Yana Oleksandrivna Klochkova

(Đổi hướng từ Yana Klochkova)

Yana Oleksandrivna Klochkova (tiếng Ukraina: Яна Олександрівна Клочкова; sinh ngày 7 tháng 8 năm 1982) là một vận động viên bơi lội người Ukraina. Cô đã giành được 5 huy chương Olympic trong sự nghiệp, 4 trong số đó là huy chương vàng. Cô là Bậc thầy thể thao xuất sắc (1998),[1] Anh hùng Ukraina (2004).[1] Klochkova là vận động viên Ukraina giành nhiều huy chương Olympic nhất cho đến năm 2024 khi tay kiếm Olga Kharlan vượt qua cô.[2][3]

Yana Klochkova
Thông tin cá nhân
Họ và tênYana Oleksandrivna Klochkova
Biệt danhCá Vàng
Quốc tịch Ukraina
Sinh7 tháng 8, 1982 (42 tuổi)
Simferopol, tỉnh Krym, CHXHCNXV Ukraina, Xô Viết
Cao1,82 m (6 ft 0 in)
Nặng70 kg (154 lb)
Thể thao
Môn thể thaoBơi
Kiểu bơiTự do, Hỗn hợp cá nhân
Câu lạc bộDynamo (Ukraina)
Huấn luyện viênNina Kozhukh
Oleksandr Kozhukh
Thành tích huy chương
Bơi nữ
Đại diện cho  Ukraina
Sự kiện 1 2 3
Thế vận hội 4 1 0
World Championships (LC) 4 2 0
World Championships (SC) 6 2 0
European Championships (LC) 10 2 4
European Championships (SC) 9 3 0
Summer Universiade 7 1 0
Goodwill Games 2 2 1
European Junior Championships 4 2 0
Tổng số 46 15 5
Olympic Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2004 Athens hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2004 Athens hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2000 Sydney tự do 800 m
World Championships (LC)
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka tự do 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Barcelona hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Barcelona hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1998 Perth hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2001 Fukuoka hỗn hợp 200 m
World Championships (SC)
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Hong Kong hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Athens hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Athens hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Moscow tự do 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Moscow hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Moscow hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1999 Hong Kong hỗn hợp 200 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2000 Athens tự do 400 m
European Championships (LC)
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Istanbul hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Istanbul hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Helsinki tự do 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Helsinki hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Helsinki hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Berlin tự do 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Berlin hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Berlin hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2004 Madrid hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2004 Madrid hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1997 Sevilla hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2004 Madrid 4×100 m medley
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 1997 Sevilla hỗn hợp 200 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 1999 Istanbul tự do 400 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2002 Berlin 4×100 m medley
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2004 Madrid tự do 400 m
European Championships (SC)
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Lisbon tự do 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Lisbon tự do 800 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Lisbon hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Lisbon hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Valencia hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Valencia hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Antwerp hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Riesa hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Riesa hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2001 Antwerp tự do 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2001 Antwerp hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2002 Riesa tự do 400 m
Summer Universiade
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Beijing tự do 800 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Beijing hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Daegu tự do 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Daegu bướm 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Daegu hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Daegu hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2007 Bangkok hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2007 Bangkok hỗn hợp 200 m
Goodwill Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Brisbane tự do 800 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Brisbane hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2001 Brisbane tự do 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2001 Brisbane hỗn hợp 200 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2001 Brisbane Đồng đội
European Junior Championships
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1997 Glasgow hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1997 Glasgow hỗn hợp 400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Antwerp hỗn hợp 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Antwerp hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1996 København hỗn hợp 400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1998 Antwerp 200 m breaststroke

Yana Klochkova lập 50 kỷ lục quốc gia Ukraina ở các bể 25 và 50 mét ở các cự ly 100, 200, 400 mét với bơi hỗn hợp; 200, 400 và 800 mét bơi tự do; 100 và 200 mét bơi ngửa; 200m bơi bướm và bơi tiếp sức. Tại Thế vận hội Olympic ở Sydney, cô đã lập kỷ lục thế giới ở nội dung bơi hỗn hợp 400 mét và kỷ lục châu Âu ở nội dung bơi hỗn hợp 200 mét.

Tiểu sử

sửa

Klochkova sinh ngày 7 tháng 8 năm 1982 tại thành phố Simferopol (nằm ở Krym). Sau đó, cô chuyển tới sống tại Kharkiv, rồi đến Kyiv.

