Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Thống nhất tên bài viết về sự qua đời của các nhà lãnh đạo cấp cao

Đóng thảo luận sớm để tạo đồng thuận mới kéo dài thời gian và bổ sung các phương án cần thiết. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 14:56, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Chào mọi người, và đây là một cuộc thảo luận cộng đồng nhỏ liên quan đến một loạt các tên bài viết về sự qua đời của các nhà lãnh đạo cấp cao mà ở đây bao gồm nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu của một tổ chức chính trị nào đó có ảnh hưởng lớn đến một quốc gia... sau khi qua đời được tổ chức quốc tang.

Thảo luận này được xuất phát từ một số tranh luận nhỏ tại đây. Để tránh các vấn đề phát sinh và cũng như thống nhất chung cho toàn bộ các bài viết có chủ đề về sự qua đời của các nhà lãnh đạo cấp cao thì thảo luận này đã được đưa ra và kéo dài trong vòng 7 ngày. Sau khi biểu quyết được thông qua, nó sẽ thống nhất cho toàn bộ bài viết bao gồm trong và ngoài Việt Nam có chủ đề tương tự.

Mọi người có thể chọn phương án phù hợp nhất đối với mình ở bên dưới. Các thành viên có thể bổ sung phương án của mình cho phù hợp trong mục "Các phương án". Lưu ý: X ám chỉ tên nhà lãnh đạo cấp cao được viết đầy đủ họ và tên. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 11:08, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 1 hiện bao gồm các trường hợp nguyên thủ quốc gia + các nhân vật đủ nổi bật khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:41, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Các phương án

sửa

Phương án 1

sửa

Cái chết và tang lễ/quốc tang của + X. Giải thích thêm, những người có quốc tang thì bài sẽ được đặt tên là Cái chết và quốc tang của + X. Những người không có quốc tang thì bài sẽ được đặt tên là Cái chết và tang lễ của + X.

