Giải vô địch bóng đá thế giới 1934

giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 2 được tổ chức tại Ý
(Đổi hướng từ World Cup 1934)

Giải bóng đá vô địch thế giới 1934 (tên chính thức là 1934 Football World Cup - Italy / Campionato Mondiale di Calcio) là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ hai và đã được tổ chức từ 27 tháng 5 đến 10 tháng 6 năm 1934 tại Ý. Đây là lần đầu tiên giải bóng đá vô địch thế giới được tổ chức tại châu Âu và một quốc gia theo chủ nghĩa phát xít.

Giải bóng đá vô địch thế giới 1934
Campionato Mondiale di Calcio (tiếng Ý)
Áp phích chính thức
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàÝ Ý
Thời gian27 tháng 5 – 10 tháng 6
Số đội16 (từ 4 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu8 (tại 8 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Ý (lần thứ 1)
Á quân Tiệp Khắc
Hạng ba Đức
Hạng tư Áo
Thống kê giải đấu
Số trận đấu17
Số bàn thắng70 (4,12 bàn/trận)
Số khán giả358.000 (21.059 khán giả/trận)
Vua phá lướiTiệp Khắc Oldřich Nejedlý (5 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Ý Giuseppe Meazza
Thủ môn
xuất sắc nhất
Tây Ban Nha Ricardo Zamora
1930
1938

Sau thành công của World Cup 1930, số đội tuyển đăng ký tăng vọt khiến giải lần đầu tiên có vòng loại. Đây là giải duy nhất mà đội chủ nhà cũng phải tham dự vòng loại và đội đương kim vô địch (Uruguay) không tham dự để tẩy chay các đội châu Âu bởi vì họ không đến nước mình dự giải năm 1930. Đội tuyển Anh tiếp tục tẩy chay giải đấu do không phải thành viên FIFA. Thông tin nổi bật khác là đội tuyển Ai Cập là đội tuyển quốc gia đầu tiên thuộc châu Phi tham dự một kỳ World Cup.

Kỳ World Cup này có sự tổ chức với quy mô vượt trội về điều kiện vật chất so với giải năm 1930 khi có 8 sân vận động được xây mới hay sửa chữa trên toàn nước Ý. Nhưng cũng như Thế vận hội 1936, giải đấu này bị chính quyền Ý mang làm công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít khiến có đôi chút làm giảm sự thành công của giải.

Sau 15 ngày và 17 trận đấu, Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý lên ngôi vô địch.

Vòng loại

sửa

Đây là lần đầu tiên giải có vòng loại, 32 đội bóng được chia thành 12 nhóm để thi đấu chọn ra 16 đội vào vòng chung kết.

Địa điểm

sửa
Milano Bologna
Sân vận động San Siro Sân vận động Littoriale
Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 50.100
   
Roma Firenze
Sân vận động Nazionale PNF Sân vận động Giovanni Berta
Sức chứa: 47.300 Sức chứa: 47.290
   
Napoli Genova Torino Trieste
Sân vận động Giorgio Ascarelli Sân vận động Luigi Ferraris Sân vận động Benito Mussolini Sân vận động Littorio
Sức chứa: 40.000 Sức chứa: 36.703 Sức chứa: 28.140 Sức chứa: 8.000
       

Đội hình

sửa

Sơ đồ thi đấu

sửa
 
Round of 16Tứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
27 tháng 5 - Roma
 
 
  Ý7
 
31/5 và 1/6 – Firenze
 
  Hoa Kỳ1
 
  Ý (đá lại)1 (1)
 
27 tháng 5 - Genoa
 
  Tây Ban Nha1 (0)
 
  Tây Ban Nha3
 
3 tháng 6 – Milano
 
  Brasil1
 
  Ý1
 
27 tháng 5 - Torino
 
  Áo0
 
  Áo (hiệp phụ)3
 
31 tháng 5 - Bologna
 
  Pháp2
 
  Áo2
 
27 tháng 5 - Napoli
 
  Hungary1
 
  Hungary4
 
10 tháng 6 - Roma
 
  Ai Cập2
 
  Ý (hiệp phụ)2
 
27 tháng 5 - Trieste
 
  Tiệp Khắc1
 
  Tiệp Khắc2
 
31 tháng 5 - Torino
 
  România1
 
  Tiệp Khắc3
 
27 tháng 5 - Milano
 
  Thụy Sĩ2
 
  Thụy Sĩ3
 
3 tháng 6 - Roma
 
  Hà Lan2
 
  Tiệp Khắc3
 
27 tháng 5 - Firenze
 
  Đức1 Tranh hạng ba
 
  Đức5
 
31 tháng 5 - Milano7 tháng 6 - Napoli
 
  Bỉ2
 
  Đức2  Đức3
 
27 tháng 5 - Bologna
 
  Thụy Điển1   Áo2
 
  Thụy Điển3
 
 
  Argentina2
 

Vòng 16 đội

sửa
Tây Ban Nha  3–1  Brasil
Iraragorri   18' (ph.đ.)25'[1]
Lángara   29'
Chi tiết Leônidas   55'

