Lưu 95 Lưu 99 Lưu 100 Lưu 101 Lưu 102 Lưu 103 Lưu 104

Tuần tra Wikidata

Các tuần tra viên xin hãy dành thêm chút thời gian kiểm tra định kỳ Wikidata qua công cụ giám sát phá hoại Wikidata nhãn tiếng Việt. Phá hoại đang diễn ra thường xuyên ở đây và ảnh hưởng nghiêm trọng đến bài viết khi các thông tin sai lệch, bậy bạ hiển thị ngay đầu mọi bài viết trên giao diện di động mặc định (hoặc giao diện web có sử dụng các tiện ích lấy thông tin từ Wikidata) nhưng lại thường bị bỏ qua. Bất cứ ai cũng có thể sửa các nhãn mô tả này và chúng đang thường xuyên bị lạm dụng. minhhuy (thảo luận) 08:15, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

  •   Ý kiến Nhân lực tuần tra trên Wikipedia còn thiếu (phá hoại vẫn lọt lưới ở đây) thì lấy đâu ra nhân lực cho việc này? Tôi nghĩ nên đề xuất lên Phabricator tắt hiển thị mặc định thông tin từ Wikidata. Đó là phương án giải quyết tốt nhất. Wikidata chỉ nên dùng cho interwiki link, còn mọi thông tin của chủ thể phải nằm ở Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:01, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng khá tán thành việc này, nhưng e là quy trình đề xuất sẽ rất nhiêu khê và tốn không ít thời gian lẫn các cuộc thảo luận trước khi được thông qua, bởi đây đã là tính năng chung của mọi dự án Wikimedia từ lâu. minhhuy (thảo luận) 09:35, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy làm 1 cái đồng thuận kéo dài 2-3 tuần là đủ (dựa theo quy định Wikipedia:thảo luận cộng đồng). Tôi nghĩ yêu cầu tắt mặc định hiển thị thông tin từ Wikidata ở riêng Wikipedia Vi là ok. Tôi theo xu hướng không bày vẽ. Nhiều cái bày vẽ ra cuối cùng chết yểu vì không có đủ nhân lực. Ví dụ, Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật, Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫnWikipedia:Bình duyệt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:18, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Công cụ giám sát phá hoại nhìn thấy chán, nhạt nhẽo, không thấy gì đặc biệt. – eunn (meta · phab) 09:48, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nhìn cũng ổn, không đến nỗi xấu và lộn xộn như Thay đổi gần đây. Dang (thảo luận) 19:45, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Không cần đặc biệt, chỉ cần hữu ích là được. –  NewUniverse thảo luận 10:29, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Những thông tin hiển thị chủ yếu trên Wikidata là tựa đề (label), mô tả ngắn (description) và các tên gọi thay thế (aliases). Trong đó, shortdesc (a.k.a. mô tả ngắn) là nội dung được hiển thị ngay bên dưới tiêu đề trên giao diện Minerva (giao diện được dùng trên các thiết bị di động). Hiện nội dung mô tả này lấy từ khoản mục liên kết với bài viết trên dự án Wikidata - nên khi bài viết bị khóa, IP và các thành viên phá hoại bằng cách lên Wikidata và sửa mô tả tiếng Việt, khiến cho người đọc điện thoại vẫn nhìn được những nội dung phá hoại trên bài viết tưởng chừng như đã tránh được phá hoại thêm. Bài viết Antony Matheus dos Santos bị các tài khoản và IP phá hoại nặng nề đến mức bị khóa vô hạn, nhưng kể cả sau khi bị khóa trên viwiki, IP cũng biết cách nhảy sang Wikidata để tiếp tục phá hoại. Btw, không biết có nên sử dụng bản mẫu {{Mô tả ngắn}} không? Bản mẫu này giúp bài viết vẫn có mô tả ngắn gọn mà không phải mượn mô tả bên Wikidata, vì thế sẽ giảm được rủi ro phá hoại - do bản mẫu đặt ở bài viết nên khi bài viết bị khóa thì những thành viên không có quyền sửa đổi sẽ không sửa được bản mẫu mô tả ngắn này. Bản mẫu này được dùng rất nhiều bên enwiki và được chứng minh là khá hiệu quả trong việc giảm phá hoại liên quan đến mô tả ngắn. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 13:31, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tuy nhiên, bên jawiki đã quyết định không sử dụng bản mẫu này. – eunn (meta · phab) 14:04, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ không nên vì bản mẫu đó hình như phải cấu hình thêm gì nữa, chứ dùng bình thường thì không có tác dụng. Bên cạnh đó, để "di cư" (migrate) từ Wikidata sang bản mẫu Mô tả ngắn cũng không dễ, không đảm bảo dữ liệu được toàn vẹn. Dang (thảo luận) 19:40, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Không phải migrate, mà là "ghi đè" (override). Xem T184000. Cơ cấu chủ yếu của bản mẫu này là từ thần chú {{SHORTDESC:}} (gần tương tự {{DEFAULTSORT:}}). Nếu từ thần chú này trống, chỉ có duy nhất dấu cách, dấu chấm câu hoặc   thì hiển thị mô tả từ Wikidata (nếu bên đó có), ngược lại thì mô tả sẽ hiện nội dung từ từ thần chú đó. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 06:51, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Oke, đã hiểu. Mặc dù vậy tôi không nghĩ là họ có thể triển khai cái này cho một wiki nào khác enwiki, không phải vì lý do kỹ thuật, mà về khía cạnh ổn định hệ thống. Tôi thấy nên hỏi thăm dò thử rồi mới quyết định. Dang (thảo luận) 06:56, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi thấy cần làm rõ ràng. Vì sao người ta tìm ra được chỗ sửa mục mô tả trên Wikidata?
  • Nếu ở giao diện desktop, Wikipedia không hiển thị mô tả ngắn, và người ta muốn sửa thì phải nhấn liên kết "Khoản mục Wikidata" rồi mới qua đó sửa được. Ở đây, gần như người mới sẽ không quan tâm đến vấn đề này, vì không thấy mô tả ngắn và khó tìm ra chỗ sửa.
  • Nếu ở giao diện mobile web, thì mobile web có 2 giao diện:
    • Giao diện mobile web cơ bản (thường dành cho IP), chỉ hiển thị mô tả ngắn, không có liên kết "Khoản mục Wikidata". Do đó, ở đây, người mới gần như không thể sửa mô tả ngắn vì không có liên kết đến Wikidata.
    • Giao diện mobile web nâng cao (AMC mode), có hiển thị mô tả ngắn và có liên kết "Khoản mục Wikidata" trong menu Thêm. Nhìn chung, những ai bật được AMC thường là phải có tài khoản, có kinh nghiệm, nên tiềm năng phá hoại thấp hơn IP. Nếu cần ẩn nút "Khoản mục Wikidata" trên giao diện này thì chúng ta có thể làm ngay.