  1.  Đồng ý Lý do tôi lựa chọn việc này là để thống nhất cho toàn bộ. Có thể thay thế cụm từ "cái chết" bằng "qua đời" nhưng đây là một phương án phù hợp. Chỉ cụm từ "Quốc tang" sẽ chỉ bao hàm quy trình tổ chức lễ tang theo cấp nhà nước của một chính phủ nào đó. Các phản ứng của báo chí quốc tế cũng như các hãng thông tấn không phải lúc nào cũng đề cấm đến việc này mà họ sẽ đề cập đến di sản, lý do qua đời, phân tích về nền chính trị trước và sau khi qua đời hay nói nôm na là các diễn biến liên quan đến "cái chết", "sự qua đời" của chủ thể nên việc loại bỏ chỉ còn "Quốc tang + X" sẽ bị hạn chế đi nội dung trong một bài viết. Đồng thời, sẽ có một số trường hợp nhà lãnh đạo cấp cao không được tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tang thì tên gọi thống nhất này cũng sẽ phù hợp trong các trường hợp đó. (Loại bỏ do tôi đã giới hạn phạm vi lại ở mức được tổ chức quốc tang, các vấn đề sau đó sẽ tìm đồng thuận sau) –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:07, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đặt tên có "cái chết" tôi thấy nó dài dòng ấy. Thực chất cái chết ở nhiều bài tang lễ chỉ đóng vai trò làm bối cảnh, trong khi bài thì hầu như tập trung về tang lễ và phản ứng xoay quanh. Squirrel (talk) 05:34, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:SecretSquirrel1432 Mời bạn đọc ví dụ 1 bài. Mục "bối cảnh" là thông tin TRƯỚC khi chết. Bài đó bao gồm bối cảnh, thông tin về cái chết (do đâu mà chết, phản ứng, đánh giá và vân vân) và thông tin về quốc tang. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả những bài bên En đều đặt tên như vậy, trừ các trường hợp cái chết và tang lễ/quốc tang bị tách ra thành 2 bài do có quá nhiều thông tin. Dĩ nhiên, chúng ta không nhất thiết phải bắt chước họ nếu như không có lý do thỏa đáng. Theo tôi, phân tích của bạn Khang là hợp lý. Súc tích là tốt, nhưng cắt xén đi phần quan trọng của cái tên thì tôi thấy không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:55, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Bạn có thể đọc qua một số bài báo hay hãng thông tấn quốc tế họ sẽ thường đề cập và phân tích đến vấn đề xoay quanh "cái chết" của một nhà lãnh đạo cấp cao nào đó đã qua đời (bạn có thể xem thử ở đây là Nguyễn Phú Trọng), chứ chẳng hề (hoặc có nhưng đề cập hạn chế) phân tích, đánh giá, phản ứng về nghi lễ tổ chức quốc tang (của 1 cá nhân) của Nhà nước Việt Nam. Các phản ứng, điện chia buồn của các nhà nước trên thế giới cũng là gửi đến sau cái chết của vị lãnh đạo. Mình sẽ lấy ví dụ luôn, ở Quốc tang Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức trong hai ngày là 26 và 27 tháng 7, như vậy bài viết bị giới hạn phần nội dung chính ở mức độ hai ngày là 26 và 27 tháng 7 ư? Các phần còn lại kéo dài từ lúc ông qua đời cho đến ngày tổ chức Quốc tang sẽ được xem là "Trước Quốc tang" trong khi nội dung này có thể phân tích, đánh giá khá nhiều, có khi thậm chí còn nhiều hơn hai ngày tổ chức Quốc tang.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 07:40, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Sau khi suy nghĩ, tôi thấy phương án này mới đủ bao quát. Định nghĩa của quốc tang KHÔNG bao gồm các chi tiết như đánh giá, phản ứng hay diễn biến cái chết của người đó. Bài quốc tang Võ Nguyên Giáp và các bài cùng tên cũng sẽ được đổi tên theo phương án 1 nếu như có đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:24, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý I So bad 09:38, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Đây là cách viết tên bao quát, đầy đủ và thuận lợi nhất, không cần phải mất thời gian rườm rà để tạo bài lẻ cũng như tham khảo thêm các bài viết en:Death and state funeral of Ronald Reagan, en:Death and state funeral of George H. W. Bush, en:Death and state funeral of Elizabeth II, v.v. Mình hoàn toàn đồng ý hai tay hai chân 👌👌👌 Hongkytran (thảo luận) 13:52, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Phương án này hợp lý rồi cho bên nước khác họ cũng tìm và đọc được các bài viết thay vì quốc tang. Khanh (thảo luận) 14:03, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Sau khi cân nhắc, tôi chọn phương án này, vừa thống nhất được quy tắc đặt tên bài như các ngôn ngữ khác. Phương án 3 thì tôi vẫn thấy OK, nhưng vấn đề là xét case-by-case như vậy sẽ tốn nhiều thời gian thảo luận của cộng đồng hơn. Tất nhiên sẽ có vài thứ loại trừ (tôi không biết nhiều cái đó), nhưng nếu có tranh cãi thì sẽ xét sau. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 08:10, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:NgocAnMaster Vấn đề không phải là tốn thời gian. Vấn đề là xét case by case trong trường hợp này không hợp lý. Nhiều cuộc đồng thuận khác cộng đồng vẫn chọn phương án case by case bình thường. Một số tv dường như đang hiểu sai về cuộc đồng thuận này. Nếu nhân vật có 2 bài riêng về cái chết + lễ tang/quốc tang -> không thuộc phạm trù của cuộc đồng thuận này. Cuộc đồng thuận này chỉ tính những trường hợp gộp chung cái chết + lễ tang/quốc tang vô 1 bài, nếu vậy thì đặt tên bài như thế nào? Một số tv có quan điểm là tên bài chỉ nên đặt tên lễ tang/quốc tang + tên (phương án 2) -> mặc dù thông tin bài bao gồm cả các thông tin liên quan tới cái chết của chủ thể. Tuy nhiên, sau khi thảo luận thì phương án 2 hầu như không còn ai chọn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:57, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tựu chung lại thì quan điểm của tôi là phương án 1 thì bạn không có phản đối gì. Điều quan trọng ở đây là đối với các bài viết không đủ nổi bật để có thể tách riêng hai phần ra là "Cái chết" và "Tang lễ/quốc tang" thì đặt tên bài như thế nào là phù hợp. Trong trường hợp ngược lại (tách riêng được hai bài), tôi đồng tình với Nguyenmy2302. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 10:10, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Pminh141 [ Thảo luận ] 08:11, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Mình đồng ý với option này. Thực tế chỉ có ít trường hợp được tổ chức tang lễ theo nghi thức Quốc tang là người đã hoặc đang giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các trường hợp khác do Trung ương quyết. Còn lại sẽ là các nghi thức khác như Lễ tang cấp Nhà nước, v.v. Nên nếu chủ thể đã được truyền thông chính thống ghi được tổ chức theo nghi thức Quốc tang thì cứ để tên bài là "Cái chết và quốc tang ...". Về chữ "cái chết" thì vẫn nên giữ do trong bài còn có nói về nguyên nhân cái chết và các vấn đề liên quan, chữ "cái chết" nếu xét về mặt bách khoa thì có thể không "thô" lắm. Trương Bá Bình Phương (thảo luận) 12:05, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 2

sửa

Quốc tang + X

  1.  Đồng ý Lý do đã nêu ở phần Ý kiến. Trương Minh Khải (thảo luận) 11:31, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Tên gọi phổ biến tại Việt Nam. Squirrel (talk) 11:50, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Tôi chốt sổ chọn phương án này theo ý kiến của Trương Minh Khải. Tên phổ biến hơn ở Việt Nam khi nói về sự ra đi của các vị lãnh đạo, quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước. Không nói nhiều! محمد يناقش 12:04, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mohammed07102007 Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam Lí do của bạn không hợp lí. Vậy tức là tên này chỉ có thể áp dụng tại Việt Nam? Thế các bài tương tự về các nguyên thủ nước ngoài thì sao? – I So bad 09:44, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Phương án 1 có phần hơi thô thiển. Billcipher123 (thảo luận) 12:30, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Phương án 1 nghe có vẻ dịch từ nước ngoài, không phù hợp với Việt Nam. TuQuyet thảo luận đóng góp 13:32, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Tuquyet2457 Mời bạn đọc, Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Có rất người Việt sống ở nước ngoài, và họ vẫn dùng Wikipedia thường ngày. Wikipedia tiếng Việt không chỉ để phục vụ cho người Việt ở VN. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:07, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Phương án súc tích. Chúng ta không nhất thiết phải bắt chước theo cách đặt tên của bên En. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:21, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 3

sửa

Cả hai phương án 1 và 2, xét theo từng bài. "Cái chết và tang lễ/quốc tang..." và "Quốc tang...". Có thể tách "quốc tang/tang lễ" và "cái chết" thành bài riêng nếu đủ thông tin độc lập.

