Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo
Dẫn nhậpKitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo nhất thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành. Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất với 2,2 tỉ tín hữu, chiếm khoảng 32% dân số thế giới. [ Đọc tiếp ] Thanh Tẩy (hay còn gọi là rửa tội hoặc báp têm phiên âm từ tiếng Pháp: baptême) là nghi thức được thực hành với nước trong các tôn giáo như Kitô giáo (Cơ Đốc giáo), đạo Mandae, đạo Mormon, đạo Sikh và một số giáo phái của Do Thái giáo. Thuật ngữ báp-têm trong nguyên ngữ Hi văn βαπτίζω (baptízô) có nghĩa là "tắm" hoặc "nhúng vào", nhưng chính xác hơn có nghĩa là "nhúng toàn bộ một nguời hay vật vào trong nước sao cho nước phủ lấp hoàn toàn". Ngày nay, Thanh Tẩy được biết đến nhiều nhất qua Kitô giáo, nghi lễ tôn giáo này được dùng như một biểu tượng cho sự thanh tẩy tội lỗi cũng như cho sự hiệp nhất của tín hữu với Chúa Kitô trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài. Lễ Thanh Tẩy được xem là có khởi nguồn từ Gioan Tẩy Giả (hoặc Giăng Báp-tít), theo Tân Ước, là người đã làm nghi thức Thanh Tẩy cho Chúa Giê-xu tại sông Jordan. [ Đọc tiếp ]
“Thiên Chúa phán: chúng ta sẽ làm ra con người theo hình ảnh của chúng ta…” (St 1,26). Thiên Chúa đặt con người trong Vườn Eden và cho phép ăn tất cả mọi loại trái cây trong đó, ngoại trừ cây biết điều thiện điều ác, “…vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,17). Thiên Chúa quyết định tạo ra cho con người một trợ tá, Ngài “…lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời…, hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó sẽ là thế… Nhưng con người không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng.” (St 2,19-20). Thế rồi, Thiên Chúa tạo ra người nữ từ cạnh sườn con người. “Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” (St 2,25). [ Đọc tiếp ] Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latinh: Franciscus; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio) là Giáo hoàng thứ 266 và đương nhiệm của Giáo hội Công giáo Rôma. Sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y. Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ đăng quang) sẽ được cử hành vào ngày 19 tháng 3, 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III). [ Đọc tiếp ] Trong nhiều tôn giáo, Đấng Tối Cao được dành cho danh hiệu và những thuộc tính của Cha. Trong nhiều hình thức của đa thần giáo, thần linh tối thượng được nhìn nhận là "cha của các thần linh và của con người". Trong Do Thái giáo, Yaweh được gọi là Cha bởi vì Yaweh là Đấng Tạo Hóa, đấng ban luật pháp và là đấng bảo vệ. Trong Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa được gọi là Cha cũng vì các lý do tương tự, nhưng đặc biệt là vì mối quan hệ Cha-Con huyền nhiệm được mặc khải bởi Chúa Giê-su Ki-tô. Nhìn chung, danh hiệu Cha được áp dụng cho một thần linh nhằm biểu thị vị thần này là nguồn gốc của các tạo vật, là đấng có thẩm quyền tối thượng và là đấng che chở. Trong Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo (hai tôn giáo nhất thần), Thiên Chúa được gọi là Cha, một phần vì các tôn giáo này tin rằng Chúa tích cực quan tâm đến con người theo cách người cha chăm sóc con mình. Như vậy, nhiều tín hữu độc thần giáo tin rằng họ có thể tương giao với Chúa qua sự cầu nguyện, để tôn vinh Chúa hay cầu xin Chúa. Họ trông đợi, như một người cha, Chúa thiết lập mối tương giao với nhân loại, với con cái Chúa, ngay cả sửa phạt những người hư hỏng theo cách người cha sửa dạy con mình, nhằm đem họ trở về mối tương giao tốt đẹp với Chúa. [ Đọc tiếp ] Tiệc Thánh là thánh lễ được cử hành bởi các Kitô hữu và theo lời dạy của Chúa Giê-xu được ký thuật trong Tân Ước, để tưởng nhớ Chúa Giê-xu theo những việc ngài đã làm trong bữa Tiệc Ly. Chúa Giê-xu lấy bánh Thánh, bẻ ra, phân phát cho các môn đồ mà nói rằng "Này là thân thể ta", rồi lấy rượu nho đưa cho môn đồ mà phán rằng "Này là huyết ta".Nhìn chung, tín hữu Cơ Đốc thừa nhận có sự hiện diện của Chúa Giê-xu trong thánh lễ này, mặc dù có những quan điểm khác nhau nhằm giải thích bản chất, thời điểm và không gian của sự hiện diện ấy. "Bí tích Thánh thể" thường được dùng để chỉ bánh và rượu nho được hiến tế trong thánh lễ, trong khi "Tiệc Thánh" nhấn mạnh vào sự thông công giữa con người với Thiên Chúa, và giữa các tín hữu với nhau khi cử hành thánh lễ. Từ Eucharist có từ nguyên trong Hi văn εὐχαριστία và có nghĩa là tạ ơn, đến từ động từ εὐχαριστῶ (biết ơn), được tìm thấy trong 55 câu trong Tân Ước. Bốn trong số các câu Kinh Thánh này ghi lại lời tạ ơn của Chúa Giê-xu trước khi ngài phân phát bánh và rượu nho cho các môn đồ và công bố rằng ấy là thân thể và huyết của ngài. [ Đọc tiếp ]
Bài viết chọn lọcTổng quan: Nhân vật: Thánh Giuse • Martin Luther • Giuse Maria Trịnh Văn Căn • Anphongsô Nguyễn Hữu Long • Giuse Nguyễn Chí Linh • Giuse Maria Trịnh Như Khuê • Philípphê Nguyễn Kim Điền • Phaolô Nguyễn Văn Bình Thư mụcChủ đề khácMáy tính • Oregon • Paris • Phật giáo • Sinh học • Thiên văn • Triết học • Vật lý • Việt Nam
|