  • Nếu ở giao diện mobile app, thì theo tôi biết là có luôn nút Sửa mô tả ngắn rất tiện lợi, dù có đăng nhập hay không đăng nhập app, như vậy tiềm năng sửa đổi phá hoại đến từ đây là lớn nhất. Tôi nghĩ có thể đề nghị nhóm phát triển app iOS/Android tắt chức năng sửa mô tả ngắn? Nếu được thì sẽ giảm bớt mức độ phá hoại.
Dang (thảo luận) 20:07, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Dự án Zinnia cũng có mục liệt kê "Sửa đổi trên Wikidata", nhưng do giới hạn kỹ thuật nên sửa đổi tạp nham ngoài sửa mô tả của Wikidata cũng được hiển thị lên. Có lẽ cần nghiên cứu một module riêng sao cho giống công cụ "Wikidata vandalism dashboard" kia. Dang (thảo luận) 20:22, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Một giải pháp trước mắt là ẩn nút "Khoản mục Wikidata" trên giao diện desktop và mobile web nâng cao cho thành viên dưới mức autoconfirmed, điều này là trong tầm tay. Mọi người nghĩ sao? Dang (thảo luận) 01:23, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Cách này vô ích và không giải quyết được vấn đề. Những kẻ phá hoại dai dẳn họ có thể qua thẳng Wikidata để phá hoại. Do đó, ẩn nút "khoản mục Wikidata" là vô ích. Thể loại phá hoại nửa mùa thì họ phá hoại cao lắm 1-2 ngày là chán bỏ đi chơi game hoặc đú mxh rồi. Đề xuất của tôi ở trên mới giải quyết dứt điểm được tình trạng này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:35, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nhưng không đảm bảo đề xuất của bạn thực hiện được, khi mọi thứ nó đang link với nhau trong một hệ thống, xem m:Limits to configuration changes? Nếu muốn ẩn thì chúng ta có thể tự ẩn mô tả ngắn trên giao diện mobile web, còn mobile app thì nằm ngoài phạm vi của BQV giao diện. Dang (thảo luận) 06:40, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bởi vậy mới phải qua Phabricator yêu cầu nhờ họ làm giúp sau khi đạt đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:16, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Plantaest Nếu được thì anh thử hỏi trước bên Phab về tính khả thi trước, nếu được thì có thể mở thảo luận cộng đồng để giải quyết – I So bad 16:47, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đang lười ._. Dang (thảo luận) 12:16, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ai quan tâm thì người đó tự làm. Đó là cách hoạt động của Wikipedia từ lúc khai sinh tới giờ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:02, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Có một khoản mục mang tính quảng cáo https://www.wikidata.org/wiki/Q125253321. Chúng ta đã phát hiện và muốn xóa khoản mục này, nhưng chẳng có công cụ nào để xóa nó đi cả... – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 03:29, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bạn vào Tiện ích trong Tùy chọn và bật "RequestDeletion" lên. Nó sẽ tạo một mục thả xuống trong trình đơn "Thêm" ở thanh điều hướng để yêu cầu xóa khoản mục quảng cáo. minhhuy (thảo luận) 03:44, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đã gắn biển xóa nhanh theo tiêu chí G10 đối với tập tin này. Tập tin đó có trong khoản mục Q125253321 và được tải lên cách đây 1 ngày (mạo nhận năm 2008). – eunn (meta · phab) 05:09, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi vừa mới bắt được cả một ổ quảng cáo. Wikidata nhân lực quá mỏng, để lọt nhiều trường hợp vài năm mới bị phát giác. –  NewUniverse thảo luận 05:36, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thanks bạn! Nhiều bài PR bị xóa ở Wikipedia Vi, nhưng các trang tương ứng bên Wikidata thì không bị xóa do không có nhân lực quản lý bên đó. Wikidata là cái đống rác tạp nham. Do đó, tôi mặc kệ nó và không quan tâm lắm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:43, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hai bạn NewUniverse với Ayane Fumihiro chăm phết, cái trang yêu cầu xóa toàn khoản mục PR từ vi, dò tìm siêu thật. =]] Pminh141 [ Thảo luận ] 06:27, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Quan sát yêu cầu xóa của bạn thì một số khoản mục cũng thấy không quảng cáo cho lắm, chẳng hạn như Q112633731 (tôi thấy đủ nổi bật vì là đơn vị quản lý các doanh nghiệp bán lẻ đủ nổi bật). Dù sao, cảm ơn bạn. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 06:46, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Không phải lúc nào doanh nghiệp bán lẻ là đủ nổi bật. – eunn (meta · phab) 16:07, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Wikidata thì có thể áp dụng máy học để dò phá hoại, vì đặc trưng của nó khá hay là: (1) lượng thông tin ít, (2) có cấu trúc; nên rất phù hợp cho máy phân tích, hơn là các sửa đổi trên Wikipedia. Vấn đề chủ yếu là phải có người duyệt lần cuối trước khi bấm nút. Dang (thảo luận) 11:36, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hôm trước tôi có đọc bài bên SEO cũng dùng Wikidata để tạo thông tin đẩy từ khóa lên Google. Ngoài ra, xem brochure của một dịch vụ SEO, thì thấy họ có vẻ chuyển hướng sang wiki hàng xóm và né viwiki, có vẻ chúng ta xử lý gắt gao vấn đề spam, PR hơn các wiki khác. Dang (thảo luận) 11:45, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Viwiki đang làm rất tốt trong công tác xua đuổi đàn tu hú SEO đẻ trứng ở chốn này, tuy nhiên chúng đã bay sang "quần thể" khác để đẻ trứng. Có lẽ trách nhiệm của chúng ta nên chỉ dừng lại ở các dự án Wikimedia tiếng Việt (WP, wikiquote, ...) và một phần Wikidata, chứ các ngôn ngữ khác thì có người của họ rồi. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 15:50, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Chuẩn, nhà của người nào người đó lo. Wikidata có sập thì tôi cũng chả care, xin nói thẳng là vậy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:46, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Câu này làm tôi nhớ đến bài Cháy nhà hàng xóm trong sách giáo khoa bộ cũ. Danh tl 19:24, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đóng góp không công cho Wikipedia đã là đáng quý lắm rồi, không nên đòi hỏi hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:19, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Announcing the first Universal Code of Conduct Coordinating Committee