  1.  Đồng ý Cần tách bạch giữa cái chết và tang lễ, vì cái chết có thể khai thác thành một bài riêng nếu nó có đủ thông tin để đứng độc lập mà? Trường hợp này mình nghĩ là xét theo từng case, tạo thảo luận gộp nhất như này sẽ bị rối và khó thực hiện. Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:26, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Một ví dụ là cái chết và tang lễ của tổng thống John F.Kennedy. Cái chết của ông được tạo một bài riêng, và quốc tang của ông cũng được tạo riêng một bài như vậy. Không phải có thể linh hoạt sao? Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:32, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Kennedy bị ám sát nên mới tách ra thành 2 bài. 99% các trường hợp thì chỉ có 1 bài về cái chết + tang lễ thôi. Phương án này không giải quyết được vấn đề. Trong trường hợp chỉ có 1 bài (đại đa số trường hợp) thì đặt tên bài như thế nào? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:32, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thì như mình đã đề xuất ở đầu đề mục, có thể linh hoạt gộp chung hoặc tách riêng nếu đủ điều kiện – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:50, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Vậy trong trường hợp không đủ nổi bật để tách làm hai, bạn cũng có thể gộp nó lại là một bằng cách gọi tên chung là "Cái chết và quốc tang/tang lễ" mà nhỉ?  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 07:41, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Như mình đã nói, có thể linh hoạt ở cả hai trường hợp. Cố định theo một quy cách đặt tên chung e sẽ khó và việc này cũng khá tốn thời gian. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:17, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Giả sử phương án 3 được chọn thì tôi thấy cộng đồng sẽ bị rất tốn thời gian tranh cãi. Ví dụ, tranh cãi về tên bài quốc tang Nguyễn Phú Trọng tăng 1 xong, tăng 2 là về tên bài quốc tang Võ Nguyên Giáp và tăng 3, 4, 5 vân vân ở mấy bài khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:36, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Từ trước đến nay các bài viết về cái chết và tang lễ của các chính khách đều linh hoạt giữa việc tách riêng và gộp chung mà? Nếu là tranh cãi về cách dùng từ liên quan tới "chết" thì không nói, nhưng đây là đang thảo luận việc "thống nhất" hai phương án mà hoàn toàn có thể xử lý case by case được, và về tính chất "tang lễ" và "cái chết" của một người hoàn toàn khác nhau. Cố gắng đi theo một phương án duy nhất sẽ khiến việc đặt tên bài trở nên rắc rối và vô tình khiến một số không nhỏ bài có cách đặt tên nằm ở giữa hai phương án vướng phải tranh cãi. Bạn cũng đâu thể khẳng định 99% bài viết thuộc thể loại này từ trước đến nay chỉ có duy nhất kiểu gộp tang lễ với cái chết thành một? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:57, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Tôi tham khảo bên En thì thấy trên 90% các trường hợp đều gộp chung cái chết và tang lễ thành 1 bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:27, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thực ra 10% đã đủ ngốn hết nhân lực dự án rồi chứ không cần hơn đâu bạn. Cái nào tối ưu nhất thì chọn thôi, và mình nhận thấy phương án linh hoạt này sẽ giải quyết được vấn đề. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:23, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Phương án của bạn là hợp lý (không có gì phải bàn cãi). Bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi. Những trường hợp cái chết + tang lễ/quốc tang được gộp lại thành 1 bài thì bạn chọn cách đặt tên như thế nào? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:15, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thảo luận hiện tại nếu theo tiêu đề thảo luận thì có lẽ chủ yếu bàn về "sự qua đời". Mà đã "qua đời" thì sẽ có "tang lễ", điều khá hiển nhiên với các "nhà lãnh đạo cấp cao". Trường hợp "nhà lãnh đạo cấp cao" qua đời mà không có tang lễ thì có thể xảy ra không? Tôi chưa đọc bài nhưng có thể bài Cái chết của Adolf Hitler có thể thỏa mãn? Dang (thảo luận) 15:50, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Dang Tang lễ và quốc tang là khác nhau mà bạn. Người bình thường khi chết thì gia đình tổ chức tang lễ. Nguyên thủ quốc gia khi chết thì nhiều người được tổ chức quốc tang. Những trường hợp không có tang lễ/quốc tang thì dễ rồi (có gì phải bàn cãi?), cứ đặt tên cái chết của + X. Vấn đề tranh cãi nảy sinh khi gộp chung thành 1 bài thì sẽ đặt tên bài như thế nào? 90% các trường hợp sẽ không đủ thông tin để tách thành 2 bài riêng cho cái chết và tang lễ/quốc tang. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:39, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Phương án 1 đã có điều chỉnh thêm và tôi nghĩ là hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần thông báo ký lại vì rõ ràng điều chỉnh này đã thêm "quốc tang" vào trong công thức. @Khangdora2809: Mời bạn Khangdora cho ý kiến về điều chỉnh này của Phương án 1. Dang (thảo luận) 00:53, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest Mình thấy nó cũng hợp lý, nên không có ý kiến về việc thay đổi này.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:26, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Một điều chỉnh hợp lý cho phương án 1 có thể là "Cái chết (và tang lễ) của + X" vì có thể có trường hợp hiếm không tổ chức tang lễ, hoặc muốn tách bài "tang lễ" ra bài riêng? Dang (thảo luận) 15:57, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Dang Nếu tách thành 2 bài thì còn gì để tranh cãi nữa? Bây giờ không tính các trường hợp tách thành 2 bài. Những trường hợp chỉ có 1 bài bao gồm cái chết + tang lễ/quốc tang thì các bạn chọn phương án đặt tên như thế nào? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:32, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Oke. @Nguyenmy2302: Theo lập luận này thì không cần phải rườm rà hóa chuyện "tính duy nhất". Nếu bài đủ khả năng tách bài thì nó không thuộc diện quan tâm của thảo luận này. Mời thảo luận thêm nếu có vấn đề. Dang (thảo luận) 00:56, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest Nếu vậy thì phải làm rõ ở đầu biểu quyết chứ, mình đọc không thấy giới hạn chỉ ở một bài, nên mới đề xuất thêm phương án này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:16, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Chúng ta chỉ mở đồng thuận khi có tranh cãi. Những trường hợp cái chết + tang lễ/quốc tang được tách thành 2 bài thì cách đặt tên bài là quá rõ ràng (có 0 tranh cãi). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:14, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Phương án này hợp lý và linh hoạt. Billcipher123 (thảo luận) 10:06, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Billcipher123 Phương án này tôi thấy sẽ không giải quyết được dứt điểm tranh cãi. 99% các trường hợp chỉ có 1 bài về cái chết lẫn tang lễ/quốc tang chứ không phải tách thành 2 bài. Một số vụ việc khác xét case by case là ok, còn vụ này tôi thấy xét case by case có vẻ không ổn. Bất cứ bài nào cũng nhắc về cái chết + tang lễ/quốc tang thì xét case by case như thế nào? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:12, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Tựu trung tôi thích tính linh hoạt của phương án này. Tôi cũng thấy lập luận của bạn Nguyenmy2302 có lý như ở trên. Billcipher123 (thảo luận) 13:06, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 4