Trong cuộc bầu cử địa phương Ukraina năm 2006, Klochkova được bầu vào Hội đồng thành phố Kharkiv và trở thành thành viên của Đảng Khu vực.[4]

Cô giải nghệ năm 2009 ở tuổi 26.[5]

Klochkova có một con trai tên là Oleksandr sinh ngày 21 tháng 6 năm 2010.[6][7] Người cha là vận động viên và doanh nhân người Georgia Nodarovich Rostoshvili. [6] Mối quan hệ giữa Rostoshvili và Klochkova kéo dài 18 tháng và Rostoshvili chuyển về Gruzia trước khi con trai họ chào đời và Klochkova một mình nuôi con trai.[6]

Sau cuộc xâm lượcđơn phương sáp nhập Krym của Nga vào năm 2014, Klochkova đã công khai tiếp tục đến Krym khi sống ở Kyiv.[8] Khi được hỏi về điều này, cô nói rằng bán đảo này là nhà của cô và bố mẹ cô vẫn tiếp tục sống ở đó.[8]

Năm 2022, Klochkova rời Kyiv để đến sống ở Krym.[6][8] Theo trang tin tức Ukraina Obozrevatel cô sống cùng con trai ở Gurzuf.[8] Klochkova chưa bao giờ công khai đưa ra tuyên bố về cuộc xâm lược Ukraina năm 2022 của Nga.[8][9][10]

Giải nghệ

sửa

Vào tháng 1 năm 2008, Klochkova tuyên bố giã từ sự nghiệp thể thao.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2009, tại bể bơi Olympic "Aquarena" ở Kharkiv, trong giai đoạn đầu tiên của Giải bơi lội quốc gia Ukraina, với các khán đài chật kín, buổi "chia tay" chính thức của Yana Klochkova đã diễn ra.[4] Các quan chức (Thị trưởng Kharkov Mykhailo Dobkin, Phó Thống đốc Sergei Storozhenko, Chủ tịch Liên đoàn bơi lội Ukraina Oleg Dyomin, vận động viên bóng chuyền hai lần vô địch Olympic Yury Poyarkov và nhiều người khác) đã phát biểu về các vận động viên bơi lội, sau đó là phần tặng hoa và quà từ mọi người. Klochkova, người có biệt danh là "cá vàng" ở Ukraina, được tặng một cách tượng trưng một bể cá có một con cá vàng sống.[4]

Năm 2011, Yana Klochkova đứng đầu chi nhánh Kyiv của Ủy ban Olympic quốc gia Ukraina, nhưng vào năm 2012, cô đã rời bỏ chức vụ này mà không chờ đợi sự ủng hộ của ban chấp hành Ủy ban Olympic cho các sáng kiến của mình.[6]

Huy chương

sửa

Huy chương vàng của cô đến ở nội dung 200 mét cá nhân và 400 mét hỗn hợp cá nhân tại Thế vận hội Mùa hè 20002004;[11] huy chương bạc của cô là ở nội dung 800 mét tự do tại Thế vận hội Mùa hè 2000. Cô cũng đã giành được 10 danh hiệu tại giải vô địch bơi lội thế giới, 19 danh hiệu vô địch châu Âu. Cô hiện đang giữ kỷ lục thế giới cự ly ngắn ở nội dung 400 mét hỗn hợp cá nhân.[12] Kỷ lục thế giới nội dung hỗn hợp cá nhân 400m của cô đã bị phá bởi Katie Hoff người Mỹ tại Giải vô địch thế giới năm 2007 ở Melbourne.[13]

Vào ngày 28 tháng 7 năm 2001, cô giành huy chương bạc khi đánh bại vận động viên Tề Huy của Trung Quốc ở nội dung 200 mét cá nhân nữ tại Giải vô địch thể thao dưới nước thế giới năm 2001Fukuoka, Nhật Bản. Cùng năm đó, cô giành huy chương vàng nội dung 400 mét hỗn hợp cá nhân tại cùng một sự kiện và hai ngày sau, cô giành thêm một huy chương vàng ở nội dung 400 mét tự do.[14] Năm 2003, cô giành được bốn huy chương vàng tại Universiade mùa hè ở Hàn Quốc.[15] Năm 2004, cô được tạp chí Thế giới bơi lội vinh danh là Nữ vận động viên bơi lội thế giới của năm[16] và cùng năm đó được Tổng thống Leonid Kuchma trao tặng huy chương Anh hùng Ukraina.[17]