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Hello,

The scrutineers have finished reviewing the vote results. We are following up with the results of the first Universal Code of Conduct Coordinating Committee (U4C) election.

We are pleased to announce the following individuals as regional members of the U4C, who will fulfill a two-year term:

  • North America (USA and Canada)
  • Northern and Western Europe
  • Latin America and Caribbean
  • Central and East Europe (CEE)
  • Sub-Saharan Africa
  • Middle East and North Africa
  • East, South East Asia and Pacific (ESEAP)
  • South Asia

The following individuals are elected to be community-at-large members of the U4C, fulfilling a one-year term:

Thank you again to everyone who participated in this process and much appreciation to the candidates for your leadership and dedication to the Wikimedia movement and community.

Over the next few weeks, the U4C will begin meeting and planning the 2024-25 year in supporting the implementation and review of the UCoC and Enforcement Guidelines. Follow their work on Meta-wiki.

On behalf of the UCoC project team,

RamzyM (WMF) 08:15, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 23-2024

MediaWiki message delivery 22:33, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Dự án này mới được ra lò vào hôm nay. Ai có nhu cầu thì cứ việc hú 1 tiếng. Chúc cả nhà viết bài vui vẻ! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:05, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Không ổn lắm khi công khai mách nước tìm đến "web lậu" :-D . Việc này có thể gây nên các hệ lụy về bản quyền với các trang báo. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 03:38, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
User:Mongrangvebet Hình như bác sĩ nhầm rồi. Tôi bỏ tiền túi ra mua subscription đàng hoàng. Mấy trang báo chí có paywall không thể lách được nên web lậu không có. Web lậu dành cho mấy thể loại nguồn khác. Tôi thấy bình thường. Trên thế giới, mọi người vẫn xài web lậu để coi phim rạp và anime free. Tôi cũng xài hằng ngày đây (bình thường). Game cũng có bản lậu luôn (ví dụ, mấy game phải mua như GTA 5, Elden Ring vân vân). Ai có tiền thì mua, còn ai không có kinh phí thì quất bản lậu thôi. TQ còn chôm công nghệ của anh Mỹ công khai (tốn rất nhiều tiền và nhiều năm để nghiên cứu ra) mà anh Mỹ cũng chả làm gì được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:44, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Rất giàu nha, tôi ghi nhận lòng tốt của bạn. Nhưng mà sao không liên hệ với WVUG hay tổ chức nào đó khác để xin grant, kêu là cần tiền để mua sub. Đỡ phải bỏ tiền túi. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 10:14, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Rất tiếc, grant không bao gồm phạm trù này. Đây là dự án có quy mô nhỏ chứ không phải giàu gì đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:29, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nếu tổ chức có quy ước như en thì có thể xin grant. Còn mang tính bất chợt thì có lẽ không. Dang (thảo luận) 11:40, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Dang Tôi nghĩ là không được vì đây là phạm trù riêng. Chuyện cấp grant cho báo chí bị paywall là chưa bao giờ có tiền lệ ở bất cứ ngôn ngữ Wikipedia nào. Meta có cấp grant để một số tv collab với thư viện hoặc trường đại học để nghiên cứu và nâng cấp bài viết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:04, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Phải tranh thủ nhờ sáng lập viên mua ít bài báo chuyên ngành để viết, cảm ơn sáng lập viên :D. ✠ Tân-Vương  03:41, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
thành viên:ThiênĐế98 Mỗi tv đều có giới hạn số lượng hằng năm để tránh việc bị cháy túi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:36, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Dĩ nhiên là chỉ nhờ cậy khi không còn cách nào khác và thông tin thì quá quý giá cho bài viết, hay thậm chí là nguyên một loạt bài viết. Đối với tôi, có một số đầu sách mang thông tin quý giá cho hơn 100 bài giám mục và các bài lịch sử Công giáo tại Việt Nam cùng một lúc, nghĩa là việc tài trợ không hoang phí nếu được cấp. ✠ Tân-Vương  06:02, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Tiện ích AVIM che nút "Thêm" trên giao diện điện thoại?

 
Giao diện điện thoại của trang thảo luận.

Đây là giao diện trên điện thoại (skin Minerva) của trang thảo luận chung này. Có ai gặp vấn đề về việc tiện ích AVIM che hoàn toàn nút thêm như hình chụp bên cạnh không nhỉ? Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 06:31, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@NgocAnMaster Nút thêm nào bạn? Mình thấy nút thêm đề tải ở dưới mà nhỉ – I So bad 10:22, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi Nút thêm dạng ba dấu chấm ở đầu trang (bên cạnh nút sửa đổi). Trên hình của tôi, thanh tác vụ (bên dưới tab dự án/thảo luận) phải có:
  • Nút liên kết ngôn ngữ (đã có);
  • Nút theo dõi (dành cho thành viên đã đăng nhập) (đã có);
  • Nút lịch sử trang (đã có);
  • Nút sửa đổi phần đầu trang (đã có);
  • Nút thêm mà khi nhấn vào sẽ hiển thị dropdown với các tùy chọn bổ sung (đây là thứ bị AVIM che mất).
Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 10:47, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Giải pháp là tắt AVIM trên giao diện điện thoại. Về lâu dài thì tắt hẳn luôn vì thực tế là cộng đồng đã đồng thuận tuyệt đối từ lâu. Dang (thảo luận) 11:43, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster Bạn đã bật chế độ nâng cao chưa? Phải bật nó lên thì mới hiện ra được – I So bad 11:49, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi Ảnh do Anster đưa ra đã là chế độ nâng cao rồi. – eunn (meta · phab) 11:51, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Ayane Fumihiro Vậy thì đúng là chỉ còn cách tắt AVIM thôi – I So bad 11:53, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster @Plantaest: Đặc biệt:Khác/69688847/71459749Đặc biệt:Khác/68265669/71459751 đưa các nút này vào trong trình đơn "tràn" bên dưới các nút chuẩn. Tôi đồng ý tắt AVIM trên điện thoại vì hầu như mọi hệ điều hành di động đã có bàn phím tiếng Việt dễ sử dụng hơn bộ gõ này, nhưng đáng tiếc rằng MediaWiki không còn cho phép chỉ tắt một tiện ích trên di động. – Nguyễn Xuân Minh 💬 20:59, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Mxn: Anh hãy làm như wikt:Mediawiki:Gadgets-definition#editing: AVIM[ResourceLoader|skins=vector,vector-2022,monobook|default]|AVIM.jsAVIM_portlet[ResourceLoader|skins=vector,vector-2022,monobook|default|dependencies=ext.gadget.AVIM]|AVIM portlet.js|AVIM portlet.css. Khi đó AVIM sẽ chỉ tải trên các giao diện Vector, Vector 2022 và Monobook, không tải trên giao diện Minerva. Tranminh360 (thảo luận) 12:11, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Mình nghĩ không nên phân biệt theo giao diện trong định nghĩa vì tùy chọn giao diện cũng cho phép sử dụng giao diện MinvervaNeue minerva trong phiên bản máy tính để bàn (cũng như giao diện Vượt thời gian, timeless). Thay đổi bên trên đã khắc phục vấn đề ghi đè các nút khác. Nếu vẫn còn muốn loại trừ các hệ điều hành di động thì chắc phải nhận ra user agent trong JavaScript, nhưng điều này rất lộn xộn. – Nguyễn Xuân Minh 💬 19:32, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hoặc có lẽ nên thay đổi kiểu gõ mặc định sang "Tắt" khi sử dụng giao diện MinervaNeue. Nếu giữ kiểu gõ mặc định hiện tại, người ta có thể ngạc nhiên vì không còn thấy các nút AVIM được giấu trong trình đơn. – Nguyễn Xuân Minh 💬 19:43, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Mxn: Vậy anh có cách nào sửa wikt:Mediawiki:Gadget-TabbedLanguages.js để tiện ích này hoạt động được trên giao diện di động không? Vì hiện nay wikt:Mediawiki:Gadgets-definition phải định nghĩa TabbedLanguages[ResourceLoader|skins=vector,vector-2022,monobook,timeless,modern,cologneblue|dependencies=mediawiki.cookie,mediawiki.util,oojs-ui-core,oojs-ui-widgets]|TabbedLanguages.js, trước đây anh gắn cờ default cho TabbedLanguages dẫn đến các mục từ trên Wiktionary không hiển thị được trên giao diện di động. Tranminh360 (thảo luận) 10:12, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Nếu phần nhiều người đã sử dụng giao diện Vectơ mới thì TabbedLanguages thực sự chắc không cần thiết nữa, vì đã có mục lục cố định bên trái ngon lành. Chỉ có chức năng tự động chuyển đến phần ngôn ngữ là nên giữ, nhưng chắc phải viết lại. – Nguyễn Xuân Minh 💬 22:25, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 24-2024

MediaWiki message delivery 20:18, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Xin phép mời mọi người cho ý kiến. Khanh (thảo luận) 22:10, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Văn bản cuối cùng của Hiến chương Phong trào Wikimedia hiện đã có trên Meta

Bạn có thể tìm thấy thông báo này được dịch sang các ngôn ngữ khác trên Meta-wiki. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Xin chào mọi người,

Văn bản cuối cùng của Hiến chương Phong trào Wikimedia hiện có trên Meta với hơn 20 ngôn ngữ để bạn đọc.