sửa

X qua đời và lễ tang/quốc tang

Sở dĩ mình đưa ra phương án này bởi nó đáp ứng đủ các tiêu chí của phương án 1 đồng thời sử dụng từ "qua đời" thay cho "cái chết" sẽ hợp lý hơn cũng như phổ biến hơn. Mời các bạn tham khảo bài Fidel Castro qua đời và quốc tang đang đặt tên theo cách này. Tĩnh Tâm Tự Tại 16:24, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

  1.  Đồng ý Tôi đồng ý với phương án này của Tuyenduong97. Từ "qua đời" sẽ hợp lý hơn "cái chết" rất nhiều. محمد يناقش 02:47, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tôi cũng đã nghĩ đến phương án này, nghe hợp hơn dùng từ "cái chết" ở số 1. Squirrel (talk) 09:36, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phương án 5

sửa

Đặt tên theo quy cách tương tự Wikipedia tiếng Anh. Quy ước được chia ra bốn trường hợp:

  1. Cái chết và quốc tang + X (dùng cho bài viết được khai thác cả hai bối cảnh "trước khi và sau khi mất" và chủ thể phải ĐƯỢC tổ chức dưới hình thức quốc tang). Xem [1]
  2. Cái chết và tang lễ + X (dùng cho bài viết được khai thác cả hai bối cảnh "trước khi và sau khi mất" và chủ thể KHÔNG được tổ chức dưới hình thức quốc tang). Xem [2]
  3. Quốc tang + X (dùng cho bài viết được khai thác chỉ ở bối cảnh "sau khi mất" và chủ thể phải ĐƯỢC tổ chức dưới hình thức quốc tang). Xem [3]
  4. Tang lễ + X (dùng cho bài viết được khai thác chỉ ở bối cảnh "sau khi mất" và chủ thể KHÔNG được tổ chức dưới hình thức quốc tang). Xem [4]

P/S: State funeral = quốc tang; funeral = tang lễ thông thường

  1.  Đồng ý Phương án súc tích và bao quát về mọi mặt. Cách đặt tên này bên Wikipedia tiếng Anh đã giải quyết được rất nhiều trường hợp (áp dụng cho chủ thể từ mọi đất nước, bối cảnh và giai đoạn khác nhau) vì nội dung khai thác trong bài viết có chủ thể khác nhau quyết định tiêu đề bài viết phải có tính nhận dạng. Quy định có tính chất liên kết và tham khảo lẫn nhau vì bất kể Wiki tiếng Việt hay tiếng Anh cũng cùng như nhau có bài về những con người này. Phong Đăng (thảo luận) 08:29, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