Giải vô địch quốc tế

sửa
Giải đấu 400 tự do 800 tự do 200 fly 200 hỗn hợp 400 hỗn hợp 4×100 tự do 4×100 hỗn hợp
EC 1997 23rd    
WC 1998 4th  
EC 1999      
EC 2000      
OG 2000      
WC 2001      
EC 2002        
WC 2003 heats[a]    
EC 2004        
OG 2004     10th
WC 2005
EC 2006 4th 9th 4th
WC 2007
EC 2008 8th 12th 5th
a Klochkova đã vượt qua vòng loại nhưng không vào được vòng bán kết

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Vlaskov, A. Yana Klochkova. Encyclopedia of Modern Ukraine. 2013
  2. ^ “Ukrainian fencer Olha Kharlan to become most decorated Olympian in Ukrainian history”. Ukrainska Pravda (bằng tiếng English). 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ “Битва статей: хто приніс Україні більше олімпійського "золота". sport.segodnya.ua (bằng tiếng Ukraina). Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ a b c “Яна Клочкова – біографія, кар'єра, сім'я” [Yana Klochkova – biography, career, family]. Liza (bằng tiếng Ukrainian). 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ “Former Olympic medalist Yana Klochkova announces retirement”. Reuters. 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  6. ^ a b c d e “Small biography of Yana Klochkova”. LIGA.net [uk] (bằng tiếng Ukrainian). 11 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ "Я очень добрая мама": олимпийская чемпионка Яна Клочкова рассказала, как воспитывает сына” ["I'm a very nice mom": Olympic champion Yana Klochkova told how to educate your child]. Segodnya (bằng tiếng Russian). 5 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  8. ^ a b c d e “Ховається у Криму, а син вчиться у російській школі: куди зникла найтитулованіша спортсменка України Клочкова” [Hiding in the Crimea, and her son is studying at a Russian school: where the most titular athlete in Ukraine Klochkova disappeared]. Obozrevatel (bằng tiếng Ukrainian). 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  9. ^ "Золота рибка" плавчиня Яна Клочкова зрадила Україну: стало відомо де знаходиться спортсменка”. myukraine.in.ua (bằng tiếng Ukraina). 25 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ “Бідний — про переїзд Клочкової в Крим: Не знаючи деталей, не готовий засуджувати” [Bidnyi — about Klochkova's move to Crimea: Not knowing the details, not ready to condemn]. Cheampion (bằng tiếng Ukrainian). 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  11. ^ Abrams, Jonathan (19 tháng 6 năm 2005). “Ukraine's Klochkova Is Back From Break”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  12. ^ “Olympic champion: Yana Klochkova, the swimmer”. Welcome to Ukraine.
  13. ^ “Flash! World Championships: World Record for Katie Hoff in 400 m individual medley”. Swimming World. 1 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  14. ^ “2001: Year in Review” (PDF). The Ukrainian Weekly. 6 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2018.
  15. ^ “Best-ever Daegu Universiade Conclude with Long-last Happy Memories”. China Radio International. 31 tháng 8 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  16. ^ “Who's the Greatest Female All-around Swimmer of All Time?”. Swimming World. 7 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  17. ^ “Medley queen Klochkova given top honour”. Eurosport/Reuters. 18 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa
Kỷ lục
Tiền nhiệm:
  Chen Yan
World Record Holder
Women's 400 Individual Medley

16 September 2000 – 1 April 2007
Kế nhiệm:
  Katie Hoff
Tiền nhiệm:
  Dai Guohong
World Record Holder
Women's 400 Individual Medley (25 m)

20 January 2002 – 9 April 2008
Kế nhiệm:
  Kirsty Coventry
Giải thưởng
Tiền nhiệm:
  Hannah Stockbauer
Swimming World's World Swimmer of the Year
2004
Kế nhiệm:
  Leisel Jones
Tiền nhiệm:
  Hannah Stockbauer
Swimming World's European Swimmer of the Year
2004
Kế nhiệm:
  Otylia Jędrzejczak
Thế vận hội Mùa hè
Tiền nhiệm:
Denys Sylantyev
Cầm cờ   Ukraina
Bắc Kinh 2008
Kế nhiệm:
Roman Gontiuk