Hiến chương Phong trào Wikimedia là gì?

Hiến chương Phong trào Wikimedia là một tài liệu được đề xuất nhằm xác định vai trò và trách nhiệm của tất cả các thành viên và tổ chức của phong trào Wikimedia, bao gồm cả việc thành lập một cơ quan mới – Hội đồng Toàn cầu – để quản trị phong trào.

Tham gia Hiến chương Phong trào Wikimedia "Bữa tiệc Ra mắt"

Tham gia “Bữa tiệc Ra mắt” vào ngày 20 tháng 6 năm 2024 lúc 14.00-15.00 UTC (giờ địa phương của bạn). Trong cuộc gọi này, chúng tôi sẽ kỷ niệm việc phát hành Điều lệ cuối cùng và trình bày nội dung của Điều lệ. Hãy tham gia và tìm hiểu về Điều lệ trước khi bỏ phiếu.

Biểu quyết thông qua Điều lệ Phong trào

Việc bỏ phiếu sẽ bắt đầu trên SecurePoll vào 25 tháng 6 năm 2024 lúc 00:01 UTC và sẽ kết thúc vào 9 tháng 7 năm 2024 lúc 23:59 UTC. Bạn có thể đọc thêm về quy trình bỏ phiếu, tiêu chí đủ điều kiện và các chi tiết khác trên Meta.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng để lại nhận xét trên Trang thảo luận Meta hoặc gửi email cho MCDC theo địa chỉ mcdc@wikimedia.org.

Thay mặt MCDC,

RamzyM (WMF) 08:45, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Vấn đề đổi tên các báo/tạp chí của Khangdora

Nhờ các BQV và các điều phối viên giải quyết. Tham khảo tranh luận ban đầu tại đây: Thảo luận:Cộng Sản (tạp chí)

- Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 07:18, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Liên quan tới dark mode

@NgocAnMaster, @Hide on Rosé @Plantaest @NguoiDungKhongDinhDanh ... (Còn ai quan tâm và có kiến thức ở lĩnh vực này xin tag hộ):

Chào mọi người, nhóm Web có đôi điều muốn nhắn gửi.

Chế độ tối sắp sửa có thể được đưa ra sử dụng tại nhiều wiki, nhưng wiki chúng ta thì chưa. Để có thể chính thức sử dụng chế độ tối trên wiki tiếng Việt thì nhóm cần các biên tập viên giúp sửa các bản mẫu nhiều hơn và nhóm muốn trao đổi với cộng đồng chúng ta về cách tốt nhất để làm việc này.

Theo như tại đây thì wiki chúng ta bị lỗi rất nhiều, chủ yếu lỗi liên quan tới việc khi sang chế độ tối thì màu không đảo ngược lại, mà ví dụ như vẫn bị chữ đen trên nền trắng. Mọi người có thể xem chi tiết các lỗi liên quan tại đây.

Nếu có thể thì mọi người hãy đọc thông tin tại đây để tiến hành sửa lỗi bản mẫu. Các wiki lớn như tiếng Anh, tiếng Ả Rập đã xử lý rất nhiều lỗi bản mẫu không tích hợp này rồi nên chúng ta có thể tham khảo bên đó và copy paste về.

Ngoài ra, nhóm cũng muốn triển khai chế độ tối cho tất cả thành viên đã đăng nhập để nâng cao sự chú ý của mọi người về những lỗi bản mẫu đang có. Mọi người nghĩ sao? Tiểu Phương 話そう! 10:52, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@Bluetpp E là mình không đồng tình vụ bật mặc định. Tv đọc wiki không nên là chuột bạch để thử nghiệm. – I So bad 11:45, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Sửa mấy cái này khá mất thời gian. Cho một cái hạn thử, để sắp xếp. Dang (thảo luận) 12:26, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@Nguyentrongphu: Bạn không thể nói thế được, bản mẫu gần như là thuộc sở hữu của riêng cộng đồng mình, nếu họ tự tiện tới sửa rồi có vấn đề gì bạn lại bảo họ lạm quyền? @@

Bản mẫu là thuộc quyền sở hữu của public. Có nghĩa là bất cứ ai trên thế giới cũng có quyền sửa. Họ sửa tốt thì ok, còn sửa bậy khiến cho lỗi cộng thêm lỗi thì dĩ nhiên sẽ bị cộng đồng Vi chỉ trích. Đó là chuyện bình thường. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:41, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@Đơn giản là tôi: Về vấn đề bật mặc định, có thể mọi người hiểu nhầm rồi. Bật mặc định ý tôi là sẽ hiển thị cái option đó lên cho mọi người dùng đã đăng nhập sao cho ai cũng thấy là có nó, còn lại mọi người muốn dùng nó thì sẽ phải "chủ động" bật cái option đó lên. Nguyên văn câu trả lời của nhóm: "Perhaps we can clarify that the deployment we are proposing would be for an "opt-in" mode for dark mode. That means that it will be available to all logged-in users, but a user has to explicitly choose to turn it on."