Hungary  4–2  Ai Cập
Teleki   11'
Toldi   27'61'
Vincze   53'
Chi tiết Fawzi   31'39'

Thụy Sĩ  3–2  Hà Lan
Kielholz   7'43'
Abegglen   69'
Chi tiết Smit   19'
Vente   84'

Ý  7–1  Hoa Kỳ
Schiavio   18'29'64'
Orsi   20'69'
Ferrari   63'
Meazza   90'
Chi tiết Donelli   57'
Khán giả: 25.000
Trọng tài: Rene Mercet (Thụy Sĩ)

Tiệp Khắc  2–1  România
Puč   50'
Nejedlý   67'
Chi tiết Dobay   11'
Khán giả: 9.000
Trọng tài: John Langenus (Bỉ)

Thụy Điển  3–2  Argentina
Jonasson   9'67'
Kroon   79'
Chi tiết Belis   4'
Galateo   48'[2]
Khán giả: 14.000
Trọng tài: Eugen Braun (Áo)

Áo  3–2 (s.h.p.)  Pháp
Sindelar   44'
Schall   93'
Bican   109'
Chi tiết Nicolas   18'
Verriest   116' (ph.đ.)

Đức  5–2  Bỉ
Kobierski   25'
Siffling   49'
Conen   66'70'87'
Chi tiết Voorhoof   29'43'

Tứ kết

sửa
Áo  2–1  Hungary
Horvath   8'
Zischek   51'
Chi tiết Sárosi   60' (ph.đ.)
Khán giả: 23.000
Trọng tài: Francesco Mattea (Ý)

Ý  1–1 (s.h.p.)  Tây Ban Nha
Ferrari   44' Chi tiết Regueiro   30'
Khán giả: 35.000
Trọng tài: Louis Baert (Bỉ)

Đức  2–1  Thụy Điển
Hohmann   60'63' Chi tiết Dunker   82'
Khán giả: 3.000
Trọng tài: Rinaldo Barlassina (Ý)

Tiệp Khắc  3–2  Thụy Sĩ
Svoboda   24'
Sobotka   49'
Nejedlý   82'
Chi tiết Kielholz   18'
Jäggi   78'
Khán giả: 12.000
Trọng tài: Alois Beranek (Áo)
Đá lại
Ý  1–0  Tây Ban Nha
Meazza   11' Chi tiết

Bán kết

sửa
Ý  1–0  Áo
Guaita   19' Chi tiết

Tiệp Khắc  3–1  Đức
Nejedlý   19'71'80' Chi tiết Noack   62'
Khán giả: 15.000
Trọng tài: Rinaldo Barlassina (Ý)

Tranh hạng ba

sửa
Đức  3–2  Áo
Lehner   1'42'[3]
Conen   27'
Chi tiết Horvath   28'
Sesta   54'

Chung kết

sửa
Ý  2–1 (s.h.p.)  Tiệp Khắc
Orsi   81'
Schiavio   95'
Chi tiết Puč   71'

Vô địch

sửa

 

Vô địch World Cup 1934
 
Ý
Lần đầu

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Bảng xếp hạng giải đấu

sửa
Hạng Đội Tr T H B BT BB HS Điểm
1   Ý 4 3 1 0 11 3 +8 7
2   Tiệp Khắc 4 3 0 1 9 6 +3 6
3   Đức 4 3 0 1 11 8 +3 6
4   Áo 4 2 0 2 7 7 0 4
Bị loại ở tứ kết
5   Tây Ban Nha 2 1 1 0 4 2 +2 3
6   Hungary 2 1 0 1 5 4 +1 2
7   Thụy Sĩ 2 1 0 1 5 5 0 2
8   Thụy Điển 2 1 0 1 4 4 0 2
Bị loại ở vòng 16 đội
9   Argentina 1 0 0 1 2 3 −1 0
  Pháp 1 0 0 1 2 3 −1 0
  Hà Lan 1 0 0 1 2 3 −1 0
12   România 1 0 0 1 1 2 −1 0
13   Ai Cập 1 0 0 1 2 4 −2 0
14   Brasil 1 0 0 1 1 3 −2 0
15   Bỉ 1 0 0 1 2 5 −3 0
16   Hoa Kỳ 1 0 0 1 1 7 −6 0

Tham khảo

sửa
  1. ^ RSSSF tính bàn thắng ở phút 25 cho Isidro Lángara.
  2. ^ RSSSF ghi nhận bàn thắng ở phút 46.
  3. ^ RSSSF tính bàn thắng ở phút thứ nhất ghi ở phút thứ 4

Liên kết ngoài

sửa