Đông Hoàng, thành phố Thanh Hóa
Đông Hoàng là một xã thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Đông Hoàng
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Đông Hoàng | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Thành phố | Thanh Hóa | ||
Trụ sở UBND | Thôn Hoàng Học | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 19°50′7″B 105°39′27″Đ / 19,83528°B 105,6575°Đ | |||
| |||
Diện tích | 5,17 km²[1] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 6.028 người[1] | ||
Mật độ | 1.166 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 16381[2] | ||
Mã bưu chính | 40810 | ||
Website | donghoang | ||
Địa lý
sửaXã Đông Hoàng nằm ở cực tây thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các xã Đông Khê, Đông Ninh
- Phía tây và phía nam giáp huyện Triệu Sơn
- Phía bắc giáp huyện Thiệu Hóa.
Năm | Số dân | ±% năm |
---|---|---|
1999 | 5.561 | — |
2009 | 4.983 | −1.09% |
2019 | 5.037 | +0.11% |
2022 | 6.028 | +6.17% |
Nguồn: 1999,[3] 2009,[4] 2019,[5] 2022.[1] |
Xã Đông Hoàng có diện tích tự nhiên 5,17 km², quy mô dân số năm 2022 là 6.028 người,[1] mật độ dân số đạt 1.166 người/km². Dân cư sinh sống tại Đông Hoàng chủ yếu là người Kinh.[5]
Lịch sử
sửaTừ thời Nhà Nguyễn đến trước Cách mạng tháng Tám, địa bàn xã Đông Hoàng thuộc tổng Thạch Khê (thuộc phủ Đông Sơn), gồm các thôn: thôn Hoàng Hộc (xã Hoàng Hộc), thôn Hộc Thượng (xã Phù Liễn) và thôn Thọ Phật. Tên gọi xã Đông Hoàng có từ năm 1953 (hoặc năm 1954[6]), sau khi được tách ra từ xã Đông Khê thuộc huyện Đông Sơn.[7]
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, nhập 16 xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Hoàng thuộc huyện Đông Thiệu.[8] Đến ngày 30 tháng 8 năm 1982, xã trở lại thuộc huyện Đông Sơn do huyện Đông Thiệu đổi tên thành.[9]
Năm 2018, xã Đông Hoàng có 11 thôn, đánh số từ 1 đến 11. Ngày 11 tháng 7 cùng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.[10] Theo đó:
- Nhập thôn 2 và thôn 3 thành thôn Thọ Phật
- Nhập các thôn 5, 6, 7 thành thôn Chùy Lạc Giang
- Nhập thôn 8 và thôn 9 thành thôn Tâm Binh
- Nhập thôn 10 và thôn 11 thành thôn Cẩm Tú
- Đổi tên thôn 1 thành thôn Học Thượng, thôn 4 thành thôn Hoàng Học.
Sau sắp xếp, xã Đông Hoàng có 6 thôn.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[11] Theo đó, sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, xã Đông Hoàng thuộc thành phố Thanh Hóa.
Hành chính
sửaXã Đông Hoàng được chia thành 6 thôn: Cẩm Tú, Chùy Lạc Giang, Hoàng Học, Học Thượng, Tâm Binh, Thọ Phật.[12]
Chợ Chuộng
sửaChợ Chuộng là phiên chợ chỉ họp vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại bãi đất ven sông Hoàng thuộc thôn Chùy Lạc Giang, xã Đông Hoàng. Đây là một phiên chợ độc đáo của xứ Thanh với tục ném cà chua vào người để cầu may dịp Tết.[13][14]
“ | Chết bỏ con bỏ cháu Sống không bỏ mùng 6 chợ Chuộng. |
” |
— Ca dao |
Phiên chợ được cho là có truyền thống từ lâu đời. Tương truyền, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có một vị tướng bị địch vây bắt chạy đến địa bàn thôn Chùy Lạc Giang hiện nay vào đúng ngày mùng 6 Tết. Tướng quân cùng với dân làng đã tổ chức họp chợ để che mắt và đánh trả quân địch. Để tưởng nhớ chiến công ấy, hàng năm nhân dân khắp vùng lại tổ chức họp chợ và tham gia hội ném cà chua, với quan niệm rằng ai càng bị ném nhiều thì sẽ càng may mắn trong năm mới.
Di tích lịch sử, văn hóa
sửa- Nghè Mau Rủn đề thờ thần Rắn thuộc thôn Thọ Phật.
- Đình và nghè thôn Thọ Phật thờ thần Cao Sơn.[7]
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn.
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê (2010). “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2025.
- ^ a b Tổng cục Thống kê (2019). “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2025.
- ^ Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2006), tr. 640.
- ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), tr. 44.
- ^ Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Thư Viện Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định số 149/HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (7 tháng 11 năm 2018). “Nghị quyết số 106/NQ-HĐND về đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
- ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
- ^ Hoàng Đông (3 tháng 2 năm 2025). “Độc đáo phiên chợ ném cà chua cầu may tại xứ Thanh”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2025.
- ^ Hoa Mai (15 tháng 2 năm 2024). “Hàng nghìn người dân và du khách nô nức đi chợ 'nhận may, ném rủi'”. Báo Tin tức online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2025.
Nguồn sách
sửa- Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2006). Địa chí huyện Đông Sơn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
- Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001). Tên làng xã Thanh Hóa – Tập 2. Nhà xuất bản Thanh Hóa. OCLC 166255579.