@Plantaest Tôi tin là bạn không có suy nghĩ về chuyện chuột bạch thí nghiệm đâu đúng không? Nếu được phiền bạn cứ tiến hành fix, được tới đâu hay tới đó. Tôi tin dark mode là nhu cầu của nhiều người chứ không riêng gì mỗi viwiki, xu hướng chung là phát triển nó nên chúng ta không thể nói là không muốn làm mà bắt wikimedia foundation phải đụng vào bản mẫu của chúng ta được. Có nhiều wiki tồn tại, họ đều sửa được nên tôi tin chúng ta cũng làm được. Tiểu Phương 話そう! 12:46, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@Bluetpp Nếu chỉ bật option thôi thì ok, cảm ơn bạn đã giải thích – I So bad 12:50, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Những vấn đề kỹ thuật cần nguồn lực lớn để giải quyết. Tôi mặc dù có quan tâm đến vấn đề này, nhưng sẽ sắp xếp ưu tiên sau do đang bận các dự án khác. Dark mode thì nhu cầu chủ yếu là người đọc, nếu làm tốt thì cũng có thể thu hút thêm độc giả. Đồng ý là một số dự án của WMF cũng tào lao, nhưng đa phần các dự án kỹ thuật là ổn, ví dụ như ORES. Dang (thảo luận) 15:47, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
WMF chuyên gia bơm tiền tỷ vô tạo mấy cái tào lao mà hầu như có 0 người sử dụng. Ví dụ điển hình là soạn thảo trực quan và nhiều cái tào lao khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:53, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nguồn trust me bro? Dự án nào thì không rõ, nhưng VisualEditor là công cụ ổn, không thấy có vấn đề gì với nó. Dang (thảo luận) 18:04, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nếu mà nói là tào lao thì trước mắt tôi thấy cái này: m:Grants:Project/WikiProject X/CollaborationKit MVP, dù nó là grant, không phải chính thức của các team của WMF. Bỏ 10.000 USD nhưng giờ công cụ không hoạt động (defunct). Dang (thảo luận) 18:14, ngày 18 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Phú ơi, đây là về vấn đề kĩ thuật, nói chung nếu cậu không có ý tưởng gì về mặt kĩ thuật thì cũng xin đừng vùi dập công sức của mọi người như vậy. Cậu có thể thấy dự án dark mode là "tào lao" nhưng tôi tin là rất nhiều người trên mọi wikimedia project nói chung và viwiki nói riêng mong muốn nó được phát triển. Cậu nói soạn thảo trực quan 0 có người sử dụng và tào lao? Cậu có thấy nói vậy là hoàn toàn sai sự thật và quá đáng không, trong khi nó trợ giúp rất nhiều cho thành viên mới không am hiểu mã nguồn của wiki? Đâu phải ai vào wiki cũng có thể dùng được mã nguồn mở luôn? Tất nhiên trong quá trình phát triển sẽ có những dự án không mang lại lợi ích chung nhiều như những dự án khác, nhưng tuyên bố các dự án của WMF là "tào lao" như cậu nói ở trên thì thật cẩu thả. Ít nhất, tiền đóng góp cũng không phải của cậu. Mong cậu sau này đối với các dự án của Wikimedia có thể đóng góp thì phát biểu đóng góp, phản đối thì sử dụng từ ngữ lịch sự, tránh bình luận theo hướng tiêu cực vùi dập không mang lại lợi ích gì cho cuộc thảo luận như vậy. Cảm ơn cậu. – Tiểu Phương 話そう! 02:21, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Bluetpp Thứ nhất, tiền cũng không phải do WMF làm ra. 100% tiền đến từ donation của người khác trên thế giới. Thứ hai, tôi có quyền chỉ trích. Thứ ba, vụ VisualEditor thì tôi nhầm thật nên xin rút lại. Tôi biết có rất nhiều dự án tào lao mà WMF chi tiền ra xong cuối cùng chả ai xài. Bê bối của Wikipedia cũng khá nhiều. Nhiêu đó vẫn là ít vì còn nhiều vụ bị yểm đi mất tăm. Tôi xin bảo lưu quan điểm dark mode là sự bày vẽ tào lao. Đó là quan điểm của cá nhân tôi. Ai có quan điểm khác thì tùy họ. Không thể ép mọi người có chung 1 quan điểm được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:05, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Đưa ra quan điểm không có lỗi (như tôi đã nói ở trên, "Mong cậu sau này đối với các dự án của Wikimedia có thể đóng góp thì phát biểu đóng góp, phản đối thì sử dụng từ ngữ lịch sự"), mà quan trọng là ở cách đưa ra quan điểm. Dù gì thì dark mode cũng là công sức của nhiều người (trong đó có tôi) và mong muốn của nhiều người (như là Dang), bạn phản đối nó thì hãy dùng từ ngữ lịch sự thay vì nói những lời nặng nề như trên. Bạn thấy người khác phản đối có ai nói gì đâu @@ Nói chung Phú bị một cái là nói rất nặng lời nhớ... – Tiểu Phương 話そう! 01:43, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi từng đụng chạm với WMF khá nhiều lần trong quá khứ. Nói chung là không có thiện cảm với họ. Từ "tào lao" theo tôi là chưa nặng lời lắm. Gặp ĐSQ Ba Lan tôi còn chỉ trích ác hơn. Nên nhớ WMF làm có tiền lương (khá cao), còn tôi làm không công. Họ có trách nhiệm phải làm tốt công việc. Bày vẽ hoặc làm tệ thì ăn chửi là bình thường. Nội vụ họ từ chối khóa Content Translation là tôi thấy bực rồi. Sau này phải nhờ Plantaest khóa dùm (khóa không cho tv mới truy cập vào được). Hồi xưa, tv mới vẫn có thể truy cập xong copy + paste để lách luật 90/10. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:30, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
+1 Tôi cũng nghĩ việc cho rằng "VisualEditor là tào lao" là sai sự thật. Nếu xem ở Đặc biệt:Thẻ thì thẻ visualeditor (đại diện cho các sửa đổi bằng VisualEditor) đã lên tới con số "1.710.285 thay đổi", nằm trong top 5 thẻ nhiều sửa đổi nhất. Nói có sách, mách có chứng. Các dự án kỹ thuật nhiều khi nó nằm ở hạ tầng, mà không xuất hiện ở bề nổi (giao diện người dùng), cũng đều đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của cộng đồng. Mối quan hệ nhìn chung vẫn là win-win, họ không quá áp đặt thì cộng đồng cũng không nên chỉ trích quá đáng. Chỉ có WMF mới có đủ nguồn lực để duy trì tổng thể hạ tầng kỹ thuật cho các trang wiki này. Việc xuất hiện các dự án phần nhiều cũng từ các wishlist của các cộng đồng, nhưng không phải "wish" nào cũng hay, và khi triển khai thì chưa chắc đã đúng ý tưởng ban đầu của các cộng đồng. Đây là cũng điều bình thường ở ngoài đời, khi dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của client. Do đó, việc tương tác, giao lưu là cần thiết để điều hướng đến một mục tiêu cân bằng; đóng cửa kín mít thì ở đây sẽ đúng nghĩa là một cult community. Dang (thảo luận) 02:48, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
"WMF chuyên gia bơm tiền tỷ vô tạo mấy cái tào lao mà hầu như có 0 người sử dụng. Ví dụ điển hình là soạn thảo trực quan và nhiều cái tào lao khác."? Như Plantaest vừa dẫn chứng ở trên thì có gần 2 triệu sửa đổi được gán thẻ "Soạn thảo trực quan" lận. Nó là vị cứu tinh cho các thành viên mới vào không biết rõ về soạn thảo mã nguồn vì đối với mấy cú pháp cầu kì khi chỉnh sửa thì sẽ dễ gây sai sót khá lớn, chứng tỏ soạn thảo trực quan không "phế" như bạn nghĩ. – The Weird Kid talk contributons 03:23, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Chắc Nguyentrongphu không dùng công cụ Soạn thảo trực quan nên mới không biết. Rất nhiều công cụ do WMF tạo ra thực sự phải nói là một cuộc "cách mạng" thì đúng hơn, để ngay cả những thành viên mới không biết mã nguồn wiki thì vẫn có thể sửa đổi được một cách dễ dàng. Ví dụ như VisualEditor, công cụ Trả lời, công cụ Nhiệm vụ người mới. +1 Bluetpp và Plantaest. Công cụ Chế độ tối tôi cũng ủng hộ như vậy. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 04:42, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  Ý kiến Thôi, bỏ qua mấy vấn đề gây tranh cãi của Nguyentrongphu đi. Tra trên đây thì lỗi accessibility nhiều nhất có liên quan đến inline style (dịch tạm ra là style nội dòng). Tình cờ sau khi scan trang thì thấy rằng các bài liên quan đến Giải vô địch bóng đá châu ÂuGiải vô địch bóng đá thế giới đang gặp lỗi nhiều nhất. Phần lớn lỗi chủ yếu đến từ CSS và thường chỉ có BQV có thể thực hiện được; nên nếu có thể thì @Bluetpp có thể nhờ @Plantaest/Mxn sắp xếp thời gian để cải thiện accessibility (khả năng truy cập) của chế độ tối. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 04:32, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Mà này, nếu có cái nào mà tôi có thể sửa được thì bạn có thể chỉ cho tôi trên trang thảo luận thành viên của tôi, tôi sẽ kiểm tra nếu có thời gian ~. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 04:33, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster Thực... thực sự là, mình chỉ giúp truyền tin từ nhóm web tới cho mọi người chứ bản thân các thao tác cao siêu của bản mẫu cũng như cái gọi là css mình lại không nắm được @@ Hỏi mình làm cách nào để sửa mấy cái lỗi đó mình cũng không biết luôn huhu. Nhờ bạn thảo luận với hội những kĩ thuật viên bản mẫu và bqv giao diện được không? *khóc* – Tiểu Phương 話そう! 04:41, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Yên tâm, nếu bạn không rành về kỹ thuật thì tôi sẽ giúp bạn, nên bạn không cần phải buồn ^_^. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 04:44, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster OK! Vậy nhờ bạn tag những người liên quan và giúp tôi thúc đẩy quá trình fix lỗi liên quan tới dark mode, trong quá trình đó nếu cần report lại điều gì với nhóm thì hãy cứ ping tôi nhé! Nếu cần phương thức liên lạc với engineer của nhóm thì có lẽ tôi cũng có thể lấy được~ Cảm ơn bạn rất nhiều. Bên nhóm có nói là code là sở hữu của từng wiki nên họ không thể giúp trong việc fix, tuy nhiên các cộng đồng lớn như enwiki đều đã fix gần như xong xuôi hết, ta có thể copy paste từ bên họ về. Nếu bạn cảm thấy các bqv giao diện quá bận mà bạn có thể đứng ra fix thì không biết có thể xin cấp quyền bqv giao diện (một cách thời vụ) cho bạn không nhỉ? – Tiểu Phương 話そう! 07:36, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Hmmm, khó đấy. Tôi chưa phải là BQV + chưa bật 2FA nên không tự làm được. Tôi có tag Plantaest và Mxn ở trên, nhưng nếu không vội thì có thể giải quyết sau cũng được. Các BQVGD bây giờ cũng khá bận với các dự án khác, nên cần có thời gian để giải quyết vấn đề này. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:26, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Các kiểu nội dòng được ghi trực tiếp vào mã nguổn của bải viết, mọi người đều có thể khắc phục lỗi, miễn là bài không bị khóa hẳn. Ngoài ra, nhiều kiểu ngày xưa cần CSS toàn bộ trong MediaWiki:Common.css hiện nay chỉ việc tạo ra một bảng kiểu trong trang con của bản mẫu, không cần BQVGD thực hiẹn nữa. – Nguyễn Xuân Minh 💬 14:44, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster – I So bad 00:31, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]