sửa
 –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 11:14, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Mohammed07102007, SecretSquirrel1432Thành viên:Billcipher123 Mời các bạn đọc các lập luận mà bạn Khang mới bổ sung ở dưới và cân nhắc lại lá phiếu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:26, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi đã đọc ý kiến của các bạn thảo luận trong link này. Cá nhân tôi ủng hộ phương án 2, tôi cho rằng vi Wiki cũng đã có một số bài như Quốc tang Võ Nguyên Giáp và bài này cũng có bàn về đánh giá, phản ứng hay diễn biến cái chết của cá nhân đó, do đó chúng ta cũng nên đặt tên tương tự cho các bài có nội dung tương tự, tên bài cần ngắn gọn và không nên quá chi tiết như phương án 1. Tên bài là cái bao quát, trong nội dung thì chúng ta ghi thêm về đánh giá, phản ứng hay diễn biến cái chết của cá nhân đó là chuyện bình thường, miễn là có liên quan trực tiếp chứ không phải thông tin bên lề. Trương Minh Khải (thảo luận) 11:31, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Trương Minh Khải Bạn nói "tên bài là bao quát", nhưng vấn đề ở chỗ "quốc tang" được hiểu nghi thức lễ tang cao nhất của nhà nước, việc này phải do cơ quan nhà nước hay chính phủ quy định, trong khi đó, thảo luận này cần tìm ra sự "thống nhất" để tránh gây tranh cãi sau này. Một số lãnh đạo cấp cao trong một số trường hợp khác sẽ có thể bị một vài lý do nào đó, không tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao của nhà nước chẳng hạn thì việc sử dụng cụm từ "quốc tang" chung sẽ là không phù hợp trong trường hợp này. Bạn có lẽ cũng đã đọc bỏ sót nội dung cần bàn luận là "thống nhất cho toàn bộ bài viết bao gồm trong và ngoài Việt Nam có chủ đề tương tự" chứ không chỉ riêng tại Việt Nam mà việc bạn đưa ra một số bài viết chỉ là ở Việt Nam. Không chỉ enWiki mà zhWiki cũng sử dụng cụm từ "cái chết" cho các bài viết có nội dung tương tự cho các lãnh đạo cấp cao của họ: zh:江澤民之死, zh:毛泽东之死, zh:邓小平之死... Tôi thấy mọi người cũng đã quá hiểu sai về cụm từ "cái chết", nó đơn giản ám chỉ việc "qua đời" thôi. Nếu như oke không phù hợp và nhạy cảm, bạn cũng có thể đề xuất về cụm "Qua đời và tang lễ của + X". Việc chỉ còn "Quốc tang" là quá tối giản và nội dung bài viết cũng sẽ bị giới hạn.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:22, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: tôi tán thành ý kiến này của bạn: "một số trường hợp khác sẽ có thể bị một vài lý do nào đó, không tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao của nhà nước chẳng hạn thì việc sử dụng cụm từ "quốc tang" chung sẽ là không phù hợp". Tôi nghĩ nếu bạn lo về việc không tổ chức quốc tang thì tên bài nên là "Tang lễ + X", trong nội dung bài sẽ nói rõ tang lễ này có phải quốc tang không (thực ra quốc tang cũng chỉ là 1 hình thức làm tang lễ ấy mà) và tôi vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng trong bài về tang lễ thì "ghi thêm về đánh giá, phản ứng hay diễn biến cái chết của cá nhân đó là chuyện bình thường", tôi thấy đặt tên bài viết bách khoa vẫn nên ngắn gọn thì tốt hơn dài dòng vì trong từ "Tang lễ" đã bao hàm ý "Cái chết" rồi, thông thường phải chết trước thì mới có tang lễ chứ (trừ trường hợp Trạng Quỳnh chơi khăm Chúa Trịnh trong truyện dân gian, nhưng không phổ biến). Bạn nghĩ ghi "Quốc tang" là quá tối giản thì tôi cũng tán thành, nhưng mà nếu sửa thành "Tang lễ" thì tôi thấy ổn rồi và vẫn không cần từ "cái chết" đâu. Còn ý bạn cho là "nội dung bài viết cũng sẽ bị giới hạn" thì tôi nghĩ còn phụ thuộc tác giả viết chính của bài nghĩ sao nữa, ví dụ tôi viết thì khác bạn viết chứ. Tuy nhiên phương án tôi mới đề xuất là "Tang lễ + X" chưa thấy có biểu quyết, mà phương án 1 tôi cũng không tán thành, phương án 3 chưa giải thích xong nên thôi tôi cứ tạm để phiếu ở phương án 2 vậy. Trương Minh Khải (thảo luận) 15:02, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Vậy bài Cái chết và tang lễ của Elizabeth II của Anh cũng sẽ được đổi tên lại? Dang (thảo luận) 12:55, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chắc là như vậy. Bài bên enwiki chỉ ra đây là state funeral nên tên bài dịch thành quốc tang là sát rồi. Nhưng còn với rất nhiều bài khác bên enwiki về thể loại sự kiện này nhưng không ở cấp độ state (ở đây rất nhiều) thì phương án 1 cho đến hiện tại vẫn là tốt nhất, vì phương án 2 không áp dụng được trong trường hợp này. –  NewUniverse thảo luận 13:12, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @NewUniverse, @Khangdora2809: Theo tôi nên đổi lại định hướng thảo luận, đó là nếu người qua đời được một quốc gia tổ chức lễ tang theo hình thức quốc tang, thì tên bài sẽ theo định dạng "Quốc tang + X". Như vậy, đối tượng không nhất thiết bị giới hạn trong phạm vi chính khách, cũng như không ảnh hưởng đến tên bài của các nhân vật không được tổ chức quốc tang. Bạn Khangdora nghĩ sao? Nếu thay đổi quy ước thì có lẽ cần thông báo ký tên lại (theo quy định). Dang (thảo luận) 13:34, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Điều