • Đình Thượng Thọ thờ Quận công Nguyễn Đăng Khoa.[3]
  • Chùa Phúc Hưng: kiến trúc nghệ thuật thế kỉ 17.[3]
  • Từ đường họ Lê, họ Nguyễn Đình, Nguyễn Tài, họ Trần.[3]

Giáo dục

sửa

Xã Đông Hòa có 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở.

Kinh tế

sửa

….

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c d e f Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.

Liên kết ngoài

sửa