@Plantaest Không biết thời gian vừa qua bạn có để ý tới việc fix template này không...? Tiểu Phương 話そう! 02:30, ngày 3 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@Bluetpp: Trong tháng này sẽ làm nhé, vừa qua hơi bận, tầm cuối tuần này tôi sẽ bắt đầu xem xét. Dang (thảo luận) 09:12, ngày 3 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 25-2024

MediaWiki message delivery 23:47, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Hộp điều hướng

Tôi thấy bản mẫu hộp điều hướng không còn hiển thị hình ảnh nữa, đây là lỗi hay tính năng vậy – (Bỏing bỏing) 04:28, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@Inteyvat Bạn có bản mẫu nào dùng đến nó mà không hiển thị hình ảnh không. Chứ báo lỗi này hơi mơ hồ. Pminh141 [ Thảo luận ] 04:35, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tất cả, ví dụ Bản mẫu:Đơn vị hành chính cấp tỉnh Việt Nam – (Bỏing bỏing) 04:36, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Pminh141 Bản mẫu này thì phải. eunn (meta · phab) 04:36, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Inteyvat, Ayane Fumihiro mình ghi nhận bản mẫu/mô đun này đang có vấn đề. Pminh141 [ Thảo luận ] 04:41, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Cái này ở giao diện vector 2010 vẫn bình thường thì phải. Tĩnh Tâm Tự Tại 04:57, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hmmm, có mỗi giao diện vector 2010 và vượt thời gian hiển thị được hình ảnh..... Pminh141 [ Thảo luận ] 05:03, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Inteyvat, @Ayane Fumihiro, @Pminh141, @Tuyenduong97: Lúc đầu thì tôi thấy hình bình thường, nhưng sau mới nhớ là mình đang bật chức năng Parsoid. Hiện tại MediaWiki có 2 phần mềm kết xuất văn bản để hiển thị là Core (đang dùng mặc định) và Parsoid (đang phát triển, và sắp thay thế Core). Các bạn muốn hiển thị hình thì có thể vào Tùy chọn > Sửa đổi > (Kéo xuống dưới cùng) Công cụ dành cho lập trình viên > Use the new Parsoid wikitext parser > Chọn Always (Opt-in). Về lý do tại sao bộ kết xuất Core có lỗi hiển thị thì tôi chưa rõ, tôi nghĩ các bạn nên nhắn BQV Bluetpp để thông báo lại cho team dev bên WMF. Dang (thảo luận) 05:05, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hiện tại đang trong thời gian di cư (migrate) giữa 2 phần mềm kết xuất nên lỗi bất thường có thể xảy ra. Dang (thảo luận) 05:06, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Ping ping. Dang (thảo luận) 05:07, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Plantaest vậy cậu xác định lỗi là đến từ vector 2022 hay parsoid? Hai cái này là hai nhóm khác nhau duy trì. Và cảm phiền tóm tắt lại lỗi dc k để tôi bê đi hỏi, kì thật ở trên c dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành quá @@ – Tiểu Phương 話そう! 05:16, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Không sao. Rất may mắn là vấn đề này tình cờ liên quan đến một thread mà tôi đang subscribe trên Phabricator, tôi đã nhắn họ: https://phabricator.wikimedia.org/T113101#9905852. Dang (thảo luận) 05:19, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Inteyvat, @Ayane Fumihiro, @Pminh141, @Tuyenduong97, @Bluetpp: Sau khi trao đổi thì lỗi này đã được sửa ngày hôm qua, có lẽ tình trạng này vẫn còn xuất hiện là do bộ đệm (cache) của trình duyệt. Nếu thử bấm liên kết https://vi.wikipedia.org/wiki/Bản_mẫu:Đơn_vị_hành_chính_cấp_tỉnh_Việt_Nam?debug=true thì tình trạng lỗi đã không còn. Dang (thảo luận) 10:45, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Bạn cho mình hỏi tí, bên web có đang test tính năng gì hôm này không, nay mình thấy ấn vào bất cứ wikilink nào trên wiki nó sẽ xuất hiện ra một cái khung giống như mình ấn nút Tab ấy, có cách nào để tắt nó đi không? Pminh141 [ Thảo luận ] 19:07, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Pminh141 À mình thấy cái khung ấy rồi, để mình đi hỏi nhé. – Tiểu Phương 話そう! 01:32, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Pminh141, @Bluetpp: Cái này thì không cần hỏi lắm. Cái khung đó nó thuộc về khái niệm a11y (accessibility) (xem en:Web accessibility). Mục đích là để giúp tăng khả năng tương tác, ở đây là để user biết vừa nhấn vào thứ gì. Xu hướng các web giờ đang áp dụng kiểu này, nó hơi không thân thuộc do trước giờ chưa trải nghiệm, nhưng dùng dần sẽ thấy có ích. Nó thuộc tiêu chí "2.4.11 Focus Appearance (Level AA)" của bộ hướng dẫn WCAG: https://wcag.com/designers/2-4-11-focus-appearance/: "The most common way of meeting this criterion is to provide a solid rectangle around the focused element." Gõ ChatGPT "WCAG" là rõ nha. Dang (thảo luận) 02:22, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ví dụ vào trang https://fonts.google.com/ chẳng hạn, họ áp dụng khá triệt để. Bất cứ thành phần tương tác nào như nút bấm đều có một khung sau khi bấm xong. Dang (thảo luận) 02:25, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Plantaest Một số bản mẫu khác vẫn gặp tình trạng mất ảnh, vd {{BVMSBVT}}, {{BVBGSCL}}, {{Ứng cử viên bài viết tốt mất sao}}, – I So bad 00:49, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi:  Y Đã tạm sửa, không rõ vì sao chỉ cần bỏ none là hết bị, chưa có thời gian tìm hiểu kỹ hơn. Nếu còn bắt gặp lỗi thì nhắn ở trang cá nhân nhé. Dang (thảo luận) 04:41, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Vấn đề đã được giải quyết. Bản mẫu:Navbox đã hơn 10 năm không sửa đổi (bị khóa mức sysop), mô đun:Navbox đã gần 3 năm không sửa đổi (bị khóa mức template editor). eunn (meta · phab) 16:23, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