này cũng đảm bảo cho trường hợp hiếm "nhà lãnh đạo cấp cao" không được tổ chức quốc tang khi qua đời, ví dụ như vì lý do đặc biệt nào đó: phản quốc, v.v... Dang (thảo luận) 13:53, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cách này vẫn còn gây ra lỗ hổng (tôi nghĩ gây tranh cãi phần nào). Cần xem định nghĩa quốc tang và quy trình (tại Chương II), lấy nghĩa tại VN và ngoài nước thì "quốc tang" là quá trình từ sau khi người mất như thông báo từ chính phủ, lễ viếng và công đoạn tổ chức... có sự cho phép từ chính phủ. -> "Quốc tang" không bao gồm nói về giai đoạn, tình trạng (sức khỏe...) trước khi mất. Theo cách này, nếu đổi các chủ thể cấp quốc gia theo luật "Quốc tang + X" thì Cái chết và tang lễ của Elizabeth II của Anh hay Cái chết và tang lễ của Leonid Brezhnev không hợp lệ (vì bài viết bao gồm cả bối cảnh chủ thể trước khi mất + quá trình quốc tang sau này). Ngược lại, bài về ông Trọng, Quốc tang Võ Nguyên GiápQasem Soleimani thì hợp lệ nếu theo đề xuất các tv đang ủng hộ (vì chỉ viết về quá trình sau khi mất đến quy trình được "quốc tang"). Cần giải quyết điểm này. Phong Đăng (thảo luận) 14:21, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Sau khi đọc lại tôi thấy các bài Quốc tang Nguyễn Phú Trọng, Quốc tang Trần Đại Quang và bài Quốc tang Võ Nguyên Giáp theo đặt đúng phải theo đề xuất 1 (vì có nhắc giai đoạn bối cảnh + quá trình lễ). Phong Đăng (thảo luận) 14:28, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest Vậy thì việc sử dụng cho cụm từ "tang lễ" theo tôi không phải là phổ biến hơn sao? Việc cử hành "tang lễ" đó như thế nào sẽ phụ thuộc vào quốc gia đó, miễn là người đó đủ nổi bật để có bài viết riêng về "tang lễ" và "cái chết" ("qua đời") của mình. Các cụm từ như "quốc tang" có thể dẫn trở về bài viết gốc.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:11, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy 2 cách đang đề xuất có phần chưa ổn về mọi mặt (chưa giải quyết thỏa các vấn đề) nên muốn đưa ra một phương án giải quyết được tình trạng mình đang khúc mắt này. Theo đó, tên bài viết về chủ thể chính trị sẽ được đổi theo quy ước 4 trường hợp sau:
1. Qua đời và quốc tang + X (áp dụng cho các bài viết về chủ thể được tổ chức "dưới hình thức quốc tang" có các mốc sự kiện như: Diễn biến trước và sau khi mất).
Ví dụ: [5][6][7][8][9]
2. Qua đời và tang lễ + X (áp dụng cho các bài viết về chủ thể "chỉ được tổ chức dưới hình thức tang lễ hoặc tang lễ cấp cao" có các mốc sự kiện như: Diễn biến trước và sau khi mất)
Ví dụ: [10][11][12][13]
3. Quốc tang + X (áp dụng cho bài viết về chủ thể chỉ bao gồm "quá trình" tang lễ dưới "hình thức quốc tang")
Ví dụ: [14][15][16][17] (trường hợp cuối này tên bài viết nếu đúng sẽ theo quy ước như các tên còn lại nhưng tiêu đề vẫn chưa được đổi)
4. Tang lễ + X (áp dụng cho bài viết về chủ thể chỉ bao gồm "quá trình" tang lễ dưới "hình thức thông thường")
Ví dụ: [18][19][20][21]
Tham khảo thêm: [22][23]
Cách này khá linh hoạt. Tôi nghĩ giải quyết được các tiêu đề tình trạng bài viết khác nhau, cũng như đáp ứng tiêu chí WP:TENPHOBIENđộ chi tiết của tên. Tôi nghĩ cách này là ổn vì quy định là để giảm tình trạng tranh cãi sau này, tín nhiệm thêm quy định nhưng có tình trạng thiếu tính linh hoạt thì thà rằng chẳng nên có quy định nào thêm cả (cứ case by case basis). Nếu có gì thêm, hy vọng các tv góp ý. Phong Đăng (thảo luận) 18:07, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Màu mè quá, tôi đơn giản chỉ thấy có 2 thể loại thôi. Thể loại 1: nguyên thủ quốc gia có quốc tang thì đặt tên bài là quốc tang + tên. Thể loại 2: không có quốc tang, đặt tên bài là cái chết của + tên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:22, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thực ra phần bối cảnh trước khi mất có thể chuyển hết qua bài chính về lãnh đạo đó, còn bài này sẽ chỉ tập trung vào diễn biến sau khi qua đời. Như vậy, sẽ hợp cả về tên cũng như nội dung không quá thừa thãi. Tĩnh Tâm Tự Tại 00:57, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tuyenduong97 "Có thể" nhưng chưa xảy ra, và đó hiện tại không phải là cách các bài viết đang được tuân theo. Mời tham khảo các bài viết tại đây (đều có các mốc sự kiện trước và sau khi chủ thể mất). Phong Đăng (thảo luận) 04:17, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@P. ĐĂNG Thay vì vậy, theo tôi, bạn cứ gộp lại "Qua đời và tang lễ + X" hoặc "Tang lễ + X" là đã đủ. Dẫn hướng các cụm "Quốc tang" trở về bài viết gốc.