PR trá hình

Ko biết thành viên nào nữa, PR trá hình tại trang Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 4 bằng chữ ký thành viên 1 website (gophatdat.com) hình như là 1 thương hiệu (xem: https://www.google.com/search?q=gophatdat&sourceid=chrome&ie=UTF-8) - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 16:02, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

từ năm 2006 mới ghê. dùng web làm chữ ký - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 16:04, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Bạn tự xóa được mà? Nêu ra đây làm gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:20, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Cái này là lưu ý chung cho công tác bảo trì mà. để mọi người cùng để ý. (với lại tôi thích viết bài chứ đâu có thích bảo trì đâu nên sẽ ko chú ý nữa) - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 23:21, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
à. tên này spam 20 trang luôn - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 23:23, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

ThiênĐế98, Nguyentrongphu nhờ các bạn giải quyết. Thành viên spam web PR tới 20 trang. là đây. các bạn kiểm tra cẩn thận thêm nhé. chào - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 23:27, ngày 19 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@TUIBAJAVE, @Nguyentrongphu: Nó không có đầu "http://" hay "https://" thì các bot như Google sẽ không thể hiểu nó là một liên kết, vì vậy cũng không cần xử lý gì thêm. Việc xóa tên có thể gây thảo luận không rõ đầu đuôi, có thể thay bằng chuỗi "gophatdat" cũng được, không ảnh hưởng gì mấy. Dang (thảo luận) 01:38, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Theo link của TUIBAJAVE thì thành viên "spam" gophatdat là BQV Thái Nhi. Chắc lúc đó anh ta muốn quảng bá cho công ty của mình. Xem thêm bài báo năm 2008: Cầu nối điện tử cho doanh nghiệp. Nhưng việc này cũng rất lâu rồi. Lúc đầu đọc tên miền tưởng là công ty gỗ, sau thì mới thấy nó một sàn thương mại đã đóng cửa từ lâu. Trên CafeF ghi là: Thế nhưng, thật bất ngờ, khi gặp lại một trong những người sáng lập website này thì nhận được câu trả lời: “Đã giải thể rồi. Bốn năm tiêu tốn hơn 20 tỷ đồng nhưng vẫn phải đành cho chết! Nguyên nhân thì có nhiều cách giải thích, nhưng tựu trung là không có khách hàng và không thể thu phí thành viên, nếu tiếp tục thì chỉ có lỗ mà thôi...” Dang (thảo luận) 01:46, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thương trường là chiến trường. Chắc do ăn chia không đều hehe. Hôm rồi vừa nghe báo cáo về sàn b2b nè thế đã sụp rồi à. 1.53.56.195 (thảo luận) 02:00, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
20 tỷ thời đó tới giờ, tính luôn lạm phát thì chỉ quanh quẩn 1 triệu đô. Trong khi sàn thương mại chiếm 1% thị phần hiện tại là Tiki đã được đầu tư chắc tầm 1 tỷ đô. Nguồn vốn quá bé nên giải thể là điều hiển nhiên. Dang (thảo luận) 02:17, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
 Y Đã sửa tất cả chuỗi "gophatdat" thành "Thái Nhi". Dang (thảo luận) 02:06, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
 
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2405:4803:FEBB:E0C0:791A:72E5:38DB:2D47 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:14, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
"cái tính nhỏ mọn, hay đào bới quá khứ" là do tôi học được từ bạn đó chứ. sao? bạn hổng được vui hả - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 02:54, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@TUIBAJAVE Văn phong IP dài này khá giống với Trân. – eunn (meta · phab) 03:06, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
chắc vậy - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 04:12, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
 
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 1.53.56.195 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:14, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Theo tôi thấy bạn là IP proxy, vì vậy sẽ được xử lý. @Nguyentrongphu. Dang (thảo luận) 02:18, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Dang sao bạn không báo lên m:SRG. – eunn (meta · phab) 02:57, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Ayane Fumihiro: Bạn có thể hỗ trợ, tôi đang trong công việc nên chỉ tiện tay giúp một chút. Dang (thảo luận) 02:58, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Chức năng check thông tin IP (xem có phải là open proxy hay không) không còn được cấp cho Eliminator – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 14:19, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Hmmm, mình vẫn có tool check mà. Pminh141 [ Thảo luận ] 15:21, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Pminh141 Tool check IP của Wikimedia bạn vẫn có thể truy cập được nhưng chỉ với quyền truy cập hạn chế (limited access). Muốn truy cập được đầy đủ bạn phải thuộc một trong các nhóm bảo quản viên, hành chính viên, kiểm định viên, giám sát viên, hoặc tiếp viên (xem quy định). Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 02:51, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster: Tôi hay dùng dịch vụ ngoài là ipqualityscore hơn, không biết so với cái của Wikimedia thì có gì hơn kém? Dang (thảo luận) 04:24, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Plantaest Thực ra bạn dùng cái nào cũng được. Cái của Wikimedia thì bạn có thể xem thông tin IP ngay trên trang đóng góp của IP đó; gồm ISP, ASN, behaviour, risks, connection types, tunnel operator, proxies, v.v. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:53, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Có vẻ đây là IP thật. – eunn (meta · phab) 03:05, ngày 20 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

PR trá hình cho các HLV không có tên tuổi và hiện nay rất nhiều bài không có nguồn

Như tôi tìm hiểu thì bài Trần Văn Đức, Nguyễn Văn Chiến (huấn luyện viên) không thấy có báo to viết. Không thấy từng làm HLV trong các đội từng làm trên hộp mẫu, xem thẳng qua các bài Wikipedia của các đội. Thêm web chính thức bên dưới để PR cho web, và xem qua một lượt hiện nay rất nhiều HLV bài đều không có nguồn. Nhờ mọi người cùng thảo luận đưa ra ý kiến và hướng xử lý. Khanh (thảo luận) 16:45, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Những bài có nguồn thì mời bạn đem ra BQXB để xóa, còn những bài không nguồn thì có thể xóa nhanh theo diện BV4. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:48, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Một số bài nguồn chết như Nhan Thiện Nhân này thì giải quyết sao anh. Khanh (thảo luận) 01:27, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Mà nguồn lưu trữ không nói đến tý nào HLV Khanh (thảo luận) 01:29, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu được thành viên bổ sung nguồn rồi nha anh Khanh (thảo luận) 01:51, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tra trên Google thì có lẽ ông Nhan Thiện Nhân đã từng thi đấu và làm huấn luyện viên, mình mới bổ sung nguồn vào bài. Không chắc nhân vật này đủ nổi bật nhưng bài này chưa thấy dấu hiệu mập mờ như 2 bài Trần Văn Đức, Nguyễn Văn Chiến ở trên. Sugar2024 (thảo luận) 02:23, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Những bài không có nguồn và nguồn hỏng Đinh Cao Nghĩa, Đoàn Minh Xương, Đoàn Phùng, Huỳnh Văn Ảnh, Hứa Hiền Vinh, Lại Hồng Vân, Lê Hồng Minh (cầu thủ bóng đá), Lư Đình Tuấn, Ngô Quang Sang, Ngô Quang Trường, Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Mạnh Cường (cầu thủ bóng đá, sinh năm 1965), Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Nguyễn Quốc Trung (cầu thủ bóng đá, sinh năm 1979), Nguyễn Sỹ Hiển, Nguyễn Thanh Sơn (huấn luyện viên bóng đá), Nguyễn Văn Thịnh (huấn luyện viên bóng đá), Trang Văn Thành, Trần Bình Sự, Trần Tấn Thông, Văn Sỹ Hùng, Võ Hoàng Bửu, Vũ Trường Giang, Vũ Văn Tư. Khanh (thảo luận) 17:16, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Không nhầm thì chỉ cần cầu thủ có tham gia giải chuyên nghiệp là có bài, nhớ sơ sơ vậy. Dang (thảo luận) 18:11, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
nhiều ca sĩ diễn viên được biết rộng rãi thì ko có bài, cầu thủ VN cùi bắp mà có bài, ăn theo cầu thủ của enwiki toàn cầu thủ cao cấp. thật là bất cập - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 18:42, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Thành viên:TUIBAJAVE Bên En họ sửa lại quy định từ 1-2 năm trước rồi. Vận động viên quốc gia không còn mặc định là đủ nổi bật nữa. Vận động viên quốc gia bây giờ phải có nhiều nguồn mạnh thì mới đủ nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:52, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu thì ra là vậy - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 06:20, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Plantaest Điều này có lẽ nên được xem xét lại. Đến thiếu tướng h còn không mặc định đủ độ nổi bật thì mấy cầu thủ làng nhàng càng không – I So bad 00:29, ngày 22 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Cuộc thi viết bài Ukraina

Chào các bạn, theo như thông báo tại đây thì ngày mai 24/6 cuộc thi sẽ chính thức bắt đầu. Tôi đã tạo nhanh trang Wikipedia:Cuộc thi UkrainaBản mẫu:Cuộc thi Ukraina lần thứ I. Mong mọi người khi tuần tra bài mới thì gán bản mẫu này vào trang thảo luận của các bài tạo trong khuôn khổ cuộc thi. – Tiểu Phương 話そう! 11:27, ngày 23 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 26-2024

MediaWiki message delivery 22:31, ngày 24 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Việc bỏ phiếu phê chuẩn Hiến chương Phong trào Wikimedia hiện đã mở - hãy bỏ phiếu của bạn

Bạn có thể tìm thấy thông báo này được dịch sang các ngôn ngữ khác trên Meta-wiki. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Xin chào mọi người,

Cuộc bỏ phiếu phê chuẩn Hiến chương Phong trào Wikimedia hiện đã mở. Hiến chương Phong trào Wikimedia là một tài liệu nhằm xác định vai trò và trách nhiệm của tất cả các thành viên và tổ chức của phong trào Wikimedia, bao gồm cả việc thành lập một cơ quan mới – Hội đồng Toàn cầu – để quản lý phong trào.

Phiên bản cuối cùng của Hiến chương Phong trào Wikimedia có sẵn trên Meta ở các ngôn ngữ khác nhau và được đính kèm ở đây ở định dạng PDF để bạn đọc.

Cuộc bỏ phiếu bắt đầu trên SecurePoll vào 25 tháng 6 năm 2024' lúc 00:01 UTC và sẽ kết thúc vào 9 tháng 7 năm 2024 lúc 23:59 UTC '. Vui lòng đọc thêm về thông tin cử tri và chi tiết về điều kiện bỏ phiếu.

Sau khi đọc Điều lệ, vui lòng bỏ phiếu tại đây và chia sẻ thêm thông tin này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cuộc bỏ phiếu phê chuẩn, vui lòng liên hệ với Ủy ban Bầu cử Điều lệ tại cec@wikimedia.org.

Thay mặt CEC,

RamzyM (WMF) 10:52, ngày 25 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Bài viết này hiện đang bị một lỗi gọi là các bản mẫu nhúng vào bài này có kích thước vượt quá giới hạn cho phép. Phiền một thành viên nào đó sửa giúp. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 11:05, ngày 26 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

@NgocAnMaster Bài sử dụng quá nhiều bản mẫu, muốn sửa thì phải dẹp bớt bản mẫu đi Nhac Ny Talk to me ♥ 03:59, ngày 27 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster Vấn đề đã được giải quyết bằng cách chia nhỏ bài viết – I So bad 13:00, ngày 29 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Được rồi, cảm ơn các bạn nhé! Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 13:11, ngày 29 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người tham gia – I So bad 03:24, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phần mềm kiểm tra liên kết

 

Xin chào mọi người,

Tôi có làm một phần mềm kiểm tra liên kết ở đây: https://feverfew.toolforge.org/, nên xem hướng dẫn sử dụng trước tại đây: Thành viên:Plantaest/Feverfew.

Ý tưởng này bắt đầu đã khá lâu, từ một thảo luận hồi trước (2021) với ThiênĐế98Nguyenhai314, để thay thế cho công cụ Checklinks của Dispenser vốn có tình trạng bất thường vào lúc đó.

Hiện tại thì IABot đã làm tốt công việc archive, nhưng nếu phần mềm này có thể đáp ứng tốt hơn khía cạnh "check link" thì mọi người cứ thoải mái sử dụng. Nó có thể hỗ trợ một phần khâu duyệt các liên kết (kèm chú thích), chắc là sẽ giúp ích ở một số nhu cầu, như việc kiểm tra các bài viết đang ứng cử.

Hiện tại thì nó cũng không hẳn là tốt hay chính xác lắm, nhưng chắc cũng đủ dùng.

Nếu có lỗi trong quá trình dùng thì nhắn nhé, có thể nhắn tại đây hoặc tại trang thảo luận dự án. Cảm ơn.

@SecretSquirrel1432, Khangdora2809, Hongkytran, Ctdbsclvn, Nguyentrongphu, CalCoWSpiBudSu, Đơn giản là tôi, Biheo2812, và Nguyenmy2302: Xin tag (random) một số bạn đang có quan tâm việc ứng cử các bài viết gần đây. Dang (thảo luận) 19:44, ngày 28 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]