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:09, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Khangdora2809 Tôi có lường trước được cách viết này. Tuy nhiên nảy sinh bất lợi như sau. Trường hợp 1, [24][25] hai cách đặt tên này sẽ gặp trục trặc do đối nghịch bối cảnh với nhau (cả hai đều là người đứng đầu nhà nước nhưng nguồn thứ nhất chủ thể được tổ chức theo hình thức "quốc tang", nguồn thứ hai thì không do người này từ chối). Vậy cách đặt "Qua đời và tang lễ + X" là quá tựu trung cho vấn đề này (không phân biệt được hai chủ thể khác nhau). Trường hợp thứ 2, chính là đụng chạm quy định và quy ước "có thể xảy ra và đề xuất sau này", tức nếu tôi đề xuất ở một cuộc thảo luận khác nhằm đặt tên cho những người đứng đầu chính phủ (cho trường hợp thứ hai) họ không có "quốc tang" thì sẽ hợp với đề xuất "Qua đời và tang lễ + X". Cách giải quyết cho vấn đề này nếu vẫn muốn dùng "Qua đời và tang lễ + X" (cho hai trường hợp tôi nêu) thì các tv sẽ ghi rõ trong một bài viết tang lễ đó được tổ chức dưới hình thức nào (báo chính phủ, Đảng nhà nước VN có thông báo theo cách này). Đây là cách tôi nghĩ giải quyết được tình trạng này vì đề xuất bạn bỏ phiếu vẫn có bất lợi chưa bao hàm. Trường hợp khác "Tang lễ + X" của bạn đối chiếu theo đề xuất phía trên của tôi thì nó không giải quyết được cho nhau ở trường hợp 3 và 4. Tôi nghĩ tốt nhất vẫn nên phân biệt ra cả 4 trường hợp = 4 quy ước. Phong Đăng (thảo luận) 04:10, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn muốn đề xuất 4 quy ước khác nhau thì cứ việc đề xuất theo kiểu đặt tên bài theo En là đủ. Đây có thể là phương án 3 cho cộng đồng chọn. Quan điểm của tôi thì chỉ có 2 trường hợp. Cuộc đồng thuận này sẽ chốt kèo cách đặt tên cho những nhân vật có quốc tang. Những nhân vật không có quốc tang thì đặt tên theo format cái chết của + tên -> tang lễ sẽ thành mục con trong bài chứ không nhất thiết phải viết vô tiêu đề. Tang lễ đi kèm với cái chết mà, đó là chuyện dễ hiểu. Người bình thường nào chết rồi cũng có tang lễ (nhỏ hoặc lớn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:36, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam, vì vậy các thành viên tham gia cần tránh giới hạn thảo luận ở quốc tang của các nguyên thủ quốc gia tại VN thay vì trên thế giới nói chung. Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:43, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Do chưa đọc các thảo luận mới nên chưa rõ sao mọi người lại đổi ý. Hiện tôi muốn phân tích chút về từ "cái chết", được cho là "hơi nặng nề", "mất tính trang trọng" theo thành viên Tuyenduong97 và có thể là một số bạn khác. Các thảo luận ở đây chủ yếu là lý luận, có thể còn thiếu khả năng dẫn chứng. Như vậy, hãy xem thử một số tư liệu sau về trường hợp của Võ Nguyên Giáp cách đây khoảng 10 năm:
    Báo chí trong nước:
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hòa mình vào đất mẹ (VnExpress)
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng vào hồi 18h09 ngày 4/10 tại Bệnh viện Quân y 108, nơi ông được các chuyên gia y tế chăm sóc suốt 4 năm qua. Cùng với nỗi tiếc thương của người dân cả nước, độc giả VnExpress đã gửi hàng chục nghìn lời tưởng niệm, tiễn biệt ông sau mỗi bài báo, từng dòng tin. Có người nói cái chết của ông đã ươm mầm cho những điều tốt đẹp mới sinh sôi.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hiển thánh (VTC News)
    Cái chết của một con người đã quy tụ cả một hào khí thiêng liêng của cả một dân tộc.
    Dư luận quốc tế trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (CAND)
    Tờ Liberation của Pháp chiều 5/10 có bài “Cái chết của Tướng Giáp, người chinh phục Điện Biên Phủ”, trong đó cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là kiến trúc sư của các chiến thắng của Việt Nam đối với Pháp-Mỹ, và thành công đã khiến ông trở thành “biểu tượng phổ biến".
Cơ quan Đại học Đà Nẵng tổ chức chiếu phim tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và theo dõi trực tiếp Lễ truy điệu Đại tướng (Đại học Đà Nẵng)
Mỗi người chúng ta tự đốt nén tâm hương tưởng niệm vị đại tướng lừng danh trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Sự ra đi của ông như thể níu kéo mọi người lại gần với nhau hơn. Và tự trong lòng mỗi người, chúng ta đều biết hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ còn sống mãi với lịch sử, với đất nước, với nhân dân Việt Nam.”
Báo chí hải ngoại:
Cái chết của một danh tướng QÐND Việt Nam còn nhiều tranh cãi (VOA)
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một danh tướng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vừa nằm xuống hôm mùng 4 tháng 10 năm 2013 vừa qua tại Hà Nội, hưởng đại thọ 103 tuổi. Cái chết này đã đưa đến những phản ứng trái ngược trước công luận người Việt Nam trong và ngoài nước.
Tướng Giáp - người hùng và nghịch lý (BBC)
Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một điều bất ngờ, thế nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng đó là sự ra đi của một nhân vật vĩ đại trong lịch sử thế giới.
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền (RFI)
Sự bối rối của chính quyền Việt Nam đã thể hiện qua việc báo chí chính thức đưa tin chậm trễ về cái chết của tướng Giáp, trong khi tin này từ hôm qua đã được lan truyền trên mạng và được các phương tiện truyền thông quốc tế loan tải chỉ vài giờ sau khi ông qua đời.
Những góc nhìn trái chiều về Đại tướng (RFA)
Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tuần lễ vừa qua đang khuấy động xã hội miền Bắc một cách tích cực hơn bao giờ hết.
Khoảng trống trong đời Tướng Giáp (BBC)
Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khép lại một chương bi thương trong lịch sử chung của hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nhìn chung, từ "cái chết" có ý nghĩa riêng của nó, và không phải lúc nào cũng có từ thay thế tương đương. Dang (thảo luận) 14:39, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Dù wikipedia tiếng Việt không phải là wikipedia Việt Nam nhưng phải đến 90% người đọc wikipedia tiếng Việt là người dân Việt Nam sống ở Việt Nam, 10% còn lại là Việt Kiều và người nước ngoài. Và khi người dân tìm kiếm trên google, họ sẽ tìm là quốc tang X hay X qua đời, mất hay từ trần chứ rất ít người tìm kiếm cái chết của X hay X chết'. Tĩnh Tâm Tự Tại 14:57, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
WPTV không phải WP Việt Nam, không phụ thuộc vào ảnh hưởng hay thói quen của người dân từ một đất nước. Bạn cần làm rõ điều này để tránh bị nhập nhằng trong việc suy xét các phương án trong quá trình thảo luận. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:03, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Wikipedia:Tên bàiWikipedia:Tên bài/Dịch đầy đủ từ en.wiki Từ ngữ phổ biến ở Việt Nam là gì chắc các bạn phải biết chứ. Tĩnh Tâm Tự Tại 15:15, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể thêm các option như "Sự mất", "Sự qua đời", "Sự từ trần"... Cần trợ từ "sự" để danh từ hóa động từ. Dang (thảo luận) 15:39, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nếu là tôi thì gõ tên nhân vật, nếu trong bài viết có mục "Bài chi tiết: xxx" thì mới bấm tiếp. Vì rất ít các sự kiện "chết" được có bài riêng. Đa phần thông tin về "cái chết" nằm trong một mục của bài viết chính về nhân vật. Gõ thêm nữa thì từ khóa sẽ dài và hiếm khi có người dùng tìm kiểu vậy. Dang (thảo luận) 15:06, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nhưng đại đa số người dùng mạng không biết sử dụng hết chức năng của wiki đâu. Hiện tại đang trong thời gian chuẩn bị quốc tang thì chỉ cần tìm kiếm tên là ra cả bài tang lễ rồi nhưng tầm 5 - 10 năm nữa thì chủ yếu sẽ chỉ hiện thông tin về người đó khi còn sống thôi. Nên xét cho cùng tên vẫ cần phải là tên phổ biến ở Việt Nam. Tĩnh Tâm Tự Tại 15:21, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Chuyện thói quen người dùng là thế nào thì tôi và bạn đều không chắc chắn. Tôi chỉ thấy là bài viết, ngay dưới các tiêu đề có thể có dòng "Bài chi tiết". Nó chỉ là một liên kết bình thường, bấm vào thì đến bài đó thôi, như các wikilink khác. Tôi không nghĩ có gì khó khăn ở đây. Dang (thảo luận) 15:37, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bạn không chắc chắn? Vậy bạn có thể xem qua phần đề mục của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam hiện nay là qua đời hay cái chết? Tĩnh Tâm Tự Tại 16:16, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thói quen ở đây là cách tương tác của user với giao diện, ý tôi là về mặt kỹ thuật, không phải nội dung. Dang (thảo luận) 16:50, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
ok bạn, mình đọc nhầm, nhưng dù gì thì tại wikipedia tiếng Việt qua đời vẫn được sử dụng nhiều hơn cái chết. Tĩnh Tâm Tự Tại 17:27, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Tuyenduong97 Đâu nhất thiết bạn phải tìm kiếm y chang tên bài viết thì Google mới hiển thị nó đâu bạn. Mình lấy ví dụ như:
- Cái chết của Mèo Béo thì gõ "Mèo Béo" là đã có thể tìm kiếm được bài viết này;
- Công nhận các cặp cùng giới ở Việt Nam thì gõ "Hôn nhân LGBT Việt Nam", "Hôn nhân cùng giới vn",...
- Vụ án Vạn Thịnh Phát thì gõ "Vạn Thịnh Phát" thậm chí đã ra, thay vì dẫn về bài viết chính thì Google lại dẫn về vụ án này. Hay "Vụ án Trương Mỹ Lan", Google cũng có gợi ý về "Vụ án Vạn Thịnh Phát".
Trên đây mình cũng chỉ ví dụ những điển hình cho bạn xem, bạn có thể thử thêm ở các bài viết khác. Ngoài ra, với việc dẫn về từ bài chính (bài chủ thể) thì bạn cũng không cần phải lo người ta sẽ không tìm thấy bài viết trên Wikipedia khi được đặt là "Cái chết và tang lễ của X".  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 15:22, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Mình vẫn giữ quan điểm cũ bài viết nếu có phần qua đời thì nên dùng từ qua đời cho cái chết như "Sự qua đời và tang lễ của X" hay "X qua đời và tang lễ" Tĩnh Tâm Tự Tại 16:18, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Một số tít dùng từ "cái chết" của báo chí Việt Nam khi nói về các nguyên thủ, lãnh đạo quốc gia khác:
Dang (thảo luận) 15:13, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Plantaest Cũng khá hợp lý. Từ "qua đời" là một động từ (Ví dụ: Ông X qua đời; không phải qua đời ông X). Trong trường hợp lấy ý đầu câu theo cấu trúc S và S đi trước + các vế theo sau, việc dùng "cái chết" khá ok và hợp logic. Phong Đăng (thảo luận) 08:17, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
xin lỗi, mình sẽ chú ý hơn, ko lắm chuyện nữa - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 01:42, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.